Standard Costing - Giá thành định mức

  • Thread starter SUNF
  • Ngày gửi
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Nói chung trong các doanh nghiệp về thép thì khoản mục inventory là rất lớn nếu làm sản xuất. Giá thép mấy năm qua biến động rất nhiều và tỷ giá hối đoái giữa tiền đồng với các đơn vị của nước sản xuất nguyên liệu cũng biến động rất lớn. Làm về thép có rất nhiều rủi ro mà bộ phận kế toán tài chính phải tính được. Theo mình có mấy thứ bạn phải lưu ý:

1. Nếu bạn hạch toán giá standard cost thì có hai khoản bạn phải làm liên tục: Đó là write off và write on hàng tồn kho phải được thực hiện thường xuyên trong kỳ kế toán để các chi phí này vào chi phí hạn kỳ (Vào P&L). Cái thứ hai là dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Nhiều lúc giá thép thế giới ngày có vài mức giá). Khoản này theo mình gợi ý nó cũng nên vào thẳng P&L.

2. Chênh lệch tỷ giá: Có hai khoản chênh lệch tỷ giá thực tế và không thực tế cũng nên được ghi nhận thường xuyên trong kỳ. Đối với tỷ giá hệ thống bạn không nên để quá lâu 3 tháng như bạn nói mà theo kinh nghiệm của mình thì nên lấy tỷ giá trung bình gia quyền trong vòng 30 ngày làm tỷ giá hạch toán. Mỗi tháng phải thay đổi cái này.

3. Budget thì rất là quan trọng, không chỉ riêng gì công ty bạn. Lập và quản lý budget công ty là cả một nghệ thuật.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

Amnesty

Guest
7/8/09
6
0
0
46
Hell on Earth
vấn đề này thực sự rất hay .... cám ơn các anh/ chị trên diễn đàn.
Công ty của tôi là công ty sản xuất thép quy mô nhỏ, Việc xây dựng định mức chỉ dùng cho việc theo dõi chi phí sản xuất, phát sinh tăng giảm, cao thấ p của NVL, các chi phí khác ..... so với định mức . Còn giá thành sx hiện tại đều được tập hợp và tổng hợp chi phí cuối kỳ để tính lãi lỗ.
Theo các anh/ chị thì quy mô nhỏ tạm áp dụng như vậy có ổn không?
 
D

dinhhai2011

Guest
15/7/11
1
0
0
Bình Dương
Em làm kế toán cũng đã được 3 năm nhưng vấn đề của em là Cách tính giá thành thì em chưa thành thạo và cũng chưa thật giành cho lắm. nhiều lúc đi tìm lớp học chuyên sâu về giá thành mà không có. Hiện atij em ở Bình Dương.Nếu ai có dạy trực tiép bằng chát yahoo hay tren inter net thì liên hệ với minh nha. mình sẽ trả công chỉ dạy theo yêu cầu. Rất mong được giúp đỡ. yahoo chát : tuan_trantuan2002; mail tuan_trantuan2002@yahoo.com.vn.
 
V

vcbhy

Guest
14/8/06
2
0
0
53
hung yen
Góc độ KTQT sẽ đánh giá hiệu quả chương trình thông qua hiệu quả tài chính, nghĩa là lãi lỗ thu lại khi triển khai các chương trình Mar hay Trade Mar.
Khi lên kế hoạch CT Maketing hay CT Trade Maketing thì phòng kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả doanh số, sản lượng tăng thêm khi triển khai chương trình (các con số này phải được xây dựng từ các con số đáng tin cậy).
 
C

CTHUE

Sơ cấp
23/7/12
10
0
0
HANOI
Ðề: Standard Costing - Giá thành định mức

Cảm ơn bạn về bài viết bổ ích!
 
