Câu chuyện cảm động!

  • Thread starter Thamht
  • Ngày gửi
T

Thamht

"Nhóc" ngốc xít
11/12/07
900
5
0
36
Quê tôi ơi! Nay còn đâu!
E vừa đọc bài viết này. Cảm động quá các pác ạ! Các pác cùng chia sẻ nhé!
Chuyện cô bé 16 tuổi làm cảm động cả trời đất
Ngày 24/8/1998, một đám tang vô cùng đặc biệt được tổ chức tại huyện Gia Tường, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Người chết là một cô gái mới 16 tuổi trên là Thẩm Xuân Linh.

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhưng cô được nhận những nghi lễ long trọng nhất của làng, những người anh trai của cô mặc tấm áo tang chỉ được mặc khi đưa tang cha đẻ. Anh trai cô quỳ rất lâu trước linh cữu em gái, người trong làng ai cũng đeo băng tang.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhưng không ai biết rằng, cô gái mười sáu tuổi này thực ra không hề có máu mủ ruột thịt gì với những người còn sống, cũng như với dân làng này, thậm chí cô chỉ là một đứa con gái riêng của mẹ kế mà ngay cả tên trong sổ hộ khẩu của làng cũng không có.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tôi là con ruột của gia đình này[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tháng 6 năm 1994, mẹ của Thái Xuân Linh góa chồng, đem Xuân Linh và đứa em trai từ Long Châu Tập, huyện Phạm Trạch, tỉnh Sơn Đông (TQ) sang huyện Gia Tường với gia đình mới. Bố dượng của Xuân Linh làm nghề thợ mộc, tên là Thẩm Thụ Bình, tính tình hiền lành đôn hậu.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bố dượng có cha mẹ già 70 tuổi, và bốn đứa con trai còn đang đi học. Trong đó anh con cả Thẩm Kiến Quốc đang học Đại học Giao thông ở Tây An. Ba cậu con trai còn lại học trường phổ thông trong huyện.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Gánh nặng gia đình quá lớn, nhưng bố dượng cô giỏi nghề thợ mộc, trong nhà cũng chỉ chi tiêu dè sẻn, nên cuộc sống gia đình cũng tạm đủ.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Khi ba mẹ con Thái Xuân Linh gia nhập đại gia đình ấy, cả nhà đều vui vẻ chào đón, hay có thể bởi nhà toàn đàn ông, giờ có một cô em gái mới, cả ông bà nội lẫn bố dượng đều rất yêu quý Xuân Linh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Khi đó, Linh chỉ vì bố mất, nhà nghèo khó, cô đành bỏ học ở nhà. Bố dượng dứt khoát đưa tiền cho cô đi học trở lại. Trong nhà vốn đã bốn đứa con đi học, giờ thêm Xuân Linh, gánh nặng càng lớn. Ông bố dượng chỉ có cách dành thời gian làm thêm lúc nông nhàn mới đủ cho chi tiêu trong gia đình.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuân Linh vô cùng trân trọng cơ hội được đi học, ngay học kỳ đầu tiên quay lại trường, cô đứng thứ ba trong khối. Ngoài học tập, cô lo liệu việc nhà, lúc nào rảnh rỗi thì giặt quần áo cho các anh, vác gỗ cho bố dượng, ông bố dượng thường khen ngợi:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Bố thật là có phúc mới có đứa con gái ngoan ngoãn thế này.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thời gian hạnh phúc chẳng bao lâu, đầu mùa hạ năm 1995, bố dượng cô trong lúc làm công trình đã ngã từ tầng ba xuống, bị liệt giường. Cột trụ trong gia đình đã gẫy, nguồn kinh tế chính của gia đình bị cắt đứt, và tiền chữa bệnh của bố dượng cô đã mang lại một khoản nợ rất lớn cho gia đình.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thật đáng tiếc, khi mẹ Xuân Linh được bác sĩ cho biết, bệnh của chồng mới sẽ không bao giờ khỏi, cả đời nằm liệt giường, mẹ cô đã rất đau khổ. Bà không thể chịu đựng nổi sự rủi ro liên tiếp từ hai đời chồng, lại biết không gánh vác được một gánh nặng quá lớn từ gia đình chồng, mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bà ôm đứa con trai nhỏ ra đi, bỏ lại một nhà đầy người già, bệnh tật, trẻ con cho dù Xuân Linh năn nỉ, cầu xin mẹ như thế nào.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thấy bố như thế, người con trai thứ hai định xin nhập ngũ, ông bố không đồng ý bởi anh thứ hai và thứ ba sắp cùng thi tốt nghiệp phổ thông, thành tích luôn đứng đầu trường.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Người con thứ ba cũng đòi bỏ học, muốn đi làm để gánh vác gia đình.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Vào lúc cả nhà bàn cãi, Xuân Linh đề nghị cho em nghỉ học, thay mẹ chèo chống gia đình này. Bố dượng cô rơi nước mắt, ngay cả ông bà nội cũng khóc. Bố dượng cô đau khổ nói:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Xuân Linh, bố xin lỗi con! Các anh con đã học chừng đó năm rồi, giờ bỏ đi uổng phí quá, bố biết là làm thế con sẽ thiệt thòi[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ba người anh trai đều nắm chặt tay em gái, cùng thề với bố, cho dù sau này ai thi đỗ đại học, cũng đều nhớ công người em gái.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mẹ Xuân Linh bỏ đi, nguồn kinh tế của gia đình lại mất hẳn chút hỗ trợ cuối cùng. Ông bà nội đều thở dài, bố dượng gạt nước mắt, các anh trai Xuân Linh cũng lo âu, cả nhà rơi vào tình trạng thấp thỏm bất an, buồn thảm. Những người làng an ủi cô bé:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Ở đây cháu không có người thân, hay là cháu quay về nhà ông bà ở bên Phạm Trạch đi![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Không, cháu không đi được, mẹ cháu bỏ đi rồi cháu không thể cũng bỏ đi nốt![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuân Linh nói với bố dượng:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Bố ạ, mẹ con bỏ đi rồi, là mẹ con nhẫn tâm; nhưng con hứa con không bao giờ bỏ nhà đi, con sẽ ở lại đây cùng vượt qua hoạn nạn với mọi người, từ hôm nay con xin được là con đẻ của bố![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Năm đó, Xuân Linh mới 12 tuổi, đổi từ họ Thái sang họ Thẩm.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Làm đồng, việc nhà, chăm sóc người lớn, tất cả mọi việc Xuân Linh đều gánh vác, cô bé làm việc như một phụ nữ thực thụ trong một gia đình nông dân, thức dậy lúc mặt trời mọc, trời tối hẳn mới nghỉ ngơi, cẩn trọng tính toán từng món một trong gia đình để lo liệu qua ngày.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuân Linh biết, để gia cảnh đỡ khó, thì sức khỏe của bố phải tốt lên, cho nên vào những lúc nông nhàn, cô bé không quên chăm sóc chu đáo cho bố. Mùa hè năm 1996, thời tiết nóng bức, bệnh tình bố dượng cô nặng lên, Xuân Linh quyết định đưa bố lên nằm viện trên thành phố Tề Ninh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thu xếp xong việc nhà, cô kéo bố lên thành phố chữa bệnh. Đường đất 80 km, cô kéo xe hết đúng hai ngày một đêm. Khi đến nơi, chân cô đã lở ra, vai kéo sưng u lên một cục lớn.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Để tiết kiệm tiền, Xuân Linh đã ngủ trong nhà để xe đạp của bệnh viện, người trông xe tưởng cô là ăn mày, đã mấy lần xua cô ra ngoài. Xuân Linh đành kể hết sự tình, ông già trông xe cảm động quá, không chỉ cho cô mang chiếc xe kéo đặt vào tận bên trong nhà xe, còn kiếm cho cô một cái màn chống muỗi.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Dưới sự chăm sóc của con gái nhỏ, bệnh của bố dượng cô dần ổn định hơn, cô lại kéo bố về quê trên chiếc xe ấy.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Vừa về đến quê, là vào vụ thu hoạch lúa mạch, các anh đều đang ở trường, ông bà nội chỉ có thể giúp cô nấu cơm và bó những túm lúa, thế là hơn bảy mẫu đất lúa mạch đang chín, lại một mình Xuân Linh cắt. Để kịp thu hoạch, suốt mấy ngày liên tục cô bé ngủ lại ngoài ruộng lúa, mệt tới mức không chống đỡ nổi nữa thì nằm ngủ luôn trên lúa mạch, ngủ dậy lại cắt tiếp.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Vì quá lo lắng, lại vì lao lực, miệng Xuân Linh nở những mụn nước nhỏ, tay chân xước máu. Thật sự cô bé đã kiệt sức, còn lại hai mẫu lúa mạch nữa.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đều là lương thực gia đình trông vào đó![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cô bé bất lực đứng giữa ruộng lúa mạch khóc nức nở không thành tiếng, khóc tới mức hàng xóm chung quanh thấy thương hại quá, bèn tới năm tay mười tay giúp cô gặt nốt mảnh ruộng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đợt thu hoạch khó nhọc đó đổi lại được lương thực đủ ăn cho cả gia đình.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Anh thứ hai đã đỗ kết quả rất cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, nhờ kết quả đó, anh được tuyển vào trường đại học Đồng Tề ở tận Thượng Hải.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cầm giấy báo nhập học của anh thứ hai, Xuân Linh chạy như bay về nhà quên hết mệt nhọc, nhảy lên vui sướng. Nhìn đứa em gái vừa bé vừa đen, người anh thứ ba là Thẩm Kiến Văn rớt nước mắt tủi thân vì thi trượt đại học.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thẩm Kiến Văn buồn rầu nói:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Anh xin lỗi, em đã vất vả vì cả gia đình, mà anh lại thi trượt![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Vừa nói anh ba vừa khóc. Xuân Linh hốt hoảng nắm lấy tay anh:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Năm nay thi trượt thì năm sau thi tiếp, anh đừng nản chí như thế![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thẩm Kiến Văn quyết định không thi đại học nữa, ở nhà kiếm sống giúp em gái. Xuân Linh không đồng tình:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Em chịu vất vả cũng chỉ vì muốn các anh học lên đại học mà thôi! Anh thất bại là em cũng thất bại![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ba nghìn Nhân dân tệ học phí là gánh nặng quá lớn với cả gia đình. Vào lúc bất lực ấy, Thẩm Xuân Linh nghĩ đến chuyện đi bán máu.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Lần thứ nhất đến nơi bán máu, vì quá nhỏ tuổi, bác sĩ không đồng ý![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Lần thứ hai, cô nói dối tuổi mình, cuối cùng được bán 200 ml máu. Cầm được 400 tệ tiền bán máu, nỗi buồn bã của cô vẫn không bớt đi. Vì 400 tệ so với 3.000 tệ thì còn quá ít ỏi. Như cốc nước hắt vào đống lửa, chả thấm vào đâu.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ba ngày sau, cô quay trở lại trạm y tế. Lần này, nói kiểu gì bác sĩ cũng quyết không lấy máu của Xuân Linh. Quá lo lắng, cô đành quỳ xuống cầu xin bác sĩ, và kể cho ông biết lý do.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bác sĩ trầm ngâm rất lâu, cuối cùng ông thở dài bảo:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Thôi được, chỉ một lần này thôi nhé! Lần sau cháu đừng đến đây nữa, cháu còn quá nhỏ, cơ thể còn đang phải lớn nữa![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ông bác sĩ chỉ rút một lượng máu rất nhỏ tượng trưng, rồi móc túi ra đưa cho cô 700 tệ, làm Xuân Linh vô cùng cảm động.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Về nhà, Xuân Linh đưa tiền cho bố dượng, bố vội hỏi tiền ở đâu ra mà nhiều thế này, cô nói dối là đi vay người ta.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bố cô cầm tay con xem xét, lại móc từ túi cô ra hai tờ giấy bán máu.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cả nhà cô đều kinh hãi.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhưng số tiền đó còn lâu mới đủ được, dù chỉ một nửa học phí cho người anh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bố dượng cô quyết định bán đi một phần mảnh đất từ ngôi nhà cũ của họ, ông bà nội cũng bán ba cây dương vốn định dành gỗ để đóng quan tài cho ông bà sau này. Khi bố dượng không đồng ý bán ba cây dương, ông bà nói:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Máu của Xuân Linh còn không tiếc, chúng tôi còn cần quan tài để làm gì nữa![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Dưới sự nỗ lực của toàn gia đình, tiền học cho anh hai, anh ba cuối cùng đã thu xếp xong. Để anh Thẩm Tiến Quân có thứ để lên trường, suốt mấy tối liền Xuân Linh thức khuya khâu vỏ chăn mới và giầy vải cho anh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Vào lúc lên đường, Xuân Linh ra bến xe tiễn anh, cô nói:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Anh ạ, nhà mình tuy nghèo, nhưng khảng khái, anh phải học cho ra học, anh đừng lo lắng chuyện ở nhà, cũng đừng tự khắc nghiệt với bản thân mình quá, anh cần tiền tiêu cứ viết thư về cho nhà nhé, em sẽ lo cho anh![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thẩm Tiến Quân không nén được, ôm lấy đứa em nhỏ vào lòng, cảm động trào nước mắt.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Có thể bỏ rơi cha, không được phép bỏ rơi em[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Những người anh lên đường đi học rồi, Xuân Linh bắt đầu tính toán xem làm cách nào kiếm tiền để chữa bệnh cho bố, lo học phí cho các anh trai. Ban đầu, cô định theo chân các chị trong làng ra ngoài đi làm kiếm tiền, nhưng ở nhà còn hai người già và một người bệnh đều cần chăm sóc, cô chỉ có thể ở lại. Cân nhắc kỹ, cô quyết định trồng bông.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trồng bông không giống như trồng những cây khác, không chỉ phí sức trồng trọt, ngay khoản phun thuốc sâu cho bông cũng rất nguy hiểm, nhưng Xuân Linh tính nhẩm ra, một năm trồng bông có thể thu lãi được 8-9 nghìn Nhân dân tệ (16-18 triệu VND), cô không trù trừ bắt tay vào làm ngay.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cô háo hức trồng xuống cây bông, nhưng chẳng mấy lâu, khu vực Lỗ Tây Nam (mấy huyện thuộc Sơn Đông) gặp dịch sâu xanh trên lá bông (Helicoverpa armigera) tràn tới, vụ dịch làm Xuân Linh cuống quýt, cô bé người còn chưa cao bằng ngọn cây bông đã cõng bình xịt thuốc sâu nặng hơn 20kg sau lưng đi dọc ruộng bông để xịt thuốc.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cô nghe người ta nói, lúc chính ngọ thời tiết nóng nực nhất, là lúc trừ sâu có hiệu quả lớn nhất. Cô liền chọn lúc giữa trưa nắng to đi phun thuốc sâu, mặt trời rát bỏng trút nóng xuống cánh đồng bông hầm hập như một lò hấp khí nóng, làm Xuân Linh không thở nổi. Cô chỉ có thể chạy phun một hàng rồi chạy ra hít thở không khí. Một ngày vào lúc chính ngọ, vì thùng thuốc sâu bị rò chảy, cô trúng độc, ngất đi.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Người làng khiêng Xuân Linh về. Lúc tỉnh lại, cô không để ý đến sự ngăn cản của người bố nằm liệt giường, lại đòi chạy ra ruộng bông luôn. Năm đó, bông được mùa thu hoạch lớn, nhưng vì thế mà giá thu mua bị dìm xuống rất thấp, và Xuân Linh vẫn không thể kiếm được khoản tiền như cô mong muốn.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đầu óc thông minh của Xuân Linh lại suy tính, cô đang nghĩ có cách nào kiếm được tiền nhanh nhất. Lúc nông nhàn, cô đã từng theo người làng đi thu mua hoa hòe, cành liễu (dùng như sợi bàng, sợi chiếu cói của VN), cũng từng đi bán mũ nan, đậu tương. Sau này, cô nghe người ta nói táo Tứ Thủy ở huyện bên rất rẻ, cô lại cùng ông bác trong làng đi Tứ Thủy buôn táo.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Hàng ngày, sau bữa tối, cô kéo xe kéo lên đường, lúc trời hơi rạng thì tới được vườn táo, chất đầy xe táo rồi quay về ngay. Đàn ông thanh niên kéo một xe, cô cũng kéo một xe. Dọc đường, người ta đều ăn táo giải khát, cô thì chưa từng ăn một quả táo nào, ngay cả những quả dập nát cũng giữ lại phần bố, cho ông bà ăn.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa thấy đứa em 14 tuổi vất vả như thế, quá áy náy, quyết định bỏ học và cũng trốn nghĩa vụ quân sự, ở nhà kiếm sống thay em.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuân Linh khuyên anh thế này:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Em hâm mộ nhất trên đời này là quân nhân, anh ở nhà rồi sau này anh sẽ ra sao? Anh cứ đi đi, em vẫn còn chống đỡ gia đình này được.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ngày anh tư lên đường, Xuân Linh rút từ trong túi ra một ít tiền lẻ nhàu nát dúi vào tay anh trai:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Đây là 80 tệ, tiền em dành riêng ra, anh giữ lấy để tiêu vặt, vào bộ đội rồi anh nhớ cố gắng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thẩm Kiến Hoa mắt rưng rưng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mùa xuân năm 1997 là mùa xuân vui sướng hạnh phúc nhất của Xuân Linh. Tết năm đó, ngoài người anh thứ tư đang ở bộ đội, cả ba anh trai đều quay về nhà ăn tết. Và ai cũng mang quà về cho cô em gái. Người anh cả là sinh viên mang tặng em một bộ quần áo mới, người anh thứ hai cũng là sinh viên tặng em một chiếc khăn màu hồng, người anh thứ ba đang ôn thi cũng mua cho em một hộp kem trang điểm.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuân Linh ôm tất cả quà vào lòng vui sướng, nhảy lên cười, lúc đó cô bé quay trở lại vẻ ngây thơ con nít vốn có. Bố gọi ba đứa con trai đến bên giường:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Các con phải báo đáp cho Linh, vì nó đã quá khổ sở rồi. Ngày sau các con trưởng thành, các con có quyền quên bố đi, nhưng không bao giờ được phép quên Xuân Linh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tình thân vĩnh viễn[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Công việc nhà nông bận rộn, nhưng Xuân Linh không quên bệnh của bố dượng, hễ có hy vọng, ngại gì đường xa núi cao, cô đều kéo bố đi. Trời xanh không phụ người có công, bệnh của bố dượng đã đỡ hơn rất nhiều, đã có lúc ông chống được gậy đứng lên. Những người anh học hành tấn tới. Anh cả Thẩm Kiến Quốc sau khi tốt nghiệp đại học đã thi đỗ để học tiếp Thạc sĩ.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa đã được vào Đảng trong quân ngũ, được đề bạt lên làm trung đội trưởng. Tháng 9/1997, người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn cũng thi đỗ cao đẳng, được Học viện Đông y Sơn Đông nhận vào học.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tháng 3/1998, bà nội bỗng dưng bệnh nặng, lúc lâm chung, bà cụ nắm chặt lấy tay Xuân Linh nói: “Xuân Linh, cả đời bà chẳng có gì tiếc nuối, vì đã có một đứa cháu ngoan như cháu, bà chỉ thương xót cháu thôi!” Nói rồi bà lần từ dưới gối ra một chiếc vòng tay bằng ngọc đưa cho Xuân Linh, Xuân Linh không dám cầm. Ông nội nói: “Xuân Linh, đấy là thứ bà nội định để dành cho cháu dâu đầu, nhưng bà nội nghĩ, cái vòng này nên để dành cho cháu, cháu hãy nhận cho bà mãn nguyện đi!”. Xuân Linh nuốt nước mắt rưng rưng nhận lấy.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sau khi bà nội mất, người anh thứ tư viết thư về, nói sẽ chuẩn bị thi vào trường quân sự, nhưng khi biết bà nội vừa mất, trong nhà đã lo liệu hết tiền, anh bèn quyết định bỏ cuộc. Xuân Linh đọc thư, lo lắng, cô liền tìm người nhờ gửi thư cho anh trai khuyên ngăn, và gửi kèm theo đó 200 tệ, để anh trai mua sách vở ôn thi. Cô nói: “Anh ạ, thi vào trường quân sự là việc lớn cả đời anh, đừng để khó khăn trước mắt làm ngăn cản việc cả đời”.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đúng lúc đó, mẹ Xuân Linh đã bỏ đi biệt tăm tích lâu nay, bỗng gửi thư về cho cô, thì ra mấy năm nay, mẹ cô bỏ đi rồi đã làm một tờ giấy li hôn giả mạo với bố dượng, rồi sang huyện Bình Dương ăn ở với một ông có tiệm thực phẩm, cuộc sống khá sung túc. Mẹ cô nghe qua người khác mới biết con gái mình mấy năm nay chịu cực khổ vô vàn, trong lòng bà rất ăn năn. Mẹ cô gửi thư tới muốn bảo con gái bỏ sang huyện Bình Dương, hứa sẽ tìm cho cô một gia đình đàng hoàng để gả chồng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đọc lá thư của mẹ, Xuân Linh nước mắt dào dạt, rất muốn được sống một cuộc sống đơn giản vô lo của một cô con gái bên cạnh mẹ. Nhưng cô cũng không thể nào bỏ rơi gia đình này, cái gia đình nghèo khổ hoạn nạn, nhưng cả nhà đều chân tình yêu thương cô![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bố dượng biết con gái khó xử, khuyên cô:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Xuân Linh, đi tìm mẹ con đi! Bố không trách con, cả nhà ta đã khổ, kéo theo cả đời con khổ theo thì bố không nỡ lòng nào![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuân Linh cắn chặt môi, quỳ xuống trước giường bệnh của bố:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Bố ạ, khổ sở nữa con cũng chịu được, bố đừng đuổi con đi![/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuân Linh nhờ người viết thư trả lời mẹ rằng, cô không muốn theo mẹ.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Một ngày tháng 9/1998, vì muốn kiếm tiền cho anh trai thứ tư ôn thi, cô lại nghĩ đến việc đi bán máu. Sau rất nhiều lần cầu xin, cuối cùng bác sĩ đã đồng ý, lấy 300ml máu của cô. Vốn thân thể gầy gò yếu ớt vì thiếu dinh dưỡng, giờ Xuân Linh càng yếu.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhưng cô lấy lại tinh thần, đi ra bưu điện gửi mấy trăm tệ đó cho anh. Lúc liêu xiêu qua đường, vì không còn tinh thần để ý kỹ, cô bị một xe tải lớn chở các cuộn sắt gạt ngã, bánh xe lớn nghiến qua người Xuân Linh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tin dữ đến, ông nội cô không chịu đựng nổi, đổ bệnh liệt giường, bố dượng Xuân Linh cũng ngất đi nhiều lần. Người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn là người đầu tiên biết tin này, anh chạy về nhà, chỉ còn biết khóc bên thi thể em.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Người anh thứ hai Thẩm Kiến Quân nhận được điện báo, suốt hai ngày đi tàu về không ăn không ngủ, khóc từ Thượng Hải về đến Sơn Đông.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ở tít tận Tây An, người anh cả Thẩm Kiến Quốc đang học thạc sĩ được tin cũng khóc rụng rời, không thể về dự đám tang được, anh điện về nhà: “Em gái yêu quý, em dùng tấm lòng người mẹ để gánh vác cả gia đình này, dùng đôi vai yếu ớt để dựng lên một niềm hy vọng, cả gia đình mãi mãi yêu em.”[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Vừa nhận được giấy báo nhập học của Học viện Lục quân Quế Lâm, người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa cũng đồng thời nhận tin em chết, anh ngã ngất đi trên thao trường. Tỉnh dậy liền vội vã về quê.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhưng ở quê, những người chết trẻ vị thành niên không được phép tổ chức đám ma, ngay cả nghĩa trang của dòng họ cũng không được phép vào chôn cùng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuân Linh đến đây sống bốn năm, họ tên thì đã đổi, nhưng hộ khẩu thì không có, ngay cả tư cách là dân chúng của địa phương cũng không có, không được coi là người làng. Nhưng những người già trong làng cảm động trước cuộc đời hiếu nghĩa của Xuân Linh. Người già nói, đứa con gái tốt đẹp thế, chết rồi thì tại sao còn phải để nó phải chịu tức tưởi nữa.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nhà văn Lưu Hồng, người đã từng đến viết bài phỏng vấn Xuân Linh hồi trước cũng đến dự tang lễ, và viết một bài ai điếu cho cô bé:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]“Em, là một đóa hoa giữa thung lũng, một vệt mây ở bên trời, lặng lẽ đến, lại lặng lẽ đi.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đôi vai nhỏ gánh đầy tình người, tâm hồn nhỏ nâng đỡ cả gia đình, tuổi còn trẻ như thơ như họa, như tơ như khói, lại đầy gian nan khốn khó vất vả.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Em đi rồi, nhẹ như thế, như đám mây bên trời xa, câu chuyện để lại nặng như thế, ân tình cao như núi Thái Sơn...”.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Những người con gái đều có những son phấn của riêng mình, có lẽ Xuân Linh cả đời chưa chạm vào son phấn, nhưng cô vẫn là người con gái đẹp nhất.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Năm 2007, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dự định làm một bộ phim truyền hình 100 tập về 100 tấm gương tốt cảm động thời nay, lấy tên phim là “Câu chuyện của chúng tôi” để giáo dục thế hệ trẻ Trung Quốc, câu chuyện về Xuân Linh sẽ được dựng lại ở tập mười sáu.[/FONT]
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

DoanThienHuong

Guest
29/5/08
31
1
0
Ha Noi
Câu chuyện này mình thấy thật sự rất hay. Một câu chuyện có thật về một cô gái đấy nghị lực và biết hi sinh vè người khác..Cô đã ra đi nhưng đã để lại cho đời một bài học về tình yêu thương và sự hi sinh trong cuộc sống phải không các bạn.
"Khi bạn chào đời bạn bật khóc mọi người ở xung quanh bạn cười vui, hãy sống sao cho tốt để khi bạn từ giã cõi đời mọi người ở xung quanh bạn bật khóc còn bạn lại mỉm cười xung sướng". Cô bé đã làm được điều đó.
 
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
553
0
0
Đồ nhà quê!
Thực sự cảm động.
So với có bé này, những cố gắng của mình ko thể đem ra so sánh được!
Cảm ơn Thamht đã post bài này!
Trân trọng!
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Mình cũng muốn "ké" 1 truyện nhé :)
----------​

Cà rốt và củ hành

Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những ''trò chơi'' vừa chán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳng giống thường ngày Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: "Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi".

Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: ''Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.

Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.

Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách.


Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: "Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: "Con lên lầu sống với bố”.

Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”.

Củ Hành cũng khóc ti tỉ: "Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu".

Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay".

Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố.

Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố".

Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: "Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu".

Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hành cũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối.

Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!


Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào.

Cà Rốt hỏi: "Hôm nào cũng đi muộn thế?”.

Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: "Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?".

Củ Hành lắc đầu: "Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước".

Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?".

Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: "À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng".

Cà Rốt bảo: "Bố thế là hư rồi".


Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.


Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm".

Cà Rốt cũng khúc khích: "Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy".

Củ Hành xịu mặt: "Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?''.

Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: "Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”.

Củ Hành hỏi: "Mẹ bảo thế à?

Cà Rốt gật đầu: "Ừ".

Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị".

Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu...


Một hôm... Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.

Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn".

Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”.

Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.

Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.

Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn.

Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.

Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới: “Em thích chạy". Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: "Ôi ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào''.


Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”.

Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường.

Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng".

Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ".

Mẹ lạnh lùng: "Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.


Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu.

Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.

Hai vai bố như xệ hẳn xuống.

Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?".

Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê.

Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.


Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?

Chi không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần.

Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họ như âu yếm chị.

Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người.


Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Đàn ông ai chẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.

Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp.


Chị biết rõ mình không thể lướt qua mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghỉ đến hình ảnh anh nằm với người khác ư? Chị không chịu nổi.


Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị, được không?".

Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.

Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim.


Ra tòa, anh bảo: "Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được".

Chị lạnh lùng đề nghị: "Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai".


Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm.


Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.

Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh "gần nhà xa ngõ'' cho xem.


Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đón sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.

Cô bảo: "Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”.

Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: "Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?".

Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.

Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.

Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non" như thế rồi sao? Bố hối hận quá.


Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ.

Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.


Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều.

Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.

Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.


Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ.

Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế?

Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố?

Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao.

Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao.

Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?

Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?...

Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết.

Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành.

Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?


Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.

Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.

Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.

"Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt.

Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé".

“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?".

"Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”.


“Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi...".


Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm.

Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu.

Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình.

Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.

Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng.

Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả...".


Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: "Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm...”.


Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức.

Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại.

Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.

Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoa tay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửi mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc...

Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh. Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức.

Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.

Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệ lắm ...".

Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.

Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu".


Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu... nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.

Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ.


Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.

Anh lặng lẽ nhìn chị.

Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em...”.

Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.


Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.

Củ Hành bảo: "Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị. Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: "Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ".

Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn xe loang loáng rọi vào.

Củ Hành reo: ''Bố đến rồi”.

Cà Rốt cũng reo: "Mẹ đến rồi".

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ".

Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm"...


(Sưu tầm từ blog của 1 người bạn)
 
huemis

huemis

sonbt@eurowindow.biz
2/11/05
280
0
0
42
ha noi
Bức thủ tình cảm động........

Mình xin góp một bài được không............

Gởi anh yêu, người em luôn thương nhớ!

Lại xấp tới ngầy 14 tháng 2 rồi, là ngầy mà em thấy cô đơn nhất, anh có hiểu được không?
Nhớ ngầy trước, em củng hồn nhiên ngây thơ, củng vui đùa cùng chúng bạn, em chưa hề nghỉ tới sẽ có một ngầy em sẽ khổ, và càng không hề nghĩ ra được cái khổ sẽ đến với em như thế nào.
Từ khi gặp được anh thì mọi việc điều đổi khac, con người em đã dần mất cả nụ cười. Và củng từ đó, nổi cô đơn đã làm bạn với em xuốt mấy năm trời.
Anh biết không? Lần đầu em nhìn thấy anh, em thiệt không hề có ý nghĩ gì về anh cả, em vốn không hề biết anh là ai, không biết anh cư ngụ nơi nào, và củng không thích thú làm quen nữa.
Nhưng có lẽ trời xui đất khiến nên tối hôm ấy đã cho em nằm mơ thấy anh. Trong giấc mơ em thấy mình cùng bị người ta bắt đi, anh ngồi bên em, vì xuốt đường dài mệt mỏi nên anh đã gục đầu vào vai em mà thiếp đi. Không hiểu sao cái gục đầu của anh lại cho em một cảm giác rất chân thật, em cảm thấy như mình đã quen nhau từ lau lắm, cảm thấy như có một nguyện vọng đã được thực hiện, và cảm giác mình rất hạnh phúc. Khi em tỉnh giấc và biết rằng mình nằm mơ, thì hởi ơi em mong sao có thể diển tã được cảm giác lúc bấy giờ của em, đó là một cảm giác mất mát và thất vọng một cách nảo nề, thậm chí em đã gần như rơi nước mắt.
Từ đó em đã bắt đầu thích thú về anh và tìm hiểu được rất nhiều điều về anh, tên, tuổi,nghề nghiệp, thậm chí địa chỉ nhà anh em cũng biết.
Nhưng điều em biết rõ ràng nhất là chúng ta đang sống trong hai hoàn cảnh khác nhau, tương lai của anh thì như một vì sao đang chói sáng, còn bản thân em thì lại quá tầm thường, không có chút gì gọi là xứng đáng với anh, trong khi đó bên cạnh anh có rất nhiều mỹ nhân xoây quanh và còn một người luôn ở bên cạnh anh mà người ta thường khen là xứng lứa vừa đôi.
Đời cho em mạng khổ, nên xui khiến đóa hoa tình đầu chưa kiệp hé đã phãi vùi chôn. Em chỉ đành mang mối tình tuyệt vọng, để âm thầm chúc phúc cho anh.
Nhưng rồi em cũng chẳng quen được anh, mổi lần gặp anh là tim em như ai xé, trái tim em thổn thức và nhức nhói một cách khó thở. Em thường tự an ủi mình bằng cách nghỉ xấu về anh để tạo lý do khiến em có thể quên anh. Rồi sau đó em cứ tưởng mình đã quên được anh, nhưng em biết là không, vì mổi khi em buồn vì gặp phải nhửng chuyện không như ý thì em lại nghỉ tới anh, em mơ ước anh có thể ở bên cạnh em, dù dưới hình thức một người bạn thường, em chỉ mong có thể được tâm sự với anh, có thể nhìn ngấm anh và chỉ mong anh có thể nói một lời nào với em.
Em luôn mong anh được thành công và hạnh phúc, đó là lời thật từ đấy lòng em.
(Sưu tầm)
 
Sửa lần cuối:
hatuanh

hatuanh

Trung cấp
15/7/06
102
0
16
43
Hà Nội
Cái câu chuyện trên ấy, mình thấy cô bé đấy giàu lòng hi sinh thật nhưng mấy cái ông anh kia, sức dài vai rộng chả biết sinh ra trênđời để làm gì. Đã thế học xong đại học, không thương và lo cho em còn bày đặt học thêm cao học, càng thương cô bé càng thấy căm thù mấy ông anh kia, sống trên mồ hôi, nước mắt và máu của chính em mình, đã thế lúc em mất còn khóc lóc cái nỗi gì, không phải sự hi sinh nào cũng đáng giá.
 
N

Ngoi sao nho

Guest
16/4/08
24
0
1
ba la
Cac bac biet khong, Em dang khoc. Cau chuyen cua cac bac rat cam dong.
 
V

VanChau

Cao cấp
29/10/05
595
1
16
43
Ha Noi
www.prospace.com.vn
Lần đầu nghe chuyện của em cách đây 3 năm, tôi đã nhìn lại em chăm chú...
Như những học sinh mới lớn khác, năm học cấp 3 em yêu, một cậu bạn học cùng, tình yêu hcọ trò lãng mạn và đầy thi vị. Có ai ngờ tinh yêu đó kết thúc bằng sự lỡ dở của em, có thai em ko biết phaỉ làm gì? cưới? phá bỏ? Gia đình chọn cho em: về quê, sinh con và học tiếp. Tủi hổ và nghẹn ngào cay đắng. Tuổi hoa kết thúc, khi em mới bắt đầu. Sinh con và tiếp tục con đường, ko dám đối mặt với con trai mình, em làm người ta vừa thương vừa giận. Người tình đầu tiên đã chỉ còn là 1 kẻ đớn hèn, 1 vết sẹo ko lành.

Rồi em học xogn TC, đi làm, có người yêu. Mọi thứ đến với em thật nhè nhàng và đơn giản, mọi người lại mừng cho em có 1 cuộc sống mới, đi lên từ sai lầm, nhưng em thực sự đã làm gia đình yên tâm, có lẽ… ngày kết hôn, tuần trăng mật, tháng trăng mật là những ngày đày đọa thân xác em. Một người đàn ông lịnh lãm, ga lăng, nam tính, giàu có, niềm mơ ước của bao cô gái, em đã nghe ko thiếu những lời ca tụng đó ban ngày, nhưng khi đêm về đó là 1 con thú. Tình yêu ko phải là sự trà đạp, hành xác và đau đớn cả về thể xác và tinh thần như thế phải ko em? 3 tháng thì em chỉ còn là cái xác gia đình mang về với đủ thứ bệnh tật và tàn tạ. Người chồng đầu tiên đã chỉ là 1 con thú cào cấu trái tim em với trăm ngàn vết thương ko lành.

Không thể tin vào mắt, em cười thật đẹp, em mới chỉ sinh năm 81, mà trong em đã như cây khô. Hình bóng đó tôi vẫn ko quên, dù đó là chuyện của 4 năm về trước, hôm nay, lần thứ 2 nghe kể về em, tôi vẫn như thấy lại nụ cười đó, ánh mắt dịu dàng đó.

Em đã vượt qua mọi khó khăn, đã đối mặt với sự thật, với xã hội. Đã nhận lại con, nuôi con bằng chính đồng tiền kiếm được, đã bỏ bao mồ hôi nước mắt xây dựng nên sự nghiệp của mình, hạnh phúc đến với em có phải là quá ưu ái? Sao lại lấy đi của em khi em mới ccảm nhận thấy? Khi biết chân trọng những cái mình có, biết yêu thương và được yêu thương thì bác sĩ báo em bị bệnh tim, ko thể có chồng và ko thể có con. Người phụ nữ tìm được hạnh phúc của đời mình sẽ lựa chọn ntn giữa hạnh phúc bên người yêu và cuộc sống? Em chọn hạnh phúc gia đình, em quá cần 1 tình yêu, cần hạnh phúc, cần 1 mái ấm của riêng mình. Em đi con đường của mình, anh ấy là hạnh phúc của em. Em đã có và em ko thể mất hạnh phúc đó. Lựa chọn đó, hạnh phúc đó có quá ngắn ko em?? Hay ko thể định nghĩa và ko có giá ?? Không 1 lời, em và thai nhi 4 tháng ra đi đột ngột… lựa chọn nào cho người ở lại? cho công việc đang chờ em? Người đàn ông đầu tiên mang hạnh phúc đến cho em llại là nguyên nhân em hy sinh tất cả.

Cuộc sống quá ngắn ngủi phải ko em? Tôi xin kể chuyện của em, chỉ để cho gió cuốn đi.
Tôi cũng ko đọc nổi tâm tư mình khi nghe chuyện về em, chỉ thấy muốn nói cho em 1 tiếng với đời.
Ngoảng nhìn lại cuộc đời mình dù chỉ 1 giây.
 
Hoadonbanle

Hoadonbanle

Guest
19/5/05
613
0
0
20
Xóm liều...
toi don g y voi nhan xe la cac ong anh rat vo tich su. tan nhan voi nguoi khac qua. va cau chuyen co tinh hu cau ưa lon . kho ma co chuyen do o tren doi. con nguoi thi ai cung co tinh cum ca ma
 
nguyen kim hue

nguyen kim hue

Cao cấp
15/10/07
522
0
16
Hà Đông - Hà Nội
Tất cả những câu chuyện đều được bắt nguồn từ thực tế, từ đời sôngs thường nhật hàng ngày, được hư cấu, biến chuyển đi dề có những câu chuyện như hôm nay mọi ngưòi đwocj đọc
 
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,407
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
Nếu quả thực là chuyện thực thì tôi chỉ muốn đấm vào mặt mấy thằng anh của cô bé đó 1 trận, Là đàn ông con trai kể cả học cao mấy thì cao, lại để bố già ốm ở nhà để em gái nuôi ăn học. **** ko thể chấp nhận được.
 
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
553
0
0
Đồ nhà quê!
Thành quả nào cũng phải có sự hy sinh! Sự hy sinh của cô gái đã được đền đáp!
Biết rằng như vậy là "chỉ nghĩ đến bản thân"..nhưng...chỉ cần nghe những lời nói của cô gái "động viên các anh" họ cũng biết tự bản thân họ phải làm gì để cố gắng xứng đáng với cô em gái.
Người mà mình ghét nhất chính là mẹ đẻ của Xuân Linh! - đó mới thực sự là 1 người đàn bà khốn nạn và chỉ biết đến bản thân mình!
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
tâm hồn

Thành quả nào cũng phải có sự hy sinh! Sự hy sinh của cô gái đã được đền đáp!
Biết rằng như vậy là "chỉ nghĩ đến bản thân"..nhưng...chỉ cần nghe những lời nói của cô gái "động viên các anh" họ cũng biết tự bản thân họ phải làm gì để cố gắng xứng đáng với cô em gái.
Người mà mình ghét nhất chính là mẹ đẻ của Xuân Linh! - đó mới thực sự là 1 người đàn bà khốn nạn và chỉ biết đến bản thân mình!

Chúng ta đừng quá xét nét các cá nhân trong câu chuyện. Mỗi người có hoàn cảnh riêng của họ cũng là do tác động của môi trường xã hội xô đẩy cả thôi. Chẳng ai muốn thế cả! Sự lựa chọn cuộc sống của mình của nhân vật trong chuyện. Dù sao chúng ta thể hiện chúng ta là những người có tâm hồn khi chúng ta có thể rung động trước cái chết của cô bé. Tôi không thích câu chuyện này vì nó không đem lại cho tôi bài học gì cả! tôi cảm thấy xúc động hơn với câu chuyện cà rốt và củ hành.
Trong câu chuyện về cô bé Trung Quốc trên có vài điểm bất hợp lý mà người ghi nhận lại câu chuyện không thể biết được mà người kể lại cũng đã có thể che dấu đi để tôn lên sự hy sinh cao cả của cô bé. Tôi đồng ý với quan điểm của bạn trên cho rằng sự hy sinh nào cũng phải đáng giá - Cô bé hy sinh vì họ Thẩm mà cô ấy mang hay là cô ấy không có sự lựa chọn nào khác vì bản thân cô cũng không có chỗ nương tựa nữa sau khi mẹ cô ấy đi. Mà thôi, tôi không tham gia bình luận nữa vì sẽ xẩy ra tranh cãi vì quan điểm khác nhau giữa mỗi người không có chuẩn mực chung mà.
Chào thân ái
 
naviah

naviah

Guest
25/11/06
113
8
0
18
somewhere in my dreams
tôi cảm thấy xúc động hơn với câu chuyện cà rốt và củ hành.

Tôi có cùng quan niệm này với bạn :quiet:

Thú thật, khi đọc Truyện "Cà rốt, củ hành", tôi đã khóc... khóc vì câu chuyện mà qua đó tôi nhận ra đâu đó một phần hoàn cảnh của mình...

Cảm nhận cá nhân, nếu như lời văn của "Câu chuyện về cô bé Thẩm gia" (tạm gọi như thế) có vẻ hơi "kịch", hơi cường điệu hóa, và bối cảnh cũng là một nơi xa cả về không gian lẫn thời gian thì trong câu chuyện "Cà rốt, củ hành" với những ngôn từ bình dị, mộc mạc làm cho người đọc dễ dàng cảm nhận như câu chuyện xảy ra quanh đây, câu chuyện rất "đời", và hoàn toàn không khó tìm thấy trong xã hội ngày nay. Và nhờ chính sự gần gủi đó, câu chuyện dễ đi vào lòng người hơn, làm cho người đọc "nhập tâm" hơn.

Như một cung bậc cảm xúc, bắt đầu từ cảm giác gần gủi, rồi nhập tâm, từ đó người đọc dễ dàng có sự đồng cảm với các nhân vật trong truyện. Tôi đã rớt nước mắt khi đọc tới đoạn cô chị hứa là sẽ nhịn phần sữa của mình mang cho cậu em, hay đoạn người bố bảo nhớ "mùi mồ hôi" của con. "Mùi mồ hôi", một cụm từ rất đời thường! Hay một đoạn khác, khi người bố trong lúc buồn bã đã trút hết những suy nghĩ, những tâm sự của mình cho người chủ quán, một người không quen biết, thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng đã từng có lúc như thế.

Có ai đó đã nói rằng "cái gì xuất phát từ trái tim, sẽ đi đến trái tim", vâng, đọc câu chuyện trên, tôi cảm nhận được những câu nói, những tâm tư hết sức thật lòng, và điều đó đã thật sự làm tim tôi phải rung động...
 
J

jamihp

Guest
10/7/08
13
0
0
Hải Phòng
Thiệt có những chuyện lại khiến con người ta cảm động đến vậy
 
nguyen kim hue

nguyen kim hue

Cao cấp
15/10/07
522
0
16
Hà Đông - Hà Nội
Người đàn ông không khóc

- Ê thằng kia, ném cho tao bánh xà phòng !
Hắn hất hàm , quắc mắt nhìn sang bên cạnh . Nạn nhân của câu nạt nộ và ánh mắt sắc như dao kia rụt rè cúi đầu xuống , run run đưa mẩu xà phòng đang cầm trên tay cho hắn . Đó là 1 người đàn ông chừng trên dưới 40 tuổi với cái đầu hói và cặp mắt ti hí . Hắn đón lấy mẩu xà phòng bằng nụ cười nhạt và chà lấy chà để lên người . Đối với hắn cái việc tắm gội quả là điều kinh khủng . Ngày nào cũng như vậy , đúng 5h30' chiều , khi tiếng còi báo hiệu giờ tắm của tù nhân vang lên cũng là lúc hắn đủng đỉnh xách cái xô cáu bẩn vàng ệch của mình , huýt sáo rồi dội nước . 3 xô không hơn không kém .
Vẫn là điệu nhạc wen thuộc của mọi ngày đuợc chu lại và thổi ra từ 2 vành môi dày cũ rích của hắn nhưng hôm nay có vẻ như giai điệu đã tươi tắn hơn nhiều . Đơn giản vì hôm nay là 1 ngày đặc biệt của riêng bản thân hắn , chỉ mình hắn thôi . Ném bánh xà phòng xuống chân , hắn lừ đừ tiến về phía chiếc gương mẻ nằm cô độc trên góc tường phòng tắm . 2 ngón tay gẩy mớ tóc xoăn tít bù xù lên , hắn lắc lư đầu nghiêng wa nghiêng lại và rồi hắn kết thúc việc ngắm nghía của mình bằng 1 cái tặc lưỡi . Đèn hành lang đã được bật khi hắn quay lưng bỏ về phòng , cái bóng dài nghều lẳng khẳng của hắn đổ lên tường , và khi hắn bước vào phòng ngả người ra , đồng hồ điểm đúng 6h .
Kim đồng hồ điểm 6h , hắn rời mắt khỏi chiếc đồng hồ đeo trên tay và ném ánh mắt bực dọc ấy về phía mặt trời . Thật ra thì dù hắn có tức tối đến mấy chăng nữa thì ông mặt trời cũng chẳng buồn wan tâm . Ông đang vội nhúc nhích cái thân hình nặng nhọc của mình xuống núi để kịp về đón lễ giáng sinh . Trút nỗi hậm hực lên ông mặt trời không đuợc , hắn vung chân đá văng những mẩu đá dưới chân xuống núi . Những tiếng kêu khô khốc vọng lại từ triền thung lũng , nghe nhạt nhẽo và não ruột vô cùng . Hắn đang chờ người yêu .
Hắn đã từng yêu , cuộc đời của hắn với vài chục mảnh tình mà nếu vắt lên vai thì bả vai hắn gẫy là cái chắc , nhưng rút cục thì cũng chỉ toàn là gái giang hồ với cái thứ tình yêu được gọi là " Tình yêu cóc nhái " . Ngày wa ngày , hắn ì ạch vác trên vai mình cây thập giá và vang bên tai hắn là những tiếng "ì oap , ộp ộp , choap chọap" của những loại động vật đầm lầy, hắn trở nên khô cằn . Cũng đúng thôi , tự tôn tình yêu của mình thành thập giá , tự biến những cuộc chinh phục phái đẹp thành những cuộc thập tự chinh , hắn không khô cằn đi mới lạ . Viễn tưởng 1 ngày tìm được thứ tình yêu trong suốt , long lanh như sương mai ngày càng xa tầm tay hắn, và ước mơ mỗi buổi sáng được hôn lên trán người yêu đẹp như thiên thần giờ trở thành món hàng quá xa xỉ mà hắn không thể mua . Bởi vậy hắn quyết định gắn lên mình tấm biển " Đại hạ giá "
Người con gái đầu tiên hắn thực sự yêu khoảng 35 , 36 tuổi , nghĩa là hơn hắn nguyên 1 giáp và hiển nhiên già hơn hắn . 1 ả gái làng chơi đã hết thời với chút vốn còm lài chủ hụi nhỏ . Tình yêu đó sống chưa đầy 2 tháng khi ả đá hắn lộn tùng phèo để đi theo 1 tên ma cô , ma cô hơn hắn .
Mối tình thứ 2 của hắn là 1 ả kave
Mối tình thứ 3 là 1 ả tiếp viên karaoke
Mối tình của hắn bây giờ là 1 cô giáo vùng cao .
" Đó là 1 sự thay đổi mang tính lịch sử , nó cũng tương tự như việc mày đang khoái nghe cải lương mà chuyển sang thích nghe opera vậy " . Hắn vẫn thường tự đắc nói với những "đồng nghiệp" của mình như vậy mặc dù đối với hắn , opera và nhạc giao hưởng thính phòng là một . Hắn và đồng nghiệp đến với vùng cao nguyên Lâm Viên này chỉ với một mục đích , buôn lậu ma túy chứ hắn đâu có ngờ rằng nơi đây hắn lại có một tình yêu .
- 3526 ra nhận thư !
Đang ngỏng tai đón chờ từng tiếng động phát ra từ cái loa nhỏ treo ở hóc phòng giam , hắn bật dậy nhanh như cắt , nhưng lại hơi chững lại ngồi xuống rồi sau đó lại đứng phắt lên và sải những bước chân dài đến phòng trực ban .
Dưới ánh sáng nhợt nhạt hắt xuống từ đèn cao áp , hắn ngồi gác chân lên trên bể nước . Trước mặt hắn là 1 bức thư , nét chữ đẹp , nắn nót của 1 người con gái
"... Đà Lạt đã chớm đông , em vẫn tìm trong cái lạnh heo heo và chút ẩm uớt của mưa hơi thở anh . Mưa đẹp anh nhỉ , nhất là mưa mùa đông . Em đã từng thử ném mưa , thử ngửi mưa , em cố tìm trong tiếng xạc xào của lá rời cành trước những cơn mưa lạ một mùi mưa quen , mưa có anh . Em khờ ghê , mưa nào chẳng là mưa anh nhỉ , và Đà Lạt cũng đâu có mùa đông .... Hôm nay em lại gửi nến cho anh đấy , chỉ còn 25 ngày nữa thôi phải không anh ? 25 ngày nữa là giáng sinh đến rồi .
Mưa đã lác đác rơi , hắn ngửa mặt lên nhìn trời rồi chép miệng . Ném điếu thuốc đang hút dở xuống đất , hắn móc tay vào túi giơ gói quà lên , thóang chút nhìn chua chát , hắn ném thẳng xuống thung lũng .
Hắn cắm đầu chạy thục mạng , mưa bắn vào mặt hắn , mũi hắn đầy nước , mắt hắn nhòe đi , tiếng những cành thông gãy vỡ vụn , lạo xạo dưới chân . Mặc kệ , hắn cứ chạy , chạy , rồi lao thẳng vào căn nhà hoang nhỏ nằm cô đơn dưới chân núi .
Mò mẫm trong bóng tối một lúc lâu hắn mới tìm thấy công tắc điện . Ấnh sáng òa lên khắp căn phòng khiến hắn tự dưng thấy chói , khẽ nheo mắt và dáo dác nhìn xung quanh , bỗng dưng mắt hắn mở trừng , tròng mắt giật liên hồi , mạch máu trong con ngươi hắn vằn lên một sự hoảng sợ tột độ . Trong góc phòng , trên sàn nhà là xác 1 người con gái với loang lổ máu trên thân hình không mảnh vải . Ầm ! Một tiếng sấm vang lên khiến hắn giật mình , ánh đèn phụt tắt , căn phòng trở lại với bóng tôi ghê rợn và âm thanh của mưa . Ánh chớp bỗng chói lòa, chút ánh sáng ngắn ngủi ấy của chớp đủ để hắn nhìn rõ cặp mắt mở trừng trừng đang nhìn thẳng vào hắn . Cặp mắt của người chết đang nằm kia , cặp mắt của người yêu hắn .
Hắn ngước mắt lên , cặp mắt ráo hoảnh , lẽ tất nhiên là hắn không khóc , mà cho dù có muốn hắn cũng không thể khóc được , Gập bức thư làm tư ròi đút vào túi áo , hắn lặng lẽ bước vào phòng .
Viên quản ngục xốc lại cổ áo rồi sải bước trên hành lang , ông đang đi tuần phòng . Bước chân ông khựng lại , ánh mắt ông ngước lên nhìn tấm biển trước cửa 1 phòn giam " Phòng tử tù " . Ánh sáng leo lét từ một ngọn nến hắt lên khuôn mặt của 1 tù nhân , hắn đang ngồi xếp bằng , ánh mắt mở to và nhìn chăm chăm vào ngọn nến trước mặt . Lông mày ông quản ngục dãn ra , ông hiểu phạm nhân tử tù trứơc khi chết thường có những hành động kỳ quái .
Ngọn nến trước mặt hắn vụt tắt , nến đã hết . Hắn uể oải vươn vai ròi nằm xuống , khẽ rùng mình vì lạnh hắn kéo chiếc chăn đơn rách lên quá cằm rồi chìm vào giấc ngủ . Trong một mớ hỗn độn giữa hình ảnh và âm thanh của giấc mơ , hắn thấy mình như nhẹ bỗng và đang lướt đi trên con đường thậi dài , thật êm . Bên tai hắn vang lên những câu hỏi như đuợc vọng ra từ 1 nơi rất xa xôi .
- Ngươi là ai ?
- Tôi tên Dương Hoàng Nam . Hắn đáp như cái máy .
- Tại sao ngươi phải vào tù ?
- Tôi đã giết người , nhưng đó là những kẻ đáng chết , bọn chúng hãm hiếp ngươì tôi yêu rồi giết cô ấy chết . Tôi căm thù bọn chúng .
- Rồi ngươi cũng phải chết , đó là những ji` ngươi phải gánh chịu cho những tội lỗi của ngươi ...
Hắn ngồi bật dậy thở hồng hộc , mồ hôi khắp người hắn vã ra như tắm nhưng chân tay hắn thì lạnh ngắt , cứng đờ , tiếng gà gáy đâu đó báo hiệu bình minh đang lên , hắn ngước mắt nhìn đồng hồ treo ở giữa phòng giam - 5h sáng
" Chuyến tàu Thống Nhất từ Hà Nội đến Sài Gòn đã vào ga . Bây giờ là 5h sáng , đề nghị quý khách .... "
Nó với tay lấy túi ba lo trên giá rồi chen chân theo dòng người bước xuống tàu . Sài Gòn buổi sớm khác hẳn không khí lạnh tê tái của Hà Nội mà chỉ mới 2 ngày trước thôi nó vẫn còn co quắp . Đâu đó trong cái se se của sương sớm là 1 chút ấm áp của cái nóng nhiệt đới , nó mỉm cười hít 1 hơi thật sâu rồi bước đi . Phải rồi , nó đã mỉm cười , nó mỉm cười nghĩa là nó đang hài lòng với quyết định của nó , nó mỉm cười vì nó đã bỏ lại đuợc sau lưng mình người mẹ bệnh tật , người cha nát rượu và 3 đứa em nheo nhóc , nó mỉm cười vì từ bây giờ trở đi nó đã không sợ cái đói nữa , và nó mỉm cười vì nó đã bắt đầu bước chân vào giới bụi đời . 12 tuổi với cái mặt đem nhẻm cháy nắng và cặp mắt khôn ranh , nó thừa hiểu rằng thượng đế không rải hoa hồng dưới chân nó , nó chỉ có thể đi ngắt trộm hoa hồng và tự rải lên con đường của mình thôi .
- Ê chủ quán , cho ly coffe và gói thuốc Con mèo .
Hắn đẩy chiếc ghế trước mặt xa ra 1 chút rồi gác chân lên . Mặc kệ ánh mắt khó chịu của những người xung quanh , hắn đón bao thuốc từ tay người phục vụ , châm lửa hút và thả khói thẳng vào 1 cái đầu đang gục xuống bàn , ngay bên cạnh bàn hắn .
Tiếng ho sù sụ của 1 cô gái khiến hắn hạ thấp cái bản mặt đang vênh lên của mình xuống 1 chút , hắn nhìn cô gái với ánh mắt dò xét . Trước mặt hắn là 1 cô gái , à không , chính xác hơn là 1 cô bé trạc 16 , 17 tuổi đang húng hắng ho và đôi mắt long lanh ngấn nước , hắn nhoẻn miệng cười với cô
- Cô bé , hết chỗ khóc rồi sao mà lại kiếm 1 quán coffe đông đúc như thế này ?
" Còn 13 ngày nữa " . Hắn lầm bầm trong miệng rồi xé toạc phong bì . Lại vẫn là những dòng chữ quen thuộc .
" ... Hôm nay là chủ nhật . Có những lúc nghe tiếng chuông nhà thờ như gần , như xa em lại thầm nghĩ - Dường như đó là tiếng anh đang gọi em . Em vẫn đang yêu bằng tình yêu của người khác , sống từng ngày và mỏi mòn chờ đợi 1 lúc nào đó em sẽ tìm được mảnh vỡ của tình yêu em mà thượng đế đã vô tình đánh rơi . Em lại gửi nến cho anh mà vẫn chẳng thể biết anh dùng nó để làm ji`... "
Hắn gập thư lại , thở dài và nhìn lên trời , đêm nay là đêm trăng tròn .
Đêm trăng tròn , trăng dát lên triền dốc 1 thứ ánh vàng óng ánh như mật ong . Hắn lơ đãng thả bộ , đầu óc hắn trống rỗng . Cần quái ji` phải suy nghĩ nhiều cho mệt khi mà công việc của hắn đã thành công và hắn cũng chỉ còn ở lại đây nốt đêm nay thôi . Đang lơ đãng bỗng dưng hắn giật mình , phía trên triền dốc hình như có bóng 1 người đang đứng , 1 người con gái , 1 người con gái với mái tóc rất dài . Hắn bất chợt thấy lạnh toát sống lưng , hắn sợ , đơn giản vì hắn là 1 kẻ yếu bóng vía và hắn cũng đã nghe truyền thuyết về 1 người con gái đã từng tự tử tại chính triền dốc này . " Rắc " , tiếng chân hắn dẫm lên 1 quả thông khô khiến cô gái trên đỉnh dốc quay người lại , hắn bắt đầu cảm thấy mồ hôi trên thái dương đang chảy xuống tai , xuống cổ . Đập vào mắt hắn lúc này không phải là 1 khuôn mặt trắng bệch với 2 chiếc răng nanh thò ra từ 1 cái miệng đầy máu mà là 1 đôi mắt , 1 đôi mắt đẹp , buồn và rất quen . Đôi mắt nhìn hắn thân thiện khiến hắn định thần lại . Phải rồi , ma thì không có bóng còn cô gái này thì ngược lại , tất nhiên là có bóng , 1 cái bóng đổ dài dưới ánh trăng thật lãng mạn . Huýt sáo 1 giai điệu nhằm che dấu nỗi sợ hãi mình vừa bộc lộ , hắn bước tới
- Trăng ở cao nguyên bao giờ cũng to và sáng hơn trăng ở thành phố . Tôi nghĩ chỉ có khách du lịch như tôi mới tới đây ngắm trăng thôi , ai dè 1 dân bản xứ cũng có nhã hứng đó , thú vị ghê .
Cô gái không nói , cử chỉ thở dài và ngước lên nhìn trăng của cô khiến hắn bỗng thấy xấu hổ , hắn cảm thấy mình thật vô duyên . Khẽ nở nụ cười nhạt , hắn nhún vai rồi bước đi .
- Tôi đâu phải là dân bản xứ , tôi cũng như anh vậy là người thành phố .
Tiếng nói nhỏ như 1 lời tự sự của cô gái khiến hắn khựng lại , sự tự tin lại tràn ngập trong lòng , hắn biết mình đâu có vô duyên .
- Vậy ... Cô cũng tới đây du lịch ? Hắn ngồi xuống 1 tảng đá bên đường , châm thuốc hút rồi hỏi cô
- Tôi là giáo viên , tôi mới tới đây dạy học . Cô gái chớp mắt rồi đưa mũi giày gõ nhẹ xuống đường . Phía trên cao , vầng trăng vẫn yên lặng thả những vầng ánh sáng nhạt dìu dịu lên những ngọn đồi , những rừng thông và những con người .
- Con người sinh ra vốn dĩ chỉ có 1 nửa . Con người vẫn lặng lẽ đi tìm nửa kia của mình ở trên cuộc đời , tên của điều đó là tình yêu .
Hắn thả khói thuốc lên trần nhà rồi quay sang hôn vào trán cô bé đang nằm bên cạnh hắn . Nhìn hắn bằng ánh mắt đầy si mê , cô khẽ nói :
- Anh sẽ không bỏ rơi em đâu phải không ? Em chính là 1 nửa của anh mà .
Hắn khục khặc gật đầu và hắn ho , hắn sặc thuốc , nước mắt hắn trào ra . Cô bé vẫn nhìn hắn với ánh mắt long lanh , hắn biết cô đang nghĩ rằng hắn khóc vì cảm động . Hắn khẽ nghiêng người ôm lấy cô và ngấu nghiến như 1 con thú đói vồ mồi . Hôm đó là sinh nhật 17 tuổi của cô bé , tên cô là Nguyễn Kim Ngọc .
- Ngọc , em gái em là đứa út trong 3 chị em gái . Từ nhỏ nó đã được nuông chiều nên nó là đứa ngang ngạnh và khó bảo nhất . Cách đây 3 năm nó bỏ nhà đi với 1 thằng du côn và về nhà với cái thai 4 tháng . Chị 2 em mù lòa nên chẳng bao giờ dám có ý kiến trong gia đình nhưng cũng như em , chị ấy thương nó lắm . Chỉ có ba mẹ em ....
Thanh gục đầu vào vai hắn khẽ nấc , nước mắt trào ra trên khóe mắt cô rơi xuống ngực hắn nóng hổi . Người hắn run lên , cổ họng hắn đắng ngoe't . Bây giờ thì hắn đã lý giải được tại sao ánh mắt của Thanh lại khiến hắn thấy quen đến vậy . Ánh mắt của người con gái mà hắn nhẫn tâm bỏ rơi khi đang mang thai . Người con gái đã vì hắn mà tự tử , khi đó hắn có buồn không nhỉ ? Dường như khi đó hắn cũng có 1 chút hối hận , 1 chút xót thương nhưng chỉ " 1 chút " thôi .
- Thôi chết , muộn rồi , em phải về trước giờ ký túc xá đóng cửa . Ngày mai là giáng sinh , chị Thảo sẽ đến đây thăm em đấy , anh nhớ đúng 6h chiều ở chỗ này nha .
Thanh nói tíu tít rồi lập cập bước đi mà không để ý khuôn mặt thất thần của hắn . Đi được 1 đoạn , cô quay lại hôn vào trán hắn rồi mỉm cười tinh nghịch
- Anh nhớ là phải có 2 món quà đó .
Cô vẫy tay chào hắn , nháy mắt với hắn rồi bước đi . Hắn thẫn thờ nhìn theo bóng cô khuất dần cuối triền dốc , đâu đó có tiếng quạ kêu lanh lảnh giữa không gian lặng ngắt của đêm .
- Quạ ... quạ ... quạ !!!!
Hắn giật mình đánh rơi bức thư đang cầm trên tay xuống đất . Giữa nền trời đêm tối thẫm , bóng chim hòa vào nền trời chỉ có tiếng kêu thê lương của nó và tiếng vỗ cánh báo hiệu điềm gở đang đến với hắn mà thôi . 2h sáng ngày 24 -12
" .... Có lẽ đây là bức thư cuối cùng em gửi cho anh , à không , bức thư cuối cùng anh được đọc mới phải . Kể từ bức thư đầu tiên em viết cho anh đến bây giờ cũng đã 10 tháng trôi qua , 10 tháng với 30 bức . Thời gian trôi qua nhanh và chậm đủ để em nhẩm tính . 1 giờ có 60 phút . 1 ngày có 1440 phút . 10 tháng là 300 ngày và cũng là 432000 phút . Nhưng em cũng không thể có được dù chỉ là 1 phút ở bên anh . Em đã từng ước rằng em đựơc phép đánh đổi tất cả , kể cả cơ hội đuợc sáng mắt của em cho 1 phút ấy . 1 phút đủ để em có thể nói với anh rằng : Em đã yêu anh , yêu anh bằng cảm giác và bằng tình yêu anh dành cho Thanh , em gái em ... "
- Đừng yêu anh , nếu như em biết sự thật em sẽ không thể yêu anh . Nếu như em biết gã sở khanh đã từng hãm hại Ngọc là anh , nếu như em biết những kẻ em giết để trả thù cho Thanh chính là bạn bè anh thì em sẽ khinh bỉ anh , oán hận anh ...
Hắn lầm bầm bằng tiếng nấc nghẹn ngào . Đôi mắt hắn đỏ au nhưng khô khốc , lúc này đây hắn thèm được khóc biết bao , hắn thèm được 1 chút cảm giác ưon ứot trên khóe mi cũng được , nhưng tuyệt nhiên không có . Và hắn khóc suông , hắn nấc , rồi cả thân hình hắn rung lên và đổ ập xuống .
- 3526 , đã đến giờ hành quyết .
Hắn ngẩng đầu lên và từ từ đứng dậy . Giữa không gian tranh tối tranh sáng và tĩnh lặng tuyệt đối vang lên tiếng giày lộp cộp mỗi lúc một gần . Cánh cửa phòng giam hắn mở , 3 con người với khuôn mặt nghiêm trang đến đáng sợ chĩa súng vào người hắn . Người quản ngục già khẽ nhếch mép , ông bước tới và đặt tay lên vai hắn , ôn tồn nói
- 3526 anh có điều ji` muốn làm trước khi chết không ? Nếu có , tôi sẽ cố gắng hoàn thành tâm nguyện giúp anh .
Hắn mỉm cười và gật đầu .
- Bức thư này , nhờ anh đưa giúp cho nhân viên đến lấy nội tạng của tôi sau khi tôi chết .
Hắn vừa nói vừa đưa bức thư đang cầm trên tay cho viên quản ngục .
- Và yêu cầu thứ 2 - Hắn nhíu lông mày lại , nụ cười vụt tắt trên môi - Không được bắn vào đầu .
Thoáng chút suy nghĩ , viên quản ngục khẽ nhịp gót chân trên sàn và rồi ông lại mỉm cười gật đầu .
Hắn nháy mắt với ông rồi quả quyết bước đi , suốt dọc hành lang , bên tai hắn không phải là tiếng quạ kêu , tiếng bước chân nữa mà là tiếng nói từ sâu thẳm trái tim hắn , những lời hắn nói trong bức thư gửi cho Thảo
" Anh đã yêu và anh đã được yêu , dù biết rằng đến phút cuối cùng này anh vẫn chưa được 1 điều ji` trọn vẹn . Luôn luôn cô đơn, khát khao 1 cái ji` cụ thể nên chẳng bao giờ có . Thượng đế rất công bằng khi không cho em đôi mắt để nhìn cuộc đời nhưng lại cho em 1 trái tim để hiểu cuộc đời này . Anh vẫn tin rằng nhìn thật kỹ vào nến trước khi đi ngủ sẽ làm cho đôi mắt trong sáng hơn và giờ đây , đôi mắt của anh sẽ xứng đáng với em hơn . Tình yêu là những mảnh vỡ từ 1 tấm gương mà thượng đế vô tình đánh rơi để rồi con người phải đi tìm mảnh thích hợp ghép vào , đó là điều em đã từng nói . Nhưng anh nghĩ , tình yêu chỉ đơn thuần là những viên chocolate có mùi vị khác nhau nhưng cuối cùng vẫn ngọt trong tim . Có người nói , con người luôn chênh vênh đứng giữa nụ cười và nước mắt , anh mong rằng em sẽ luôn nghiêng về phía mặt trời , nghiêng về nụ cười . Cho dù có nước mắt thì đó cũng là những giọt nước mắt rơi xuống vì hạnh phúc " .
Cuối hành lang , cánh cổng sắt từ từ mở ra . Ùa vào mặt hắn là ánh sáng của bình minh , bình minh ngày giáng sinh . Hắn đưa tay lên che mắt rồi lại vội vàng rụt xuống . Hắn nhếch môi cười , và rồi những tiếng khục khục trong cổ họng , cuối cùng là tiếng cười vỡ òa ra . Đó là tiếng cười sảng khoái nhất trong cuộc đời hắn và đó cũng là tiếng cười đậm đà nhất vì miệng hắn đang mặn chát những giọt nước mắt . Cuối cùng thì hắn cũng đã được khóc ... và khóc được .

The End
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA