Hạch toán tiền vay

  • Thread starter La An
  • Ngày gửi
La An

La An

thianan73@yahoo.com.vn
18/10/07
818
1
18
Cần thơ
Cho em hỏi mọi người nhé: tháng 1/2007 công ty em có vay 30 triệu để xây nhà kho số tiền vay này bên cho vay không tính lãi đến tháng 7/2007 công ty của em bắt đầu trả tiền vay hàng tháng công ty trích ra 1.250.000 để trả tiền vay và trả số tiền vay này trong vòng 2 năm
Em hạch toàn như này có đúng không
khi vay tiền N111/C341(vay dài hạn )
Khi trả tiền hàng tháng : N342(Nợ dài hạn )/ C111
-giúp em với :leapfroga
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,125
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
Cho em hỏi mọi người nhé: tháng 1/2007 công ty em có vay 30 triệu để xây nhà kho số tiền vay này bên cho vay không tính lãi đến tháng 7/2007 công ty của em bắt đầu trả tiền vay hàng tháng công ty trích ra 1.250.000 để trả tiền vay và trả số tiền vay này trong vòng 2 năm
Em hạch toàn như này có đúng không
khi vay tiền N111/C341(vay dài hạn )
Khi trả tiền hàng tháng : N342(Nợ dài hạn )/ C111
-giúp em với :leapfroga
Bạn coi lại bút toán nhé!:alcon:
 
La An

La An

thianan73@yahoo.com.vn
18/10/07
818
1
18
Cần thơ
em nghĩ mình định khoản sai lúc trả tiền mình định khoản N341/C111
 
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,125
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
em nghĩ mình định khoản sai lúc trả tiền mình định khoản N341/C111

Bạn hiểu đúng rùi! bạn hạch toán như bài 1 của bạn thì BCĐ phát sinh làm sao mà cân được.

Thân chào!
 
cobanbonmat

cobanbonmat

Avatar
11/4/08
314
1
18
Thành phố Hồ Chí Minh
Khi minh tra tien vay mình mới đk N341/C111
Con hang thang tra lai vay thi minh phai dk N635/co111 moi dung chu.
Ban k noi ro la hang thang ban tra no vay hay la tra lai vay.

Bạn ơi! đọc kỹ lại xem nhé! Bạn ấy bảo trả tiền vay (ko có lãi); với lại lần sau nhớ viết bài có dấu nhé bạn! Thân!:008:
 
Bekis

Bekis

Cao cấp
19/5/08
228
3
18
thanh thai
La An thân!

Bạn phải HT:
Khi vay:
N 111/C341

Khi trả nợ gốc vay:
N341/C111

Như vậy 2 năm sau Tài khoản 341 của bạn bằng 0 thì mới chính xác.


Chúc bạn thành công!!!
 
ThanhGiong

ThanhGiong

OnlyLov3
11/1/08
391
9
0
Hải Dương thân yêu!
Bạn phải HT:
Khi vay:
N 111/C341
Khi trả nợ gốc vay:
N341/C111
Như vậy 2 năm sau Tài khoản 341 của bạn bằng 0 thì mới chính xác.
Chúc bạn thành công!!!
Không phải chờ đến tận 2 năm sau TK 341 mới = 0.
Khi vay nhận = TM:
Nợ 111/Có 341
Khi nào trả gốc thì (nếu những lần trả gốc thuộc năm đầu tiên): Nợ 341/Có 111, 112
Hết năm đầu tiên vay (12 tháng), sang đầu tháng thứ 13 căn cứ thời hạn vay và ngày nhận nợ htoán: Nợ 341/Có 315 (toàn bộ số nợ gốc còn lại)
Từ thời gian này trở đi khi trả gốc: Nợ 315/Có 111,112.
Về việc trả lãi vay: nếu đủ đk vốn hoá CP đi vay thì phải vốn hoá khoản cp đi vay này, nếu ko đủ đk và tính vào CP hàng tháng (bắt đầu từ tháng 7/2007):
- căn cứ bảng tính lãi vay và PC: Nợ 635/Có 111 (nếu người cho vay đến nhận tiền lãi luôn trong tháng đó)
nếu tháng sau người đó mới đến nhận thì cuối mỗi tháng htoán:
Nợ 635/Có 3388
Thân
 
Bekis

Bekis

Cao cấp
19/5/08
228
3
18
thanh thai
Anh THANHGIONG ơi!
Bạn La An nói vay không tính lãi mà Anh. Như vậy ta đâu cần hạch toán TK 635.
 
L

LanPham1977

Guest
19/5/08
5
0
0
17/167-Tay Son-HN
Theo mình cách hạch toán sẽ là :
Nhận gốc vay : Nợ TK 111
Có TK 341
Trả gốc vay : Nợ Tk 341
Có TK 111
Khi nào trả hết tiền vay thì đương nhiên TK 341 phải =0 mới là đúng.
Thân !
 
ThanhGiong

ThanhGiong

OnlyLov3
11/1/08
391
9
0
Hải Dương thân yêu!
Anh THANHGIONG ơi!
Bạn La An nói vay không tính lãi mà Anh. Như vậy ta đâu cần hạch toán TK 635.
Chài, bài a hướng dẫn mang tính chất chung để các bạn khác có nv tương tự đọc sẽ hiểu tổng quát.
khoản vay dài hạn khi thời gian còn phải trả <1 năm thì phải chuyển sang TK 315, mục đích phân loại công nợ phải trả để phân tích tình hình tài chính được chính xác hơn.
Thân
 
N

nguyễn mai

Guest
Không phải chờ đến tận 2 năm sau TK 341 mới = 0.
Khi vay nhận = TM:
Nợ 111/Có 341
Khi nào trả gốc thì (nếu những lần trả gốc thuộc năm đầu tiên): Nợ 341/Có 111, 112
Hết năm đầu tiên vay (12 tháng), sang đầu tháng thứ 13 căn cứ thời hạn vay và ngày nhận nợ htoán: Nợ 341/Có 315 (toàn bộ số nợ gốc còn lại)
Từ thời gian này trở đi khi trả gốc: Nợ 315/Có 111,112.
Về việc trả lãi vay: nếu đủ đk vốn hoá CP đi vay thì phải vốn hoá khoản cp đi vay này, nếu ko đủ đk và tính vào CP hàng tháng (bắt đầu từ tháng 7/2007):
- căn cứ bảng tính lãi vay và PC: Nợ 635/Có 111 (nếu người cho vay đến nhận tiền lãi luôn trong tháng đó)
nếu tháng sau người đó mới đến nhận thì cuối mỗi tháng htoán:
Nợ 635/Có 3388
Thân

Tớ hoàn toàn đồng ý với vấn đề hạch toán của bạn. Thế này mới thật sự chính xác và rõ ràng. Nhưng tớ ko hiểu điều kiện vốn hoá chi phí là thế nào nhỉ. và nếu đủ điều kiện vốn hoá khoản chi phí lãi vay đó thì hạch toán thế nào. mong bạn chỉ giáo dùm. Thanks.
 
K

katty78

Trung cấp
21/1/06
66
0
6
Hanoi
Mình cũng không biết điều kiện để vốn hoá chi phí lãi vay như thế nào. Ban Thanh giong làm ơn có thể chỉ cho mình tài liệu về vấn đề này được không? Thanks
 
ThanhGiong

ThanhGiong

OnlyLov3
11/1/08
391
9
0
Hải Dương thân yêu!
Tớ hoàn toàn đồng ý với vấn đề hạch toán của bạn. Thế này mới thật sự chính xác và rõ ràng. Nhưng tớ ko hiểu điều kiện vốn hoá chi phí là thế nào nhỉ. và nếu đủ điều kiện vốn hoá khoản chi phí lãi vay đó thì hạch toán thế nào. mong bạn chỉ giáo dùm. Thanks.
Chào bạn!
để hiểu rõ hơn về chi phí đi vay được vốn hoá bạn chịu khó đọc Chuẩn mực số 16 Chi phí đi vay (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BT ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ tr&shy;ởng Bộ Tài chính) nhé:
Cách hạch toán:
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang khi có đủ các điều kiện được vốn hoá theo quy định thì xử lý như sau:
a) Đối với khoản vốn vay riêng biệt, chi phí đi vay được vốn hoá cho tài sản dở dang được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời)
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Tài sản đầu tư xây dựng dở dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Tài sản đang sản xuất dở dang)
Có các TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)
Có TK 142 - Chi phí trả trước (Chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước ngắn hạn chi phí đi vay)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước dài hạn chi phí đi vay)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Trích trước chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu chi phí đi vay trả sau).
b) Đối với các khoản vốn vay chung, chi phí đi vay được vốn hoá là toàn bộ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào chi phí đầu tư XDCB hoặc chi phí sản xuất sản phẩm mà không phải điều chỉnh các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có các TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)
Có TK 142 - Chi phí trả trước (Chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước ngắn hạn chi phí đi vay)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước dài hạn chi phí đi vay)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Trích trước chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu chi phí đi vay trả sau).
- Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay chung, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
1.3 - Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường hoặc kể từ khi chấm dứt vốn hoá phải tính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 142, 242, 335,…
[FONT=.VnTime]The end [/FONT]
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA