Sinh viên học tập!

  • Thread starter Anhchuot
  • Ngày gửi
A

Anhchuot

Lên thớt...
23/7/03
362
6
18
Hanoi
www.
Hiện nay rất nhiều bạn sinh viên có tâm lý chung rằng việc học kế toán ở trường chỉ mang tính chất đối phó, chẳng cần hiểu nhiều, ra thực tế thì sẽ biết hết " trăm hay ko bằng tay quen mà", tâm lý này thường được các khoá trước truyền tụng lại là học 1 kiểu nhưng làm lại 1 kiểu.
Thực chất có phải vậy không? khi mà nền nhà không chắc thì không chóng thì chầy nhà sẽ đổ, rạn nứt. Nếu lý thuyết KT các bạn ko nắm thì rất khó tiếp thu khi ra thực tế. Tất nhiên thực tế là quan trọng, nó giúp bạn va vấp nhiều, gặp nhiều tình huống khác phát sinh và dần dạy bạn cách giải quyết nhưng chỉ có thể giải quyết một cách tốt đẹp nếu bạn được đào tạo 1 cách bài bản.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Đúng là có những người có suy nghĩ như thế. Nhưng cách suy nghĩ đó xét cho cùng chỉ là một kiểu suy nghĩ rất AQ, không thể coi là hợp lý được. Tất cả không có cái gì là không đi lên từ những cái cơ bản cả.
Lại nói về vấn đề ngoài lề là việc đưa lý thuyết và thực tế đi đôi với nhau. Việc học trong các trường ĐH hiện nay vẫn bị coi là nặng về lý thuyết mà thiếu về thực tế, không thể trách trường, đó là do điều kiện không cho phép. Vì thế nên SV thường phải tự thân vận động. Tham gi fr như thế này chẳng hạn. Riêng CNN vẫn mơ ước có thể xây dựng một phòng thực hành kế toán ảo cho SV chuyên ngành kế toán. Những thư viện nghiệp vụ có thể phát sinh trong thực tế theo từng ngành, lĩnh vực, ...được truy xuất ngẫu nhiên, thực hành trên một phần mềm kế toán nhất định,...Nhớ hồi năm trước khi gặp gỡ với PT Sơn ( tác giả của phần mềm chứng khoán ảo ), cũng thử hỏi anh ý, cuối cùng đành ngậm ngùi bỏ qua, phần mềm có thể viết, nhưng khả năng thực hiện là vô cùng nhỏ...
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Thực tế là mới ra trường các bạn sẽ được phân công làm kế toán phần hành, đòi hỏi kỹ năng thực tế, nói chung đó là những kỹ năng người thợ mà trường ĐH thì không đào tạo theo hướng đó. Mặt khác, học một kiểu làm một kiểu cũng có thể là ở DN đó người ta làm không đúng ! Nhưng đó chỉ là trước mắt không lẻ bạn an phận làm kế toán phần hành hoài ?

Không thể phủ nhận là có một số môn học trong chương trình ĐH lạc hậu và không cần thiết nhưng nhìn chung đó là những kiến thức nền tảng cơ bản.
Nếu bạn học nghiêm túc kiến thức cơ bản, nó sẽ thấm vào máu bạn, cung cấp cho bạn một khả năng lý luận, một nền tảng vững chắc để bạn tự nghiên cứu phát triển khả năng chuyên môn về sau. Mặt khác, bạn nắm được bản chất của vấn đề thì bạn sẽ dễ dàng cập nhật những thay đổi của nó một cách nhanh chóng.

Cuối cùng, theo tôi nghĩ kinh nghiện thực tế phải đi kèm với một nền tảng lý luận vững chắc thì bạn mới vững ở những vị trí lãnh đạo.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Không ai phủ định việc học lý thuyết trên ghế nhà trường là sai và không đúng thực tiễn, sinh viên kế toán cần hơn một chút về kinh nghiệm thực hành, không những sinh viên, mà cả giáo viên trong trường cũng cần phải có thực nghiệm thì lên lớp họ mới có những so sánh tương quan từ lý thuyết cài thêm những ví dụ thực tiễn cho học sinh nắm bắt và dễ hình dung, việc yêu cầu giáo viên kế toán đi thực tập định kỳ chắc là không có rồi, vì công việc kế toán kém xa so với công việc của một nhà giáo mà lại là giáo viên đại học. Vậy mà tôi từng biết có những thầy cô hàng hơn trục năm dạy kế toán nhưng chưa từng hành nghề kế toán bao giờ cả.
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
Hyper nói chính xác đấy! Mình cảm giác rằng không chỉ trong lĩnh vực kế toán mà phần lớn các lĩnh vực khác nói chung về kinh tế thì kiến thức thực tế của đội ngũ giảng viên rất thiếu hụt. Chính vì vậy mình cảm giác rằng những kiến thức họ truyền thụ cho SV hoàn toàn trên sách vở và khi ra trường rất bỡ ngỡ khi gặp công việc thực tế. Và phải mất một thời gian khá dài thì họ mới có thể hòa nhập với công việc, điều này dẫn tới hậu quả là lãng phí về nguồn lực cũng như thời gian và hiệu quả công việc nếu xem xét trên góc độ vĩ mô.
 
N

nmtri

Guest
Khó có thể có được một cái gì đó hoàn hảo. Theo tôi, trường học là nơi cung cấp kiến thức cơ bản. Nắm vững « mớ » kiến thức này đã là một thành công !

Ngay ở môi trường đào tạo ở các nước phát triển (ở Pháp chẳng hạn), trong ngành học như Kế toán tại các trường Đại học Tổng hợp (Universités), giảng viên môn Kế toán Đại cương, Kế toán Công ty, Kế toán quản trị hay Kế toán tài chính cũng chỉ dạy các kiến thức trong sách vở. Ở Pháp, có thể có cái hơn là sinh viên được làm quen với thực tế qua các bài tập tình huống, các trò chơi doanh nghiệp, hay các kỳ thực tập. Trao đổi thêm một chút, sinh viên ở nước ngoài đi thực tập hàng năm (có thể theo quy định của Trường học hay do ý thích của mình). Thông thường, thực tập đầu tiên là tìm hiểu làm, quen với môi trường làm việc trong công ty, làm một số việc lặt vặt. Kỳ thực tập thứ hai (ở năm thứ 3 hoặc năm thứ 4 Đại học), là có nhiệm vụ đàng hoàng, nhưng trách nhiệm chưa cao. Kỳ thực tập thứ 3 (ở năm thứ 5 Đại học), ngoài nhiệm vụ được giao, trách nhiệm sẽ nặng nề hơn, có nghĩa là thực tập sinh làm việc như người làm thựuc thụ của công ty.

Các công ty rất thực tế trong chuyện nhận thực tập sinh. Cho dù thực tập đó có trả lương hay không, các công ty chỉ nhận thực tập sinh khi có nhu câu, nghĩa là thiếu nhân viên (do đúng vào ký nghỉ), có dự án ngắn hạn, …

Với sinh viên, chỉ có qua các kỳ thực tập, tham khảo các bài viết chuyên ngành, các hội thảo của các giáo sư, … thì mới có kinh nghiệm thực tế. Kiến thức ở trường và cách giảng dạy luôn luôn mang tính chất « sách vở ».
 
A

Anhchuot

Lên thớt...
23/7/03
362
6
18
Hanoi
www.
Công nhận là hiện nay, phần lớn các giáo viên chỉ có kiến thức về lý luận, còn kinh nghiệm thực tế thì hơi ít.
Lý do rất đơn giản là quỹ thời gian không cho phép họ làm thêm KT ở các DN được, bởi có cty nào chấp nhận một KT buổi làm buổi nghỉ ?
Vả lại, với kiến thức trong sách vở để dạy cho SV thì họ thừa có khả năng để truyền đạt cũng như ví dụ ngoài thực tế (mà bạn biết đấy, công việc giảng dạy là ngày qua ngày lặp lại). Cái khó ở đây là những trường hợp phát sinh ngoài dự kiến mà trong sách vở chẳng bao giờ đề cấp đến thì quả là có vấp váp thật.
Nói vậy, để các bạn hiểu là thật ra ko phải họ ko muốn mà rất muốn nữa là đằng khác - nhưng lực bất tòng tâm.
Tất nhiên, được cả 2 mặt vẫn là tốt nhất, khi giảng dạy dễ ăn nói với SV hơn, cảm thấy tự tin hơn, dễ so sánh hơn.... nói chung là nhiều thứ có lợi hơn. Cho nên mình cũng phải cố :f_o
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Thực tế rất nhiều GV hiện tại đang làm công tác tư vấn cho các doanh nghiệp và có mối quan hệ rất rộng với những người đang công tác thực tế (SV các khóa trước) nên kinh nghiệm thực tế của họ không phải là ít đâu nhưng do ràng buộc chương trình nên không có thời gian và không bị ràng buộc phải truyền đạt những kinh nghiệm đáng đồng tiền đó. Nếu SV nào có mối quan hệ thân thiết với những Gv đó sẽ được truyền đạt những kinh nghiệm rất bổ ích.
 
H

heo_quay

Guest
Tinh hinh chu trong ly thuyet cho mon ke toan o DH hinh nhu la o tat ca cac nuoc tu tien tien den dang phat trien. Vi du nhu o Uc, trong khi hoc thi phan lon chi hoc ve ly thuyet. Trong luc hoc se duoc hoc qua nhung Accounting Standards co ban va thuong gap nhat, nhung van o muc do hieu de ung dung chu khong o muc do lam viec thuc te. Giang vien thi cung tuy nguoi!! co nguoi thi tung hoat dong nhieu nam trong Public Accounting Firm nen kinh nghiem day minh!! mot so thi la nghien cuu cho nen day nhung khong biet ve thuc te nhieu lam!!
. . . . . to be continued :p
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA