Kiểm toán các khoản nợ phải thu

  • Thread starter Lê Quang Huy
  • Ngày gửi
L

Lê Quang Huy

Sơ cấp
17/9/04
6
0
1
HCMC
Mình có một nghiệp vụ cần các bạn hướng dẫn giúp.
Bạn đang kiểm toán BCTC cho công ty XYZ có niên độ kết thúc vào ngày 31/12/xxxx. bạn quyết định thực hiện một số thủ tục kiểm toán trước ngày lập bảng cân đối kế toán, trong đó có gửi thư xác nhận các khoản nợ phải thu vào ngày 30/11/xxxx.
Vào ngày 30/11/xxxx công ty có 200 khoản nợ phải thu với tổng số dư là 986.530.000 đ và bạn đã chọn 75 khoản với tổng số dư là 721.250.000 đ để xin xác nhận. Trong thư xác nhận về nợ phải thu có 2 thư có thêm đoạn giải thích nhu sau:
1/ Số dư 31.600.000 đ đã được thanh toán vào ngày 12/12/xxxx
2/ Chúng tôi đã xét lại giá của lô hàng 48.500.000 đ và nhận thấy là quá cao so với giá thị trường cùng thời điểm.

Yêu cầu: Trong mỗi trường hợp trên, theo bạn cần thẩm tra các vấn đề nào? Cách giải quyết và lý do?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
1/ Có chênh lệch với sổ sách của mình không? hay đó chỉ là 1 ghi chú thêm vào của con nợ? Nếu có chênh lệch thì KTV phải làm việc với kế toán công nợ và xem chứng từ thanh toán tại thời điểm đó, rà lại quá trình thanh toán xem nguyên nhân ở đâu? Ai là người nhầm lẫn?

2/ Kiểm tra hợp đồng mua bán xem điều khoản giảm giá và thanh toán được ghi thế nào? Hợp đồng là cơ sở giải quyết tranh chấp thương mại.

Chính sách của công ty thế nào trong việc xử lý vấn đề này? có chấp nhận giảm giá, ghi giảm DThu này hay không?

Đại loại theo tớ hướng công việc là như vậy để thu thập bằng chứng. Đôi khi, kể cả trong t/h khách hàng xác nhận nợ như mình ghi nhận vẫn phải kiểm tra chứng từ để xác định tính trung thực.
 
L

Lê Quang Huy

Sơ cấp
17/9/04
6
0
1
HCMC
Xin cám ơn sự hướng dẫn của Iso. Chúc vui.
 
H

hong hot

Cao cấp
Trong cả hai trường hợp, chưa thấy có động tác đối chiếu với số xác nhận và số dư cuối năm. Bạn gửi thư xác nhận vào ngày 30/11/xxxx trong khi kỳ kế toán là 31/12 như vậy, cơ sở để bạn chấp nhận gủi thư khác ngày kết thúc năm tài chính có đảm bảo không? theo tôi bạn phải chỉ ra:

- Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty về quản lý các khoản phải thu là tốt hay nói cách khác là rủi ro kiểm soát trong trường hợp này là thấp. Có được kết luận này chắc là bạn phải thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát.

- Có thể chỉ tiêu số lượng của các mẫu chọn là đảm bảo theo xét đoán và mong đợi của bạn, tuy nhiên nếu bạn không nhận được cả 75 thư đã gửi đi thì sao? trường hợp này, người ta thường provision một thủ tục kiểm toán thay thế cho các thư không trả lời.

- Việc lựa chọn này vẫn đảm bảo tính hiệu quả của công việc kiểm toán, bạn phải thể hiện được chu kỳ bán hàng và thu tiền của Công ty là lớn hơn một tháng, nếu không công việc của bạn sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Tất nhiên như hóng hớt nói, số dư ngày xác nhận và số dư ngày cần ghi nhận khác nhau thì phải kiểm tra tiếp 1 tháng còn lại rồi. Trên thực tế, những thư xác nhận không được trả lời sẽ được chọn mẫu kiểm tra chứng từ, và cuối cùng thì nó vẫn nhẩy vào trong ý kiến kiểm toán viên.:)
 
P

peace_do

Guest
8/11/04
12
0
0
44
Vietnam
Nên xem xét lại chứng từ, kiểm tra lại số dư và xem sổ sách kế toán vào tháng 1,2 của năm tiếp theo. Nhiều khi các doanh nghiệp có thể ghi vào năm sau. Nếu sai sót này được KTV coi là trọng yếu thì có thể tăng cỡ mẫu. KTV có thể nhận xét bằng cách phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần.
 
D

dokhanh

Guest
1/12/04
8
0
0
40
HCM
Sinh viên tập sự. Nếu thấy gì không ổn xin mấy sư phụ chỉ giáo cho.

Với trường hợp 1, ở đây khoản nợ đã được thanh toán ngày 12/12 tức là nghiệp vụ này thực hiện trong niên độ kế toán. Kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra chứng từ phiếu thu đã được đóng dấu vào thời điểm này đối chiếu với sổ quỹ và sổ nhật ký thu tiền để xác định khoản phải thu đã thanh toán rồi.

Đối với trường hợp 2, Ở đây khách hàng và công ty đã chưa thoả thuận được giá của lô hàng, công ty đã ghi nhân khoản này. Khoản phải thu này là chính xác. Tuy nhiên kiểm toán viên cần lưu ý khả năng thu hồi nợ của khách hàng này.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
- Một trong 3 phương pháp nghiệp vụ của kiểm toán có 1 phương pháp đó là thẩm tra trực tiếp lại điểm có nghi vấn.
Như vậy việc hai đơn vị có xác nhận thêm ngoài phẩn yêu cầu bạn nên thẩm tra lại từ giai đoạn hợp đồng đến thực hiện giao nhận hàng.
Có thể phức tạp hơn nhưng nó là một trong những vấn đề sẽ nêu tại biên bản kiểm toán.
Nếu đơn vị này ở xa quá thì tự bạn phải xác định việc phải làm.
chúc thành công
 
T

trannhuy91

Guest
1/4/11
2
0
0
Sài Gòn
Ðề: Kiểm toán các khoản nợ phải thu

Mình có một nghiệp vụ cần các bạn hướng dẫn giúp.
Bạn đang kiểm toán BCTC cho công ty XYZ có niên độ kết thúc vào ngày 31/12/xxxx. bạn quyết định thực hiện một số thủ tục kiểm toán trước ngày lập bảng cân đối kế toán, trong đó có gửi thư xác nhận các khoản nợ phải thu vào ngày 30/11/xxxx.
Vào ngày 30/11/xxxx công ty có 200 khoản nợ phải thu với tổng số dư là 986.530.000 đ và bạn đã chọn 75 khoản với tổng số dư là 721.250.000 đ để xin xác nhận. Trong thư xác nhận về nợ phải thu có 2 thư có thêm đoạn giải thích nhu sau:
1/ Số dư 31.600.000 đ đã được thanh toán vào ngày 12/12/xxxx
2/ Chúng tôi đã xét lại giá của lô hàng 48.500.000 đ và nhận thấy là quá cao so với giá thị trường cùng thời điểm.

Yêu cầu: Trong mỗi trường hợp trên, theo bạn cần thẩm tra các vấn đề nào? Cách giải quyết và lý do?

1/ chúng ta đang kiểm toán số dư tại ngày 30/11, công ty này trả vào 12/12 có nghĩa là việc ghi nhận số dư vào ngày 30/11 là đúng. Chúng ta cần xem xát coi vào ngày 12/12 công ty đang kiểm toán đã ghi nhận khoản đã thu này chưa.
2/ Điều này có nghĩa là họ có ý từ chối thanh toán, đủ điều kiện để đưa vào dự phòng khoản phải thu khó đòi. Bạn nên tư vấn hoặc yêu cầu công ty đang kiểm toán xem xét lập dự phòng cho khoản thu này.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA