Ðề: Tính giá thành trong DN gia công may mặc Chào các anh chị và các bạn,
Công ty lizzi là một đơn vị của Hàn Quốc, nhận gia công (chỉ gia công và xuất khẩu 100%) hàng may mặc cho nhiều đối tượng khách hàng ở nước ngoài. Có một số vấn đề về kế toán giá thành mà lizzi đang rất bí, mong được mọi người giúp đỡ:
1. Sản phẩm dở dang: có số dư hay không?
2. Thành phẩm hạch toán như thế nào?
3. Phương pháp Tính giá thành theo đơn đặt hàng (Job costing) được tính theo cách nào? Có phải chúng ta phân bổ chi phí theo từng đơn hàng, sau đó tính giá vốn? Vậy trong kỳ, cách phân bổ chi phí căn cứ vào giá trị ghi trên từng đơn hàng / tổng số giá trị của các đơn hàng? Thực tế, đây là vấn đề lizzi đang rất không hiểu và không biết làm cách nào?
4. Như vậy, đối với nhưng đơn đặt hàng vẫn chưa hoàn thành cuối kỳ. chưa giao cho khách hàng, phải hạch toán ra sao?
Giúp lizzi với:wall:
Lizzi giúp về hạch toán may mặc hả? Và bạn dùng nguyên vật liệu tạm nhập tái xuất rồi.
1 /. Nguyên vật liệu tạm nhập tái xuất để gia công hàng hoá thì phải theo dõi phế liệu tái xuất đó. Nếu phế phẩm không tái xuất được thì phải chịu thuế Nhập khẩu và GTGT hàng hoá nhập khẩu.
2 /. Khi gia công hàng hoá, đơn hàng này gối đầu đơn hàng kia lên luôn luôn dư nợ 154 dở dang hàng hoá trong kỳ.
3 /. Bạn phải theo dõi thành phẩm nhập kho, cuối kỳ hay niên độ tài chính phải xác định các bán thành phẩm dơ dang (Thân, tay áo, ống quần, ...)
4 /. Khi xuất hàng gia công thì phải tái xuất NVL nhập mà không sử dụng hết cho đơn hàng đó. Vì vậy, bạn liên hệ thiết kế để xác định định mức 01sp hàng hoá, và tiêu hao vật liệu.
Bạn nếu dùng tay, thì theo dõi 621,622,627 chi tiết cho từng đơn hàng.
Trong đó: 621: Nguyên vật liệu tạm nhập tái xuất gia công hàng hoá xuất khẩu.
622: Chi phí nhân công gia công hàng hoá
627: Các nguyên phụ liệu mua trong nươc, nhân công quản lý phân xưởng, KHTSCĐ,CCDC, tiền điện ... hay chi phí chung
b1: Kiểm soát kỹ 621, khi nhập khẩu đưa vào 152, xuất qua 621 theo từng đơn hàng, căn cứ tiến độ gia công của từng đơn đặt hàng thì xuất qua 154. Hết kỳ kế toán bạn nhập lại kho 152 NVL chứ đừng xuất hết sang 154. Tồn kho loại này ở cuối kỳ kế toán đúng theo định mức NVL+tiêu hao trong sản xuất. Khi xong đơn hàng, vải dư, buộc phải tái xuất thì bạn sẽ xuất ở 152 lên 632 nhé và làm thủ tục xuất khẩu NVL không dùng hết.
b2: 622 Chi phí gia công hàng hoá thì theo thực tế mà làm, đơn giá khoán của từng chuyền, từng khâu 334 xuất 622 xuất 154
b3: 627 Chi phí vật tư, NVL mua trong nước, KH TSCĐ,CCDC,các TK phân bổ 142,242, hay điện, nước, lương kỹ thuật, quản lý phân xưởng... cuối tháng xuất qua 154 và nhớ phân bổ tỷ lệ theo giá trị gia công trong tháng của từng đơn hàng.
b4: Căn cứ bảng kê chi tiết hàng xuất khẩu, bóc thành phẩm nhập kho và xác định giá vốn 154 lên 155 lên 632
Nguyên vật liệu tái xuất hạch toán 632 luôn để xác định giá vốn xuất khẩu cho từng đơn hàng.
Vậy bạn phải mở đồng bộ cho từng đơn hàng 621, 622, 154, 632, 511 như vậy bạn sẽ nhìn rõ nét chi phí, lợi nhuận của từng đơn hàng và theo dõi NVL tạm nhập, tái xuất để gia công hàng hoá xuất khẩu.
VD: Đơn đặt hàng A, B, C thì bạn có 621a,b,c; 622,a,b,c; 154a,b,c; 632a,b,c; 511a,b,c trong 511a và 155 sẽ có chi tiết của thành phẩm.