ducthohvtc

ducthohvtc

Cao cấp
9/12/13
202
12
18
Vình Phúc
Ðề: Standard Costing - Giá thành định mức

Hiện em đang có vướng mắc về khâu tính giá thành sản phẩm của 1 doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. ( SP nhỏ, Tỷ lệ NG cao và không ổn định BQ tổng tỷ lệ NG /tháng là 4% nhưng từng modem thì giao động từ 0-20%. tháng này modem A có thể có tỷ lệ NG 10% nhưng thnág sau có thể chỉ là 1% hoặc 20% tùy tnừg đợt chạy hàng.)
NVL đầu vào chỉ có nhựa, (SP tạo ra tầm 60 mã sp đã có định mức tiêu hao cho từng loại sp với từng loại nhựa ( loại NVL) ( bảng BOM) nhưng lượng NVL ở đây có tầm 10 loại nó được dùng chạy thay thế cho các sản phẩm khác nhau. nhưng đơn giá của nó có chênh lệch với nhau tương đối từ 10-20% tùy loại. Vậy em nên xây dựng phương thức tính giá thành như nào cho hợp lý. Bác nào có bảng tổng hợp tính tương tự thì cho em xin em tham khảo ạ.
Quy trhìn Sản xuất đơn giản - Đưa nhựa vào máy đức vào đúc ra sp thô --> đưa ra bộ phận sửa sửa hàng --> kiểm tra chất lượng ok là Bán .
Rất xin lỗi đã chen ngang topic nhưng đăng ở ngoài sợ ko thu hút được các bác quan tâm, em mạn phép đăng ngang ạ
 
thinhvd

thinhvd

Cao cấp
25/11/09
1,336
234
63
Hà Nội
bluesofts.net
Ðề: Standard Costing - Giá thành định mức

Hiện em đang có vướng mắc về khâu tính giá thành sản phẩm của 1 doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. ( SP nhỏ, Tỷ lệ NG cao và không ổn định BQ tổng tỷ lệ NG /tháng là 4% nhưng từng modem thì giao động từ 0-20%. tháng này modem A có thể có tỷ lệ NG 10% nhưng thnág sau có thể chỉ là 1% hoặc 20% tùy tnừg đợt chạy hàng.)
NVL đầu vào chỉ có nhựa, (SP tạo ra tầm 60 mã sp đã có định mức tiêu hao cho từng loại sp với từng loại nhựa ( loại NVL) ( bảng BOM) nhưng lượng NVL ở đây có tầm 10 loại nó được dùng chạy thay thế cho các sản phẩm khác nhau. nhưng đơn giá của nó có chênh lệch với nhau tương đối từ 10-20% tùy loại. Vậy em nên xây dựng phương thức tính giá thành như nào cho hợp lý. Bác nào có bảng tổng hợp tính tương tự thì cho em xin em tham khảo ạ.
Quy trhìn Sản xuất đơn giản - Đưa nhựa vào máy đức vào đúc ra sp thô --> đưa ra bộ phận sửa sửa hàng --> kiểm tra chất lượng ok là Bán .
Rất xin lỗi đã chen ngang topic nhưng đăng ở ngoài sợ ko thu hút được các bác quan tâm, em mạn phép đăng ngang ạ
Thông thường mình thấy các công ty sản xuất linh kiện điện tử thường làm theo đơn hàng (lệnh sản xuất) nên đối tượng tập hợp chi phí có thể theo phân xưởng hoặc theo lệnh sản xuất.
Khi có nguyên vật liệu thay thế thì sẽ phải áp lại định mức hoặc kh khi thay thế thì dùng phương pháp xuất trực tiếp (tập hợp trực tiếp theo sản phẩm có NVL thay thế)
Ở đây khi xuất bán sản phẩm thì bạn chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng nên mình nghĩ không cần quan tâm đến công đoạn sản xuất đâu. NVL thì xuất theo định mức hoặc trực tiếp rồi. Còn các chi phí sản xuất khác thì tập hợp và phân bổ thôi!
 
ducthohvtc

ducthohvtc

Cao cấp
9/12/13
202
12
18
Vình Phúc
Ðề: Standard Costing - Giá thành định mức

@thinhvd : Em có gửi lời mời kế bạn trên skye nếu được có thể cho em học hỏi một chút ở anh ạ.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Chủ đề này hay vậy mà không thấy mọi người tham gia để cho mình học hỏi gì vậy nhỉ?

Mọi người thảo luận nhiều đấy chứ. Mình thấy phương pháp tính GT SP này giống cách tính của dân Thống kê khi làm B/C nhanh và không đòi hỏi chính xác cao.
 
Sửa lần cuối:
D

dinhlv

Guest
7/8/09
1
0
1
44
quan 9-TP.HCM
Dạo đầu:
SUNF lại mạo muội post thử một bài chuyên môn để bà con xem thử. Bài viết này là của anh Trần Sơn, đăng trên tạp chí Thế giới Vi tính.

Phân phối và triển khai ERP - Phần 3: Cách giải quyết bài toán giá thành trong ERP

Để có thể áp dụng phân hệ sản xuất của ERP tiêu chuẩn vào tính giá thành, những doanh nghiệp (DN) đang sử dụng phương pháp tính chi phí thực cần chuyển sang phương pháp tính giá thành định mức (Standard Cost- SC).

Phần lớn doanh nghiệp của ta mới làm được một việc gọi là 'tập hợp giá thành', tức là tổng kết từ phòng kế toán các khoản đầu vào trước đó đã được định khoản vào các tài khoản giá thành, cộng với một số phân bổ của chi phí gián tiếp (như lương văn phòng, chi phí tiếp thị v.v…). Theo cách này, sẽ không thể tính toán được giá thành của từng đơn vị sản phẩm ngay trong tháng và nhìn chung phòng kế toán thường bị trễ nhiều tuần hoặc hàng tháng so với thực tế dưới phân xưởng dẫn đến việc báo cáo thường đi sau, không thể giúp ban giám đốc có được báo cáo giá thành tức thời để đưa ra ngay được chính sách giá, cũng như các lượng định về nguồn tiền (để mua nguyên vật liệu - NVL) có thể cần cho các tháng tới.

Các phần mềm ERP hiện đại đều thể hiện một tư tưởng khác về quản lý và hoạch định giá thành, đó là quản lý theo giá thành định mức . Đây là phương pháp tính giá thành tiêu chuẩn mà mọi hệ thống ERP của nước ngoài từ lớn như SAP, Oracle tới các hệ thống nhỏ hơn như Accpac, Solomon, Exact đều sử dụng. Các phần mềm ERP nội địa cũng đang cố gắng đi theo con đường này, vì vậy các nhà quản lý doanh nghiệp cần hiểu bản chất của cách quản lý giá thành này để có thể tạo được tiếng nói chung với các nhà sản xuất hệ thống ERP và vận dụng được tối đa ích lợi của ERP.

Căn bản về phương pháp giá thành định mức (SC)
Về mặt lý thuyết, phương pháp này khá dễ hiểu và đã được dạy từ lâu trong các chương trình kế toán quản trị. Theo phương pháp này, giá thành của một đơn vị sản phẩm được phân nhỏ xuống giá thành của các cấu phần (NVL, nhân công, quản lý phí …) tạo nên sản phẩm đó. Ví dụ công ty X bán các ghế được lắp ráp từ 4 cái chân với giá mua vào là 500 đồng một chiếc, một cái mặt ghế giá 5.000 đồng, một cái tựa có giá 4.000 đồng, một số đinh ốc giá 300 đồng, một phần năm công lao động với giá 30.000 đồng/công, cộng với phí gián tiếp (điện nước, khấu hao, quản lý phí) là 300 đồng, thì SC của chiếc ghế sẽ là 17.600 đồng theo như bảng tính dưới đây:

Giá thành định mức 17.600 này sau đó sẽ được sử dụng trong báo cáo trước khi phòng kế toán có thể thu thập được các dữ liệu thực tế. Ví dụ vào ngày 29/2/2004 phòng kế toán của công ty X từ báo cáo của bộ phận kho biết rằng họ đã bán được 1.000 cái ghế thì ngay hôm đó họ đã làm được báo cáo chi phí giá thành phân xưởng cho giám đốc là 17.600.000 đồng, không cần chờ đến khi thu thập được các số liệu thực tế về nguyên liệu thực xuất từ kho hoặc lương thực trả cho công nhân. Có thể thấy ngay, báo cáo chi phí lợi nhuận của từng tháng luôn có thể đưa ra ngay trong tháng đó. Ngoài ra, việc lập kế hoạch tài chính cũng rất thuận lợi, vì dựa trên con số ước tính về lượng hàng bán ra từng tháng là doanh nghiệp đã có thể lên được ước tính về luồng tiền mặt cũng như các ước tính về khoản phải thu, kế hoạch đặt NVL…

Nhưng chúng ta cũng thấy nếu làm theo cách này thì sẽ nảy sinh một số vấn đề:
- Giá thành các cấu phần có thể thay đổi, chi phí cho tháng sau có thể không thật chính xác.
- Cũng vì lý do trên tổng giá thành trên thực tế cuối cùng sẽ chênh với tổng giá thành định mức, làm cho sổ kế toán không khớp.
- Có một số định mức khó tính toán ví dụ như định lượng của một lớp sơn trên bề mặt sản phẩm.
- Các cấu phần tạo nên sản phẩm có thể lại là bán thành phẩm từ một dây chuyền khác chứ không đơn giản như ví dụ nêu trên, làm cho việc tính giá thành đơn vị trở thành khá phức tạp.

Người ta đã giải quyết các vấn đề trên như sau:
- Dựa trên thực tế về độ dao động của giá và chính sách trong công ty để đưa ra một khoảng thời gian thích hợp cho việc điều chỉnh SC. Ví dụ một công ty đa quốc gia lớn như Castrol với một mặt hàng tương đối ổn định là dầu nhớt sẽ điều chỉnh SC của mặt hàng này mỗi năm một lần, trong khi một công ty nhỏ làm về giấy vệ sinh của VN thì có thể sẽ cần điều chỉnh SC mỗi quý hoặc nửa năm một lần.
- Người ta chấp nhận có sự sai số tạm thời giữa chi phí tính theo SC và chi phí thực, sai số này sẽ được điều chỉnh bằng một bút toán điều chỉnh lên SC khi phòng kế toán thu thập được chi phí thực tế .
- Để định lượng được thật sát với thực tế doanh nghiệp, không có cách nào khác là cần có cán bộ thống kê phối hợp với quản đốc phân xưởng thường xuyên theo dõi và ghi nhận lượng sử dụng thực tế.
- Việc sản phẩm có cấu trúc phức tạp có thể tạo khó khăn cho kế toán thủ công, nhưng lại được xử lý tương đối dễ dàng trong các hệ thống ERP như phần sau sẽ nêu chi tiết hơn.

Cách sử dụng SC trong một ERP tiêu chuẩn
Trước hết cần khẳng định lại là các ERP chỉ giải quyết bài toán giá thành theo một cách duy nhất là dùng SC và phần này thường nằm trong phân hệ sản xuất (production/manufacturing module) chứ không phải trong phân hệ kế toán tài chính như một số doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn. Trước khi có thể tính được giá thành người dùng sẽ được yêu cầu khai báo một số thông tin căn bản như sau:

Công thức sản phẩm (Bill of Material-BoM): có dạng tương tự như bảng tính trong ví dụ trên. BoM trong các hệ thống ERP thường cho phép khai báo nhiều tầng theo hình cây. Ví dụ, sản phẩm A được làm từ B và C, B lại là một bán thành phẩm được làm từ E và F, v.v... Tùy theo cách cấu tạo của mỗi phần mềm, BoM có thể sẽ bao gồm luôn cả các cấu phần không phải NVL ví dụ như công lao động hoặc các chi phí phân bổ. BoM phải được khai báo đến mức chi tiết cuối cùng là các đơn vị NVL đã được khai báo trong phân hệ Kho hoặc các đơn vị lao động đã được khai báo trong phần khai báo của phân hệ sản xuất.

Chu trình sản xuất (Routing): routing chỉ ra 'con đường' đi từ NVL cho đến khi ra được sản phẩm hoàn chỉnh, con đường đó sẽ đi qua các phân xưởng khác nhau và tại mỗi phân xưởng sẽ đi từ chiếc máy này sang chiếc máy khác. Routing còn có phần khai báo thời gian chỉ ra bán sản phẩm sẽ dừng lại tại mỗi máy trong bao lâu. Phần mềm sẽ dựa vào những khai báo này để tính chi phí phát sinh mỗi khi sản phẩm đi qua một máy.

Sau khi đã làm các khai báo về BoM và Routing hệ thống đã sẵn sàng để hoạt động. Mỗi khi người dùng kích hoạt một lệnh sản xuất, hệ thống sẽ từ BoM và lượng sản phẩm cần sản xuất tính ra lượng vật tư cần dùng, sau khi kiểm tra lại với phân hệ Kho xem có cần mua bổ sung thêm loại vật tư nào không (thao tác này thường được gọi là MRP- Material requirement planning) hệ thống sẽ đưa lệnh sản xuất vào routing.
Hệ thống sau đó cũng sẽ tự động tạo ra các bút toán ghi nợ/có thích hợp vào các tài khoản NVL, bán thành phẩm, thành phẩm, giá thành phân xưởng để chuyển lên phân hệ kế toán tài chính.

Lời kết
... Quá dài, vBulletin không cho up lên, đành phải bỏ vậy.

Trần Sơn
Hi bạn
Tôi cũng đang triển khai phần mềm ERP , và cũng muốn làm một bảng giá thành kế hoạch , công ty tôi chuyên về sản xuất đồ gỗ , bạn có thể chia sẻ với tôi một cấu trúc fiel của giá thành kế hoạch không mai của tôi dinh@lamvietfurniture.com cảm ơn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA