P
Bán đất sẽ phải nộp thuế thu nhập cao
Tới đây, người bán đất sẽ phải nộp một số tiền lớn vào NSNN. Ảnh: Anh Tuấn
Ông Nguyễn Văn Dần ở Nhật Tân, Hà Nội, vừa bán mảnh đất 200 m2 được gần 4 tỷ đồng, chỉ phải nộp khoản phí chuyển nhượng là 5%. Nếu bán chậm lại vài tháng, ông có thể phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2004.
Theo ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Chính sách thuế (Bộ Tài chính), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp vừa được sửa đổi đã bổ sung quy định về thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng, thuê đất của các tổ chức kinh doanh. Cho nên, hoạt động bán, cho thuê đất của các cá nhân cũng phải chịu thuế vì vậy Pháp lệnh Thuế thu nhập cao cần chỉnh lý cho phù hợp.
Dự thảo pháp lệnh sửa đổi đưa ra hai phương án điều tiết thu nhập của các hộ kinh doanh, cá nhân khi chuyển quyền sử dụng, thuê đất. Thứ nhất, mức điều tiết bổ sung nếu thu nhập còn lại vượt trên 40 triệu sau khi nộp thuế suất 28% được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Thu nhập chịu thuế bổ sung Thuế suất (%)
Đến 40 triệu đồng 0
Trên 40 triệu đến 100 triệu đồng 10
Trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng 20
Trên 500 triệu đồng 30
Phương án thứ 2 là thu nhập còn lại phải nộp thuế bổ sung trên cơ sở tỷ suất thu nhập còn lại so với chi phí vượt trên 15% theo biểu thuế lũy tiến từng phần như quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
Bậc Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí Thuế suất (%)
1 Đến 15% 0
2 Trên 15% đến 30% 10
3 Trên 30% đến 45% 15
4 Trên 45% đến 60% 20
5 Trên 60% 25
Ngoài ra, trường hợp cá nhân được biếu tặng quyền sử dụng đất, thuê đất thì người nhận phải nộp thuế suất là 30% giá trị của mảnh đất đó.
"Việc đưa cá nhân chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất vào diện chịu thuế thu nhập cao sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng cần phải làm. Nó sẽ giúp ngành tài chính có thêm một nguồn thu lớn trong tương lai" - ông Pháp nói.
Theo một thành viên ban soạn thảo Pháp lệnh, nguyên nhân chính của việc bổ sung thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất vào diện chịu thuế thu nhập cao là do việc điều tiết thông qua các sắc thuế khác từ trước đến nay hầu như không có tác dụng. Bộ Tài chính cũng cho rằng, do tính chất khoản thu nhập từ hoạt động này là bất thường, cần được thu vào phát sinh thu nhập, việc nộp thuế phải được hoàn tất trước khi nộp lệ phí trước bạ.
Theo các chuyên gia, quy định trên hợp lý nhưng tính khả thi sẽ không cao. Vấn đề đặt ra lúc này là đề ra biện pháp nào để có thể thu được thuế khi mà hoạt động mua bán đất hiện nay chủ yếu là giao dịch ngầm. Nhiều người gợi ý, cần cho ra mắt một tổ chức định giá đất độc lập trong việc xác định giá trị của đất.
Bên cạnh đó, còn một điểm vướng cần giải quyết là hoạt động mua bán nhà liệu có phải chịu thuế hay không. "Bởi hiện nay, ở Việt Nam, vẫn có tách bạch hai loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất", ông Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội nói. Cũng theo ông, nếu không quy định cụ thể vấn đề này có thể sẽ khó khăn trong việc thực thi, chẳng hạn người mua và bán thỏa thuận giảm giá đất, nâng giá nhà để trốn thuế.
Trong Pháp lệnh thuế thu nhập cao, ngoài việc áp thuế cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, còn có một điểm đáng lưu ý là mức khởi điểm thu nhập phải nộp thuế. Theo các chuyên gia, mức khởi điểm chịu thuế hiện nay, thu nhập 3 triệu đồng/tháng là quá thấp, cần nâng lên thành 5 triệu đồng. Với ông Nguyễn Văn Cương, Ba Đình, Hà Nội, thu nhập 4 triệu đồng/tháng cũng chỉ đủ sống do phải nuôi cả gia đình. "Nếu việc sửa đổi lần này không nâng mức khởi điểm chịu thuế thì theo tôi sẽ rất khó có thể động viên được nhiều người nộp thuế", ông Cương nhận xét.
Để tránh phức tạp trong việc phân biệt giữa thu nhập thường xuyên và không thường xuyên, dự thảo Pháp lệnh sửa đổi cũng sẽ sắp xếp lại các khoản thu theo tính chất, gồm thu nhập từ lao động như tiền lương, tiền công, thưởng, phụ cấp, nhuận bút và thu nhập bất thường như trúng thưởng xổ số, quà tặng...
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được áp dụng ở Việt Nam từ tháng 4/1991, tính đến nay pháp lệnh đã qua 5 lần sửa đổi vào các năm 1994, 1999, 2000, 2001 và 2003.
Theo dự kiến, trong tháng 10, dự thảo lần cuối pháp lệnh này sẽ được trình Chính phủ xem xét và trong tháng 11 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua để bắt đầu áp dụng vào 1/1/2004.
Tới đây, người bán đất sẽ phải nộp một số tiền lớn vào NSNN. Ảnh: Anh Tuấn
Ông Nguyễn Văn Dần ở Nhật Tân, Hà Nội, vừa bán mảnh đất 200 m2 được gần 4 tỷ đồng, chỉ phải nộp khoản phí chuyển nhượng là 5%. Nếu bán chậm lại vài tháng, ông có thể phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2004.
Theo ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Chính sách thuế (Bộ Tài chính), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp vừa được sửa đổi đã bổ sung quy định về thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng, thuê đất của các tổ chức kinh doanh. Cho nên, hoạt động bán, cho thuê đất của các cá nhân cũng phải chịu thuế vì vậy Pháp lệnh Thuế thu nhập cao cần chỉnh lý cho phù hợp.
Dự thảo pháp lệnh sửa đổi đưa ra hai phương án điều tiết thu nhập của các hộ kinh doanh, cá nhân khi chuyển quyền sử dụng, thuê đất. Thứ nhất, mức điều tiết bổ sung nếu thu nhập còn lại vượt trên 40 triệu sau khi nộp thuế suất 28% được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Thu nhập chịu thuế bổ sung Thuế suất (%)
Đến 40 triệu đồng 0
Trên 40 triệu đến 100 triệu đồng 10
Trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng 20
Trên 500 triệu đồng 30
Phương án thứ 2 là thu nhập còn lại phải nộp thuế bổ sung trên cơ sở tỷ suất thu nhập còn lại so với chi phí vượt trên 15% theo biểu thuế lũy tiến từng phần như quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
Bậc Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí Thuế suất (%)
1 Đến 15% 0
2 Trên 15% đến 30% 10
3 Trên 30% đến 45% 15
4 Trên 45% đến 60% 20
5 Trên 60% 25
Ngoài ra, trường hợp cá nhân được biếu tặng quyền sử dụng đất, thuê đất thì người nhận phải nộp thuế suất là 30% giá trị của mảnh đất đó.
"Việc đưa cá nhân chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất vào diện chịu thuế thu nhập cao sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng cần phải làm. Nó sẽ giúp ngành tài chính có thêm một nguồn thu lớn trong tương lai" - ông Pháp nói.
Theo một thành viên ban soạn thảo Pháp lệnh, nguyên nhân chính của việc bổ sung thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất vào diện chịu thuế thu nhập cao là do việc điều tiết thông qua các sắc thuế khác từ trước đến nay hầu như không có tác dụng. Bộ Tài chính cũng cho rằng, do tính chất khoản thu nhập từ hoạt động này là bất thường, cần được thu vào phát sinh thu nhập, việc nộp thuế phải được hoàn tất trước khi nộp lệ phí trước bạ.
Theo các chuyên gia, quy định trên hợp lý nhưng tính khả thi sẽ không cao. Vấn đề đặt ra lúc này là đề ra biện pháp nào để có thể thu được thuế khi mà hoạt động mua bán đất hiện nay chủ yếu là giao dịch ngầm. Nhiều người gợi ý, cần cho ra mắt một tổ chức định giá đất độc lập trong việc xác định giá trị của đất.
Bên cạnh đó, còn một điểm vướng cần giải quyết là hoạt động mua bán nhà liệu có phải chịu thuế hay không. "Bởi hiện nay, ở Việt Nam, vẫn có tách bạch hai loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất", ông Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội nói. Cũng theo ông, nếu không quy định cụ thể vấn đề này có thể sẽ khó khăn trong việc thực thi, chẳng hạn người mua và bán thỏa thuận giảm giá đất, nâng giá nhà để trốn thuế.
Trong Pháp lệnh thuế thu nhập cao, ngoài việc áp thuế cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, còn có một điểm đáng lưu ý là mức khởi điểm thu nhập phải nộp thuế. Theo các chuyên gia, mức khởi điểm chịu thuế hiện nay, thu nhập 3 triệu đồng/tháng là quá thấp, cần nâng lên thành 5 triệu đồng. Với ông Nguyễn Văn Cương, Ba Đình, Hà Nội, thu nhập 4 triệu đồng/tháng cũng chỉ đủ sống do phải nuôi cả gia đình. "Nếu việc sửa đổi lần này không nâng mức khởi điểm chịu thuế thì theo tôi sẽ rất khó có thể động viên được nhiều người nộp thuế", ông Cương nhận xét.
Để tránh phức tạp trong việc phân biệt giữa thu nhập thường xuyên và không thường xuyên, dự thảo Pháp lệnh sửa đổi cũng sẽ sắp xếp lại các khoản thu theo tính chất, gồm thu nhập từ lao động như tiền lương, tiền công, thưởng, phụ cấp, nhuận bút và thu nhập bất thường như trúng thưởng xổ số, quà tặng...
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được áp dụng ở Việt Nam từ tháng 4/1991, tính đến nay pháp lệnh đã qua 5 lần sửa đổi vào các năm 1994, 1999, 2000, 2001 và 2003.
Theo dự kiến, trong tháng 10, dự thảo lần cuối pháp lệnh này sẽ được trình Chính phủ xem xét và trong tháng 11 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua để bắt đầu áp dụng vào 1/1/2004.