Rút vốn đầu tư

  • Thread starter ngoclan
  • Ngày gửi
N

ngoclan

Guest
29/10/04
19
0
0
45
nha trang
Là chủ DNTN muốn rút vốn trong vốn đầu tư của mình dùng vào mục đích riêng vậy mình sẽ hạch toán như thế nào?( Doanh Nghiệp chưa có doanh thu)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
ngoclan nói:
Là chủ DNTN muốn rút vốn trong vốn đầu tư của mình dùng vào mục đích riêng vậy mình sẽ hạch toán như thế nào?( Doanh Nghiệp chưa có doanh thu)
Thực ra khi đăng ký kinh doanh, em thấy các cơ quan có thẩm quyền rất khó kiểm soát được nguồn vốn kinh doanh của DN chính xác là bao nhiêu. Có những DN nguồn vốn kinh doanh chẳng thấy đâu nhưng vẫn khai tăng lên cả mấy trăm triệu. :wall:
Do vậy việc hạch toán nguồn vốn kinh doanh trong DN tư nhân có lẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại hình DN khác.
Theo em, Kế toán viên giỏi không nhất thiết là người hạch toán giỏi, mà là người có thể làm cho các BCTC của DN mình "hợp lí, hợp pháp" với cả chủ DN và cơ quan Nhà Nước. :biggrin:
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Đơn giản thôi : Nợ 411/ có 111,112
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình DN chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của mình. Do vậy chủ doanh nghiệp muốn đầu tư thêm hay rút bớt vốn đầu tư đơn giản hơn tất cả các doanh nghiệp khác. Vốn điều lệ ban đầu để thành lập công ty chỉ là ước lệ để chứng minh là DN có tiền kinh doanh thôi còn trong quá trình kinh doanh thì bỏ thêm vốn hay ruút bớt vốn ra hoàn toàn do chủ doanh nghiệp tự quyết định . Họ chịu trách nhiệm "vô hạn" về tài sản của mình mà. Do vậy bạn cứ hạch toán bình thường như Halongcity noi
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Nguyen Hang nói:
Thực ra khi đăng ký kinh doanh, em thấy các cơ quan có thẩm quyền rất khó kiểm soát được nguồn vốn kinh doanh của DN chính xác là bao nhiêu. Có những DN nguồn vốn kinh doanh chẳng thấy đâu nhưng vẫn khai tăng lên cả mấy trăm triệu. :wall:
Do vậy việc hạch toán nguồn vốn kinh doanh trong DN tư nhân có lẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại hình DN khác.
Theo em, Kế toán viên giỏi không nhất thiết là người hạch toán giỏi, mà là người có thể làm cho các BCTC của DN mình "hợp lí, hợp pháp" với cả chủ DN và cơ quan Nhà Nước. :biggrin:

Nhẽ lại thế!
Nếu thế, Kế toán viên giỏi còn phải là người biết biến tiền của người khác thành tiền của mình nữa chứ. Sao lại chỉ dừng lại ở việc làm cho BCTC hợp lý hợp pháp với chủ doanh nghiệp.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Việc rút vốn kinh doanh không hề đơn giản chút nào, nếu đó là vốn pháp định hoặc vốn điều lệ. Trong GAAP về thực thể kinh doanh độc lập có nói rất rõ về tính độc lập trong kinh doanh của DN với người bỏ vốn ra kinh doanh.Hành vi chi tiêu của chủ sở hữu hoàn toàn độc lập với hoạt động công ty của bạn.

Theo quy định hiện nay cơ quan nào cấp đăng ký thì có quyền cấp giáy điều chỉnh vốn đăng ký kinh doanh. Để thực hiện việc giảm vốn, bạn cần liên hệ trực tiếp với cơ quan cấp giấy ĐKKD cho bạn để làm thủ tục. Trong trường hợp bạn rút toàn bộ hay có nghĩa là giải thể doanh nghiệp, bạn phải làm thủ tục theo đúng quy định trong luật doanh nghiệp và thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ có liên quan với các cơ quan thúe và đối tác.

Thông thường để tăng vốn thì rất đơn giản, nhưng giảm vốn thì thủ tục làm rất khó khăn đó . trước hết bạn cần chứng minh về nghĩa vụ thuế và nguyên nhân giảm vốn.

To nguyenhang : theo mình, bạn làm nghề tư vấn, cần có quan điểm đúng hơn về nghề kế toán thì cái nghề này mới bền được. Nghệ kế toán không chỉ cần sự hợp lý hợp pháp, mà ngay bất kỳ câu nào trên ghế nhà trường người ta cũng nói là hạch toán TRUNG THỰC về mặt thông tin, có vậy mới giúp cho việc quản trị DN tốt hơn. Ngoại trừ "kế toán ma"
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
Vâng, cảm ơn bác Vualua chỉ dạy. Em xin tiếp thu ạ.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
Nhân đây em xin hỏi các bác vấn đề như sau:
A,B và C cùng thành lập công ty hợp danh với số vốn góp như nhau là 100M/người. Sau 3 tháng, A muốn rút khỏi công ty.
Cty không có TSCĐ. Các công cụ dụng cụ như máy vi tính, bàn ghế, tủ...và các chi phí lớn khác có giá trị khoảng 120M đang được treo trên TK chi phí chờ phân bổ ngắn và dài hạn.
Vậy phần vốn mà cty sẽ trả lại cho A được tính như thế nào ạ?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Vậy trong điều lệ công ty quy định như thế nào?
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
lannhu nói:
Vậy trong điều lệ công ty quy định như thế nào?
Điều lệ công ty mình giấu kỹ lắm, không xem được nên mình mới phải hỏi. Nếu có thể thì bạn cho mình mượn tạm cái bản điều lệ của công ty bạn để tham khảo nhé :D
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Bạn là người trong cty mà còn không xem được thì sao mình có thể lấy điều lệ cty mình cho bạn tham khảo được:p. Đùa vậy thôi chứ NH muốn xem điều lệ mẫu hay là muốn biết rõ nội bộ cty để giải quyết vấn đề? Mình nghĩ để phục vụ cho công việc thì chẳng ai giấu bạn cả, nhưng cũng có thể cty bạn đặc biệt...Thông thường điều lệ cty quy định, giá trị vốn rút sẽ được tính theo tỉ lệ vốn góp tại thời điểm rút. Đây chỉ là 1 trường hợp NH tham khảo nhé.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Nguyen Hang nói:
Nhân đây em xin hỏi các bác vấn đề như sau:
A,B và C cùng thành lập công ty hợp danh với số vốn góp như nhau là 100M/người. Sau 3 tháng, A muốn rút khỏi công ty.
Cty không có TSCĐ. Các công cụ dụng cụ như máy vi tính, bàn ghế, tủ...và các chi phí lớn khác có giá trị khoảng 120M đang được treo trên TK chi phí chờ phân bổ ngắn và dài hạn.
Vậy phần vốn mà cty sẽ trả lại cho A được tính như thế nào ạ?

Điều này phải tham chiếu 2 nội dung:
1. Quy định trong điều lệ công ty
2. Thống nhất của các thành viên góp vốn.

Giả định A muốn rút mà B và C không đồng ý. Có thể A sẽ rút lại quyết định, khi đó DN vẫn thế; hoặc A quyết tâm rút khỏi hoạt động -> DN buộc phải giải thể nếu B và C vẫn kiên quyết ko chịu.
Cho nên, vấn đề ở chỗ B và C quyết định sao cùng với A?
Tùy sự thống nhất mà có hướng giải quyết khác nhau.

còn trình tự thì đơn giản, có biên bản họp thành viên, có sự thống nhất đc cụ thể trong biên bản họp này, có hồ sơ do phòng ĐKKD - Sở KH&DT hướng dẫn chi tiết và rất đơn giản.

Công việc của kế toán thì theo sự thống nhất của các thành viên, phù hợp với điều lệ, và nội dung kinh tế thực sự phát sinh.

Nguyen Hang nói:
Điều lệ công ty mình giấu kỹ lắm, không xem được nên mình mới phải hỏi. Nếu có thể thì bạn cho mình mượn tạm cái bản điều lệ của công ty bạn để tham khảo nhé :D ?

Nếu thế này thì chịu. Nếu ai đem Điều lệ công ty đi dấu, thì nói người đó ra mà xử lý vấn đề này bạn ạ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA