Mỗi tuần một chuyên đề

Giá thành ở nhà máy chè

  • Thread starter banmaixanh_141005
  • Ngày gửi
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Bác HyperVN hướng dẫn như vậy là theo kế toán Mỹ, kế toán VN đã sử dụng 627 là phải sử dụng 621, 622.
Cách hạch toán cho nhập bán thành phẩm vào TK 1551 cũng chưa hợp lý lắm.
Ở đây chỉ có bán thành phẩm của giai đoạn quay hương được đem nhập kho để tiêu thụ mới hạch toán: N155 (chè quay hương)/Có 1541 (quay hương).
Nếu bán thành phẩm giai đoạn I chuyển sang giai đoạn II thì hạch toán: N1542 (đấu trộn)/C1541 (quay hương).

Việc theo dõi bằng tài khoản nào là do kế toán lựa chọn, các tài khoản 154, 621, 622, 627 có tính chất như nhau, vấn đề là kế toán theo dõi chi tiết cả về giá trị, số lượng và phân loại đối tượng tập hợp chi phí đến đâu cho rõ ràng, minh bạch, dể kiểm soát, đối chiếu định mức. Như mình nói ở trên, trogn quá trình sản xuất chưa tập hợp được giá trị - nhất là giá thành ở công đoạn thứ 2 (của bất cứ loại hình sản xuất hàng loạt nào) nên kế toán phải mượn một tài khoản kho hàng ( vd: 155) để phản ánh số lượng và tính toán giá trị nhập xuất khi tập hợp đủ giá trị chi phí trong kỳ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
banmaixanh_141005

banmaixanh_141005

Trung cấp
20/12/05
72
0
0
thai nguyen
các bác lại cho em hỏi nhé!
chè khi xất ra đấu trộn hoặc quay hương em định khoản là Nợ TK 154 Có TK 152
Còn khi nhập lại thì ĐK là: Nợ TK 152 Có TK 154. Khi xuất ra để sx chè thành Phẩm thì lại ghi Nợ TK 6211 Có TK 152 đc không
Và đối với chè khi đem QH thì sẽ thu đc 1 luợng chè và cám lượng cám, cám này tính giảm vào chi phí thì định khoản như thế nào?
Khi nhập kho chè QH kế toán cũ ĐK: Nợ TK 155 Có TK 154 (lượng chè)
Nợ TK 155 Có Tk 6211(lượng cám)
còn khi xuất ra để QH thì ĐK: Nợ TK 6211 Có TK 152
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
chè khi xất ra đấu trộn hoặc quay hương em định khoản là Nợ TK 154 Có TK 152
Còn khi nhập lại thì ĐK là: Nợ TK 152 Có TK 154. Khi xuất ra để sx chè thành Phẩm thì lại ghi Nợ TK 6211 Có TK 152 đc không
Và đối với chè khi đem QH thì sẽ thu đc 1 luợng chè và cám lượng cám, cám này tính giảm vào chi phí thì định khoản như thế nào?
Khi nhập kho chè QH kế toán cũ ĐK: Nợ TK 155 Có TK 154 (lượng chè)
Nợ TK 155 Có Tk 6211(lượng cám)
còn khi xuất ra để QH thì ĐK: Nợ TK 6211 Có TK 152
Bạn áp dụng chế độ kế toán DN (QD 15) hay chế độ kế toán DN nhỏ và vừa (QD48)? Đã dùng 154 để tập hợp chi phí nguyên liệu ở giai đoạn trước sao lại dùng 621 ở giai đoạn sau?
Cám có thể coi là sản phẩm phụ, hoặc cũng có thể coi là phế liệu.
Việc hạch toán giá trị của cám thu được có thể ghi: N152 (phế liệu cám)/C621, hoặc N155 (nếu coi cám là sản phẩm phụ)/C154.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Việc theo dõi bằng tài khoản nào là do kế toán lựa chọn, các tài khoản 154, 621, 622, 627 có tính chất như nhau, vấn đề là kế toán theo dõi chi tiết cả về giá trị, số lượng và phân loại đối tượng tập hợp chi phí đến đâu cho rõ ràng, minh bạch, dể kiểm soát, đối chiếu định mức.
Vấn đề là các DN ở Việt Nam phải áp dụng chế độ kế toán VN. Nếu áp dụng QD 15 thì phải dùng 621, 622 thay vì đưa thẳng vào 154.
Khi mã hoá TK trên phần mềm cũng phải tuân thủ điều này, còn không sẽ bị coi là không tuân thủ chế độ kế toán.
 
banmaixanh_141005

banmaixanh_141005

Trung cấp
20/12/05
72
0
0
thai nguyen
Trời! ở doanh nghịêp em áp dụng chế độ kế toán doanh nghịêp theo QĐ 15 nhng trên phần mềm khi ĐT anh đó cũng cho vào TK 154, còn khi SX chè nội tiêu thì cho vào 621
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Vấn đề là các DN ở Việt Nam phải áp dụng chế độ kế toán VN. Nếu áp dụng QD 15 thì phải dùng 621, 622 thay vì đưa thẳng vào 154.
Khi mã hoá TK trên phần mềm cũng phải tuân thủ điều này, còn không sẽ bị coi là không tuân thủ chế độ kế toán.

Cách hiểu máy móc thế này tôi phản đối, chỉ loanh quanh mấy cái số tài khoản mà không phản ánh được bản chất công việc, không đáp ứng được yêu cầu quản trị là không phải làm kế toán, tôi không muốn đi xa khỏi nội dung bài viết ban đầu.
"Nếu áp dụng QD 15 thì phải dùng 621, 622 thay vì đưa thẳng vào 154. Khi mã hoá TK trên phần mềm cũng phải tuân thủ điều này, còn không sẽ bị coi là không tuân thủ chế độ kế toán" các QĐ 14 - QĐ 15 là định hướng - hướng dẫn của nhà nước, tuân thủ chế độ kế toán Việt Nam là tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành, tài khoản sử dụng trong mớ tài khoản mà các QĐ này hướng dẫn sử dụng ra sao cho đúng với nguyên tắc của chuẩn mực là vấn đề của doanh nghiệp.
 
banmaixanh_141005

banmaixanh_141005

Trung cấp
20/12/05
72
0
0
thai nguyen
Bây giờ em chẳng bíêt làm sao nữa hết tháng rồi và thời gian thử việc cũng hết đến nơi rồi mà kết quả công việc chẳng đến đau cả
Bây giờ em phải làm sao em chẳng nghĩ đc gì nữa cả
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cách hiểu máy móc thế này tôi phản đối, chỉ loanh quanh mấy cái số tài khoản mà không phản ánh được bản chất công việc, không đáp ứng được yêu cầu quản trị là không phải làm kế toán, tôi không muốn đi xa khỏi nội dung bài viết ban đầu.
"Nếu áp dụng QD 15 thì phải dùng 621, 622 thay vì đưa thẳng vào 154. Khi mã hoá TK trên phần mềm cũng phải tuân thủ điều này, còn không sẽ bị coi là không tuân thủ chế độ kế toán" các QĐ 14 - QĐ 15 là định hướng - hướng dẫn của nhà nước, tuân thủ chế độ kế toán Việt Nam là tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành, tài khoản sử dụng trong mớ tài khoản mà các QĐ này hướng dẫn sử dụng ra sao cho đúng với nguyên tắc của chuẩn mực là vấn đề của doanh nghiệp.
Bác nói vậy thì chưa 1 lần đọc chế độ kế toán Việt Nam rồi. Chắc bác toàn làm cho Tây thôi nên không quan tâm đến chế độ kế toán Việt Nam.
Ở Việt Nam từ chế độ kế toán không đồng nghĩa với chuẩn mực kế toán. Các DN vừa phải tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam, vừa phải tuân thủ chế độ kế toán Việt Nam.
Đành rằng cách hạch toán mà bác đưa ra không sai về quy trình hạch toán, thậm chí có thể coi là hợp lý hơn quy định của chế độ kế toán trong đa số các trường hợp. Nhưng cách đó là theo kế toán Mỹ, theo phần mềm của mấy ông nước ngoài. Đã ở Việt Nam thì trước hết là phải tuân thủ chế độ kế toán Việt nam.
 
M

muontennguoi

Trung cấp
19/1/08
84
0
6
24
sg
Tôi thấy Hien nói đúng đó.
Ở Việt Nam cả Chuẩn mực kế tóan lẫn Chế độ kế tóan (các Thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế tóan) đều quy định phải đi qua 621, 622, 627 trước rồi mới vào 154.

Nếu ghi thẳng N154/C152 thì nên xem lại. Có thể làm như vậy là chưa thấy bản chất của vấn đề, chưa rõ tại sao người ta quy định phải thống nhất tập hợp chi phí vào 621, 622, 627 trước.


Vì vậy banmaixanh nên theo hướng dẫn của chi tiết của HyperVN + lưu ý của Hien hôm trước.

- Chi phí NVL tập hợp vào 621 trước.
- Chi phí NCTT tập hợp vào 622 trước.
- Chi phí SXC tập hợp vào 627 trước.
- Bán TP vẫn chưa phải là TP thì không ghi Nợ 155. Vẫn ghi N1542/C1541 v.v...
- Khi nào xuất BTP ra bán thì lúc đó tính tóan giá thành của nó mà làm thủ tục nhập kho TP đồng thời xuất kho bán luôn.
(Rất có thể thực tế không có động tác nhập kho rồi xuất kho bán, nhưng bạn nên lập cả phiếu nhập + phiếu xuất vì rất có thể 2 năm sau cty sẽ áp dụng PP quản lý là có động tác nhập xuất kho)

Tóm lại quy trình vẫn là 152 -> 621 -> 154 -> 155 -> 632

Đơn giản, không có vòng qua vòng lại giữa 152 và 154. Khi BTP chưa là TP thì nó vẫn còn nằm ở 154.
Khi nào bán được BTP thì kế tóan mới phải tính toán giá thành cho nó để làm động tác nhập xuất kho thành phẩm.

Ngay bây giờ bạn vẫn có thể ghi Nợ 632 / Có 154 nếu xúât BTP ra bán trực tiếp mà không qua kho.
Nhưng như nói ở trên, ngay bây giờ nên xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ sao cho quy trình đó đủ đáp ứng nếu có thay đổi về phương pháp kiểm sóat hàng của BGĐ cty trong tương lai gần. Điều này tùy thuộc vào cảm nhận của bạn. Mục đích là sẵn sàng phục vụ báo cáo quản trị cho BGĐ trong mọi tình huống.
 
banmaixanh_141005

banmaixanh_141005

Trung cấp
20/12/05
72
0
0
thai nguyen
Em k phải làm báo cáo gì cả. Báo cáo đã có chị kế toán tổng hợp làm rồi em chỉ làm về giá thành thôi. M không hiểu tại sao khi kiểm tra số liệu thì lại thấy kho bị âm em cũng chẳng bíêt sao lại âm kho nữa
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Tôi thấy Hien nói đúng đó.
Tóm lại quy trình vẫn là 152 -> 621 -> 154 -> 155 -> 632

Như tôi nói ở bài hướng dẫn về quy trình hạch toán và tính gia thành sản xuất chè, bán thành phẩm, thành phẩm các khâu cuối chưa thể tập hợp giá trị ngay nên nếu chỉ hướng dẫn bạn ấy quy trình "152 -> 621 -> 154 -> 155 -> 632" thì bạn ấy chắc chắn sẽ bó tay nếu làm kế toán quản trị vì chỉ có thể lập các bút toán theo đúng quy trình này vào cuối tháng hoặc cuối một kỳ kế toán khi đã tập hợp đủ chi phí liên quan.

Đơn giản, không có vòng qua vòng lại giữa 152 và 154. Khi BTP chưa là TP thì nó vẫn còn nằm ở 154."
Việc không lập bút toán ghi nhận bán thành phẩm nhập kho có thể được khi là quy trình khép kín với 1 sản phẩm đầu cuối đơn nhất, trong trường hợp sản xuất chè với 3 công đoạn và cho ra vô số loại bán thành phẩm, thành phẩm khác nhau mà bạn không có bút toán nhằm ngắt quãng theo công đoạn sản xuất để ghi nhận số lượng và tính giá thành giai đoạn thì cuối cùng cái TK 154 nó sẽ có một mớ hỗn độn các loại hầm bà làng, khi đó theo bạn ta tính giá thành thế nào đây, đặc biệt trong trường hợp có hao hụt mất mát, ngót đi trong quá trình sản xuất, có sản phẩm phụ, phế phẩm hoặc bán thành phẩm quay đầu về quy trình trước????.

Mình thấy các bạn mới chỉ đang bàn bạc và làm việc với kế toán tài chính - kế toán thuế mà chưa quan tâm tới kế toán hoạt động, kế toán quản trị, khâu quan trọng nhất trong kế toán sản xuất, trong đó các yêu cầu tối quan trọng như kiểm soát quy trình sản xuất, kết quả sản xuất từng khâu, giá thành từng đoạn công việc, kiểm soát các mức tiêu hao chi phí, mức mất mát hao hụt trong sản xuất, phế phẩm, phụ phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất, theo dõi chất lượng nguyên liệu đầu vàovv... từ đó kế toán mới lập được báo cáo sản xuất, phân tích hiệu quả của từng khâu sản xuất, từng sản phẩm hoàn thành.

Khi nào bán được BTP thì kế tóan mới phải tính toán giá thành cho nó để làm động tác nhập xuất kho thành phẩm.
Ngay bây giờ bạn vẫn có thể ghi Nợ 632 / Có 154 nếu xúât BTP ra bán trực tiếp mà không qua kho.

Bạn đưa ra bút toán này trên cơ sở nào? Khi nào thì thực hiện được bút toán này? Vì đằng trước cái TK 154 có cả đống việc phải làm, những cái đó mới là vướng mắc mà bạn banmai đang đau đầu. Nếu được thì mong bạn bổ sung thêm xem ban mai phải làm gì với TK 154 nhé.

Nhưng như nói ở trên, ngay bây giờ nên xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ sao cho quy trình đó đủ đáp ứng nếu có thay đổi về phương pháp kiểm sóat hàng của BGĐ cty trong tương lai gần. Điều này tùy thuộc vào cảm nhận của bạn. Mục đích là sẵn sàng phục vụ báo cáo quản trị cho BGĐ trong mọi tình huống

Câu này thì bạn nói rất đúng, nhưng kể mà bạn chỉ cho người ta thiết lập quy trình ra sao, trong đó phải làm những gì, phương pháp giải quyết ra sao thì có lẽ sẽ thuyết phục hơn.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Như tôi nói ở bài hướng dẫn về quy trình hạch toán và tính gia thành sản xuất chè, bán thành phẩm, thành phẩm các khâu cuối chưa thể tập hợp giá trị ngay nên nếu chỉ hướng dẫn bạn ấy quy trình "152 -> 621 -> 154 -> 155 -> 632" thì bạn ấy chắc chắn sẽ bó tay nếu làm kế toán quản trị vì chỉ có thể lập các bút toán theo đúng quy trình này vào cuối tháng hoặc cuối một kỳ kế toán khi đã tập hợp đủ chi phí liên quan.
Cái này không chắc đúng. Khi đã hạch toán qua các tài khoản đầu 6 thì chẳng có gì khác hạch toán thẳng chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp vào thẳng 154 trong việc xác định chi phí.
Việc không lập bút toán ghi nhận bán thành phẩm nhập kho có thể được khi là quy trình khép kín với 1 sản phẩm đầu cuối đơn nhất, trong trường hợp sản xuất chè với 3 công đoạn và cho ra vô số loại bán thành phẩm, thành phẩm khác nhau mà bạn không có bút toán nhằm ngắt quãng theo công đoạn sản xuất để ghi nhận số lượng và tính giá thành giai đoạn thì cuối cùng cái TK 154 nó sẽ có một mớ hỗn độn các loại hầm bà làng, khi đó theo bạn ta tính giá thành thế nào đây, đặc biệt trong trường hợp có hao hụt mất mát, ngót đi trong quá trình sản xuất, có sản phẩm phụ, phế phẩm hoặc bán thành phẩm quay đầu về quy trình trước????.
Cái này cũng không hẳn như vậy. Không nhất thiết là phải kết chuyển vào tài khoản 155 để tính giá thành các bán thành phẩm. Các sách Kế toán quản trị (cả Việt Nam và Mỹ) hướng dẫn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo quá trình sản xuất (Process Costing) đều có hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán chi phí chuyển từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau mà không cần qua tài khoản "Thành phẩm". Tuy nhiên khi làm phần mềm thì có thể 1 số phần mềm do cách lập trình yêu cầu phải tính giá thành và cho nhập kho "Bán thành phẩm" rồi lại xuất cho giai đoạn tiếp theo. Nhưng một số phần mềm mà em biết đều cho phép hạch toán: N154 (giai đoạn sau)/Có 154 (giai đoạn trước).
Bạn đưa ra bút toán này trên cơ sở nào? Khi nào thì thực hiện được bút toán này? Vì đằng trước cái TK 154 có cả đống việc phải làm, những cái đó mới là vướng mắc mà bạn banmai đang đau đầu. Nếu được thì mong bạn bổ sung thêm xem ban mai phải làm gì với TK 154 nhé.
Vấn đề này liên quan đến tổ chức sổ chi tiết (kế toán thủ công) hay mã hoá tài khoản trong kế toán máy thôi.
Ở đây chúng ta không nên bàn quá sâu về Kế toán quản trị. Bạn Banmaixanh nếu hiểu kế toán quản trị chắc không có những câu hỏi quá đơn giản như thế này. Theo tôi việc hướng dẫn bạn ấy ở đây nhằm mục đích: (1) giúp bạn hạch toán đúng chế độ kế toán; (2) quy trình hạch toán đơn giản; (3) định hướng đến việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA