Lập báo cáo Cashflow

  • Thread starter thanhtien
  • Ngày gửi
T

thanhtien

Guest
có bạn nào biết cứu mình với. mình đang lập báo cáo cashflow và gặp vướng mắc ở khâu HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ như sau:

dn mình đang đầu tư xây dựng nhà máy mới.các chi phí phát sinh hạch toán vào XD DO DANG. như vậy XD DO DANG có được đưa vào phần HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ hay không, và có sự phân biệt nào giữa việc trả tiền ngay hay còn đang thiếu nợ khách hàng hay không (đương nhiên là tiền mua vật tư,máy móc cho nhà máy và đang hạch toán vào XD DO DANG)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

Liên-APC

Guest
22/10/04
17
0
0
48
Hà nội
www.fisopro.com.vn
CashFlow có nghĩa là báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Do vậy bạn phải hạch toán đúng các luồng tiền luân chuyển.
XD dở dang chính là hoạt động đầu tư (mua sắm, xây dựng, thuê mua TSCĐ đang tiến hành đều coi là khoản mục đầu tư) Chuẩn mực kế toán quy định TK 241.
Trên Cashflow phản ánh phần tiền đã chi ra cho hoạt động đầu tư, giống như khoản thực tế đã chi ra để mua hàng hóa (chứ không phải toàn bộ giá trị hàng hóa nhập về).
Tùy trường hợp bạn lập BC lưu chuyển tiền tệ trực tiếp hay gián tiếp thì phản ánh CP XD dở dang theo số đã thanh toán hay theo tổng số phát sinh trừ đi (-) số còn phải trả.

Chúc bạn thành công
 
Sửa lần cuối:
T

thanhtien

Guest
cám ơn bạn LuậtGiaPhạm mình vẫn chưa thông lắm nếu mình làm cashflow theo kiểu gián tiếp thì sau. chi phí phát sinh cho XD DODANG mà chưa trả tiền cho nhà cung cấp thì có được đưa vào phần HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ không ?cám ơn.
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Theo knghiệm của I thì làm BC LCTT theo p.pháp trực tiếp thì sẽ dễ hơn nhiều. Bạn thử xem nhé. Để thuận lợi ngoài căn cứ vào tất cả các sổ sách, báo cáo( sổ cái, sổ chi tiết, cân đối kế toán ... ), thì bạn nên lập 2 tờ kê tổng hợp TK 111, 112 và cả 113 nếu có trước.
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Nhân đây I cũng muốn hỏi : Khi nào nên làm cashflow theo p. pháp trực tiếp, và khi nào nên làm theo p.pháp gián tiếp ? Tại sao ?
Điều này I đã băn khoăn từ lâu lắm rồi. Mong nhận được giải đáp. Thanks.
 
T

Thanh Huyen

Guest
Lap bap cao Cashflow

Chao cac ban
Minh cung co nhieu vuong mac ve cash flows. Cho minh xin hoi cac ban la phan “Unrealised foreign exchange (gains)/losses” trong bang cash flows , cach lam nhu the nao?
 
L

Liên-APC

Guest
22/10/04
17
0
0
48
Hà nội
www.fisopro.com.vn
Sự khác biệt cơ bản của 2 phương pháp lập BC lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và gián tiếp là ở phẩn Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, còn hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính thì giống nhau.
Vậy theo mình, phần thanh toán trực tiếp chi trả cho các hoạt động XDCB dù dở dang vẫn được coi là luồng tiền đầu tư. Nếu theo phương pháp gián tiếp thì khi tính luồng tiền của hoạt động đầu tư, bạn chỉ cần căn cứ vào số dư cuối kỳ so với đầu kỳ của TK XD dở dang + Tăng giảm của các TSCĐ - Tăng giảm công nợ liên quan đến đầu tư.
Lưu ý bạn thêm lần nữa:
- Đối với khái niệm hoạt động đầu tư (như báo cáo về tiến độ đầu tư gửi Bộ/Sở KHĐT thì Chi phí XD dở dang được coi là hoạt động đầu tư đã thực hiện dù thanh toán hết hay chưa không quan trọng).
- Đối với kế toán cũng vậy, dù hoạt động đầu tư chưa hoàn thành cũng vẫn được coi là hoạt động đầu tư (TK 241). Nhưng trong BC lưu chuyển tiền tệ thì đang quan tâm đến luồng tiền chi ra nên Chi trả thực tế cho hoạt động mua sắm, XDCB các TSCĐ (dù là dở dang cuối kỳ) được coi là luồng tiền chi cho hoạt động đầu tư trong kỳ. Nghĩa là kể cả công nợ XD dở dang của kỳ trước được trả trong kỳ này cũng được đưa vào luồng tiền của hoạt động đầu tư trong kỳ.

Khi nào thì nên áp dụng phương pháp trực tiếp để lập BC lưu chuyển tiền tệ ? và khi nào theo phương pháp gián tiếp ?
- Phương pháp trực tiếp được dùng khi ta có trong tay các TK111,112,113 được phản ánh một cách đầy đủ và chi tiết nhất các nghiệp vụ phát sinh, có thể tổng hợp được theo từng mục, khoản mục chi phí, từng đối tượng... phục vụ cho việc lập báo cáo.
- Phương pháp gián tiếp được dùng khi ta dựa trên những báo cáo tổng hợp và sổ cái các TK công nợ phải thu phải trả, các TK khấu hao, dự phòng, lãi lỗ... Và chủ yếu so sánh giữa chỉ tiêu tồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ của các TK này, từ đó tính ra được luồng tiền lưu chuyển trong kỳ của từng hoạt động.
Cụ thể hơn, nếu tớ làm kế toán của DN thì tớ đã quen theo dõi chi tiết các TK tiền và tương đương tiền nên tớ thích làm phương pháp trực tiếp hơn.
Nếu tớ làm kế toán thuê cho đơn vị, tớ không muốn ngồi làm lại chi tiết (vì thường các DN này không có KT xịn nên không theo dõi chi tiết đâu) vì vậy tớ làm gián tiếp thấy tương đối nhanh và thuận tiện hơn chăng. Xin hiến chút kinh nghiệm của bản thân để các bạn tham khảo.
Hoặc các bạn có thể đọc kỹ chuẩn mực kế toán số 24 để tham khảo thêm.

Vấn đề hay, mời các bạn tiếp tục trao đổi.
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Cám ơn LuậtGiaPhạm. Mình cũng có suy nghĩ như bạn nhưng chẳng thấy sách nào nói nên khi đọc giải thích của bạn cảm thấy rất thích thú. Bạn là người hiểu rất rõ về lập BCTC đấy. Thực tế mình thấy rất nhiều người xem nhẹ cashflow, hoặc là không hiểu gì về báo cáo này. Vì mình đọc rất nhiều b/c mà chỉ nhìn qua đã biết là sai. Đơn cử như : Tiền tồn cuối kỳ > hoặc < tiền đầu kỳ + tiền lưu chuyển thuần trong kỳ . Với mình thì thấy lập b/c này dễ nhất trong các b/c tchính.
Tuy nhiên vẫn muốn bạn nói một cách dễ hiểu nhất, đơn giản nhất về ý nghĩa của b/c này, được chứ? Thanks.
 
S

SuspenseAC

Guest
CF ff trực tiếp và gián tiếp chỉ khác nhau ở phần hoạt động kinh doanh thôi. phần hoạt động tài chính và đầu tư thì giống nhau.

Làm CF theo phương pháp trực tiếp có 2 cách.

1 là tổng hợp từ cách tài khoản tiền mặt. Cách này dễ nhưng rất tỉ mẩn mà tốn thời gian.

2 là tính toán để suy ra kết quả. Ví dụ: tiền thu bán hàng = Doanh thu + phải thu khách hàng đầu kỳ - Phải thu khách hàng cuối kỳ. v.v.

Làm CF bằng cách tính toán để suy ra kết quả cũng cần chú ý các giao dịch phi tiền tệ. Các giao dịch này cần tách ra khỏi CF. Những biến động về TSCĐ cũng tiềm ẩn nhiều sai sót (ví dụ như phần TSCĐ chuyển từ XDCB dở dang sang).

Đối với ff gián tiếp cần đặc biệt chú ý phần điều chỉnh các khoản mục phi tiền tệ ra khỏi lãi lỗ. Về phần này mẫu CF của hệ thống KT Việt Nam thường không đủ.

Làm CF thật đúng không hề dễ. Phần chuyển đổi CF bằng ngoại tệ khá phức tạp. Còn nếu dụng tới CF của tập đoàn thì ...
 
L

Liên-APC

Guest
22/10/04
17
0
0
48
Hà nội
www.fisopro.com.vn
Halongcity nói:
Tuy nhiên vẫn muốn bạn nói một cách dễ hiểu nhất, đơn giản nhất về ý nghĩa của b/c này, được chứ? Thanks.

Trong các DN của Việt nam, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể: người xem thấy nó khó hiểu nên đều xem nhẹ, người lập cũng không thấy hết giá trị của nó nên làm đại khái, đúng sai không care.

Nhưng các Cty nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài thì lại rất rất quan tâm vì những lý do sau đây:
1. hầu hết mọi hoạt động của DN đều được phản ánh qua chuyển dịch các luồng tiền nên đọc các chỉ tiêu trên CF là hình dung được rất rõ. chủ DN quản lý được tiền thu về, chi ra ra sao, hiệu quả của quản lý tiền.
2. đặc biệt khai thác hiệu quả là lập CF cho kỳ kế hoạch: dự trù nguồn tiền cho hoạt động SXKD được liên tục, néu thiếu thì dự kiến bổ sung ra sao, nếu tiến hành đầu tư thì quản lý luồng tiền đầu tư ntn...
3. CF phản ánh chân thực tình hình tài chính của DN tại các thời kỳ (P & L thì lãi ngất trời nhưng tiền không thu về được, nợ đến hạn và quá hạn không trả được thì DN chẳng thể tiếp tục hoạt động bình thường được, thậm chí có thể bị phá sản trong tình trạng có siêu lợi nhuận. Dư luồng tiền không đủ nhu cầu dự trữ tài chính cho hoạt động.
4. CF kỳ kế hoạch được tính toán trước hết dựa trên CF kỳ gốc, và các kế hoạch hoạt động sắp tới. Đây chính là cách mà những người lập Nghiên cứu dự án khả thi bắt buộc phải làm khi muốn thực hiện một dự án đầu tư, hoặc đơn giản chỉ là một phương án kinh doanh nho nhỏ. Nếu nó đem lại hiệu quả rất cao nhưng không thể cung cấp được nguồn tiền đủ và đúng lúc như tính toán trên CF thì chớ có thực hiện, kẻo không thì sẽ nhanh chóng bị phá sản, trắng tay đấy.

Còn nhiều ý nghĩa nữa làm nên giá trị của CF, nhưng trước tiên, nó chỉ thực sự có giá trị nếu người lập nó thực hiện một cách nghiêm túc và những người đọc nó hiểu được sự cần thiết và tầm quan trọng của nó.

Chúc các bạn thành công hơn.
Cheers,
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA