Cuoc song nhu the nao?

  • Thread starter lythitrinh
  • Ngày gửi
L

lythitrinh

Guest
-"No one ever said life would be easy"
Không ai nói cuộc sống này là dễ dàng.
-"And it seems so unfair, sometimes yet life's up and down"
Và nó dường như không công bằng, nó luôn luôn thăng và trầm.
-"But make us better and stronger"
Nhưng nó luôn làm chúng ta tốt hơn và mạnh mẽ hơn.
-"Even thought we may not realize it at the moment"
Nhưng khi đó chúng ta không nhận ra.
-"That's life"
Đó là cuộc sống.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
42
Hà Lầm
Bài học nhớ đời

Gấu lớn cứ bắt nạt Thỏ nhỏ. Chẳng chi cả mà nó cứ tóm lấy Thỏ rồi bạt tai đến nỗi một bên tai Thỏ vẹo hẳn xuống.

Chú Thỏ khốn khổ khóc mãi, khóc hoài. Tai chú cuối cùng rồi cũng hết ê ẩm, nước mắt cũng đã khô, thế mà chú vẫn thấy đau. Chú phải làm gì đây? Tại sao chú lại cứ đụng phải cái gã Gấu hết lần này đến lần khác như thế kia chứ! Xưa nay chú chưa bao giờ phải chịu cái nông nỗi này. Nhưng lấy ai là người có thể giúp đỡ chú được? Gấu là ngã khỏe nhất trong khu rừng này. Còn Sói và Cáo là bạn chí thân của ngã. Chúng vẫn thường về hùa với Gấu.

- Ai có thể giúp tôi được đây? - Thỏ than vãn.

- Được, tôi đây! – Có ai đó kêu lên.

Thỏ liếc con mắt trái và thấy Muỗi.

Làm sao bạn có thể giúp tôi được?

- Thỏ nói - Bạn làm gì nổi Gấu? Gã quá to, mà bạn thì nhỏ như thế. Bạn không đủ sức mạnh đâu!

- Được, đợi coi nhé! - Muỗi nói.

Gấu đã lang thang suốt ngày qua khu rừng nóng nực. Gã mệt mỏi và buồn ngủ, liền lăn ra đám cây mâm xôi nằm nghỉ. Nhưng khi ngã vừa nhắm mắt lại, thì gã nghe có tiếng gì vo ve bên tai: “Vi...e...é...”

Gấu biết đó là tiếng chú Muỗi. Gấu nín hơi đợi cho Muỗi đậu lên mũi. Muỗi lượn vòng quanh, vòng quanh và rồi cuối cùng đậu lên ngay chóp mũi của Gấu. Gấu vung bàn tay trái lên, đạp bóp một cái vào chóp mũi của gã! Như vậy là dạy cho gã một bài học rồi!

Gấu trở mình qua bên phải nhắm mắt lại. Nhưng đúng lúc đang ngáy dở, ngã lại nghe thấy tiếng gì vo ve bên tai: “Vi...e...é...”

- Thằng Muỗi phải cút đi ngay từ lúc đó rồi chứ!

Gấu nín thở nằm yên, giả bộ ngủ say, nhưng suốt thời gian đó gã lắng nghe, đợi cho Muỗi tìm nơi đậu khác.

Còn Muỗi thì cứ tiếp tục vo ve, vo ve rồi đột nhiên ngừng bặt.

- Thật là thoát nợ! - Gấu nhủ thầm và nằm duỗi ra. Nhưng, Muỗi đã lại nhẹ nhàng đậu lên tai Gấu và bò vô trong. Muỗi chích Gấu một cú đau dễ sợ! Gấu nhảy dựng lên. Gã vung bàn tay phải, đập vô tai gã mạnh đến nỗi nảy đom đóm mắt. Dứt khoát, cú đó thì đủ săn sóc cho cái thằng Muỗi đến tàn đời.

Gấu gãi tai và sửa soạn chỗ nằm. Gã có thể ngủ được rồi đây! Nhưng đúng lúc ngã vừa nhắm mắt, thì lại nghe có tiếng “Vi...e...é” quen thuộc.

- Thật là tai họa không thể chịu được nữa!

Gấu rền rỉ, vùng dậy, đâm đầu chạy khỏi cái nơi Muỗi đã đưa nó vào tròng. Gã trượt té, xô bừa qua các bụi cây, ngáp đến sái quai hàm, vừa đi vừa buồn ngủ đến suýt ngục xuống. Thế mà Muỗi vẫn ở ngay bên cạnh: “Vi...e...é”

Gấu lại tiếp tục chạy. Gã chạy đến hụt hơi rồi gục xuống dưới một lùm cây. Gã nằm đó thở hổn hển, dỏng đôi tai lên lắng nghe tìm Muỗi.

Khu rừng thật là yên vắng, và tối đen như mực. Tất cả các loài chim, thú đều đang ngủ ngon lành. Riêng Gấu trằn trọc và gần xỉu vì kiệt sức.

- Khốn khổ quá! - Gấu tự nhủ: - Cái thằng Muỗi nhép đó nó gây khốn đốn cho mình, đến chẳng còn nhớ nổi tên mình là gì nữa. Sung sướng là mình đã xoay xở thoát được. Bây giờ, cuối cùng thì mình cũng có thể ngủ được một chút.

Gấu tới dưới một bụi dẻ lớn. Gã nhắm mắt lại và ngủ vật vờ. Gã bắt đầu mơ. Gã thấy mình đang ở trong rừng, bất ngờ gặp một tổ ong đầy mật. Gã sắp thọc tay vô tổ ong thì đã nghe có tiếng vẳng tới: “Vi...e...é”.

Muỗi đã tìm được Gấu và cuối cùng lại đánh thức Gấu dậy!

Gấu gồi dậy, rên rỉ. Trong khi đó Muỗi tiếp tục bay vòng quanh đầu gã, lúc tới gần, khi xa xa, vo ve lúc to lên, khi nhỏ lại, cho đến lúc đột nhiên Muỗi ngừng hẳn. Muỗi đã biến mất rồi ư?

Gấu đợi một lát, rồi gã bò lết ra xa, vô một bụi cây, nhắm mắt lại. Toại nguyện. Gã vừa chợp mắt thì đúng khi đó, Muỗi cất lên giọng ca “Vi...e...é”.

Gấu bò lê ra khỏi bụi cây. Gã bắt đầu gào khóc.

- Thì mày muốn gì, hở loài sâu bọ? Tao cầu cho mày chết rũ! Mày đợi đấy! Tao không thèm ngủ một tí nào nữa. Tao sẽ tóm được mày cho mà coi!

Muỗi đã cho Gấu “khiêu vũ” đến tận lúc mặt trời lên. Nó đã làm cho Gấu hoàn toàn mệt lử. Suốt đêm Gấu chẳng được nghĩ lấy một chút nào. Gã đã tự đập gã đến thâm tím mình mẩy, để cố bắt cái thằng Muỗi nhép đó mà không được.

Mặt trời lên. Những con chim, con thú tỉnh dậy sau một đêm ngủ ngon lành. Chúng nhảy nhót và ca hót vui vẻ. Chỉ một mình Gấu không vui vẻ gì trước lúc bắt đầu một ngày mới.

Thỏ gặp Gấu ở ven rừng buổi sáng hôm đó. Gấu xù bước vấp, bước trượt, lảo đảo lê đi. Nó chẳng thế nào mở nổi con mắt ra nữa, vì quá buồn ngủ.

Thỏ cười đã đời! Nó cười đến suýt bể bụng ra mất.

- Cảm ơn Muỗi nhé!

- Thỏ vui vẻ nói khi vừa trông thấy Muỗi.

- Bạn thấy gã Gấu đấy chứ?

- Tất nhiên rồi! - Thỏ đáp rồi lại bật cười.

- Bạn thấy tôi cũng không đến nỗi bé nhỏ và yếu ớt quá như người ta tưởng, phải không?

- Muỗi nói xong, vừa bay đi vừa cất giọng hát “Vi...e...é"

Mikhankốp
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
42
Hà Lầm
Lẽ công bằng

Chuyện xảy ra ở một con hẻm cụt. Có lẽ vì nó chẳng thông ra con đường nào cả nên người ta không thèm sửa chữa cái con đường đầy ổ gà này. Cũng phải thôi, ai đi để ý đến cái hẻm nhỏ xíu này khi còn biết bao nhiêu việc quan trọng khác trong thành phố như xây thêm các cầu vượt cho người đi bộ chẳng hạn. “Thôi thì góp tiền nhau mà làm vậy” - đó là quyết định của toàn thể các hộ dân trong hẻm.

Thế là cuộc họp toàn hẻm được tổ chức ngay lập tức. Ông hẻm trưởng tuyên bố như đinh đóng cột: cần phải công bằng trong việc đóng tiền. Nhưng thế nào là công bằng? Ý kiến ông hẻm trưởng là cứ chia đều kinh phí cho các hộ dân. Rất cơ bản! Có khi mọi người đã xuôi tai nếu như không có một ý kiến cho rằng như thế là không công bằng bởi mỗi nhà có số nhân khẩu khác nhau, tức mức độ làm… mòn đường hẻm cũng khác nhau, tại sao lại chia đều?

Phải chia theo đầu người. Nghe cũng có lý. Nhưng như thế lại sinh ra vấn đề người thì cũng có người lớn kẻ nhỏ, người mập kẻ ốm. Trẻ con tất nhiên không thể làm mòn đường như người lớn được. Vậy sao không chia kinh phí theo tổng trọng lượng các thành viên trong gia đình?

Tưởng như thế đã là hay, thế mà lại có ngay một ý kiến còn hay hơn rằng đâu phải chỉ có những người trong gia đình tham gia làm mòn hẻm mà còn có khách khứa của họ nữa chứ. Vậy cần phải xét thêm quan hệ xã hội nữa...

Có nguy cơ vấn đề cũng đi vào ngõ cụt như cái ngõ của xóm thật. Nhưng rồi có một ý kiến mang tính đột phá là đề nghị cả hẻm làm đơn nhờ... nhà nước xác nhận rồi qua bên Nhật vay vốn. Làm đường xong ta đặt một trạm thu phí ngay đầu hẻm thu tiền trả nợ. Ý kiến này bị phản bác ngay vì nếu lập trạm thu phí thì có nguy cơ đám con gái trong hẻm sẽ ế chồng mất.

“Tại sao lại không dựa vào cái đạo lý “lá lành đùm lá rách”?”. Một ý kiến cảm động đề nghị nộp tiền theo mức độ giàu nghèo. Nhưng cả hẻm chẳng ai cho mình là giàu cả.

Tất nhiên cuối cùng cũng tìm ra được phương cách giải quyết hợp tình hợp lý: đóng tiền làm đường theo bình quân thu nhập mỗi gia đình. Một ban kiểm tra được lập ra để thẩm định các bản kê khai thu nhập và đã xác nhận rằng các gia đình đều khai báo trung thực. Ví dụ như chị Sáu bán bánh canh mỗi ngày lời ba chục ngàn vị chi một tháng gần triệu bạc, anh chồng chạy xe ôm cũng kiếm được khoảng chừng đó, hai đứa con đứa bán vé số, đứa đánh giày cộng lại mỗi tháng cũng cả triệu bạc.

Gia đình anh Tư thì tệ hơn một tí, cả hai vợ chồng đều là nhân viên ngành bưu điện, lương tháng mỗi người chỉ gần bằng số tiền các cuốc xe ôm của anh Sáu, đã vậy còn phải lo cho hai đứa con học trường điểm. Hoặc như gia đình ông Hai tiếng là làm sếp một cơ quan gì đấy nhưng cũng khổ: lương tháng của ông (có giấy trắng mực đen hẳn hoi) cũng chỉ xấp xỉ tiền lời của nồi bánh canh nhà chị Sáu, bà Hai thì thất nghiệp ở nhà nội trợ vậy mà còn phải nuôi ba con chó “bẹc rê” cùng hai đứa con chưa làm ra tiền, đều đang đi học ở nước Úc xa xôi nào đó...

Căn cứ vào đó, người ta liệt kê theo thứ tự thu nhập từ thấp đến cao và rồi cứ theo tỉ lệ ấy mà thu tiền làm đường.

Thế là chẳng bao lâu sau con đường hoàn thành. Phải nói là nó đẹp và rộng hẳn ra. Anh tài xế đến đón sếp Hai đi làm cứ khen luôn miệng. Chiếc xe “A còng” của anh chị Tư không còn dính bụi như trước kia. Riêng chị Sáu cứ vừa múc bánh canh cho khách vừa khoe rằng gia đình chị góp tiền nhiều nhất cho con đường mới này. Ai cũng có vẻ hài lòng. Mà cũng đúng thôi, chẳng hài lòng sao được khi lẽ công bằng được thực hiện.


(Theo Tuổi Trẻ Chủ Nhật)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA