Thuế thu nhập cá nhân????

  • Thread starter Nguyen Hang
  • Ngày gửi
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
Em đã đọc các bài báo và các văn bản quy phạm về cách tính thuế đối với những người có thu nhập cao song không hiểu rõ lắm. Đặc biệt là việc phân biệt cách tính thuế trên thu nhập thường xuyên và không thường xuyên cũng như phân biệt hai loại thu nhập này?
Em thấy có quận mở lớp tập huấn về thuế TNCN nhưng giá tài liệu bán hơi cao và cũng không có thời gian để theo.
Vậy anh chị nào hiểu rõ về vấn đề này xin giải thích dùm.
Thanks a lot :flower1:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
To nguyen hang !

Em thao khảo về vấn đề này trong nghị định 147 và thông tư 81/2004/TT-BTC nhé.
 

Đính kèm

  • Nghi dinh 147 (Thue TNCN).zip
    11.2 KB · Lượt xem: 94
  • Thong tu 81.2004 (Thue TNCN).zip
    254 KB · Lượt xem: 100
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Đơn vị tôi cũng là một trong số các đơn vị có thuế TNCN rất phức tạp. Đọc thông tư 81 và nghị định 147 cùng với công văn 3395 vừa rôi của tổng cục thuế. Tôi có một số suy nghĩ về vấn đề thuế TNCN như thế này.
1- Chúng ta có hai loại thuế thu nhập cá nhân
* Thuế TNCN thường xuyên
* Thuế TNCN không thường xuyên
Trong thuế TNCN thường xuyên lại có hai loại
- loại1: Đó là cán bộ công nhân viên làm viêc trong doanh nghiệp có bảng lương và ký hợp đồng lao đông (Đóng BHXH). Nói tóm lại là cán bộ CNV của DN
Thu nhập thường xuyên của hộ gồm (Theo mục 2.1 trong thông tư 81) . ta tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến của nghị định 147.
- Loại2: Đó là người lao động không thuộc doanh nghiệp quản lý, chỉ tham gia ký hợp đồng tư vấn ngắn hạn, HĐ theo thời vụ, lao động chân tay giản đơn ....đây thuộc về thu nhập vãng lai. Loại này phải tạm thu 10% trên 500.000 VND và đến cuối năm khi quyết toán nếu tổng thu nhập của họ từ tất cả các nguồn thu nhập <60 tr (Bình quân <5tr/tháng)thì trả lại họ số thuế TNCN tạm thu. Phân lớn loại này bao gồm các thu nhập từ dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo, họat động biểu diễn, quảng cáo, họat động thể dục, thể thao, dịch vụ đại lý, thu nhập từ hoa hồng môi giới, dich vụ khác.
Theo công văn 3395 thì hiện nay nếu DN chưa tạm thu 10% khoản thuế TNCN này của người lao động thi DN phải làm công văn lên tổng cục thuế yếu cầu chưa tạm thu 10% thuế TNCN này của họ với điều kiện DN phải chứng minh được là tổng thu nhập của cá nhân đó trong 01 năm không lên tới 60 tr thì cục thuế sẽ cho phép chưa tạm thu khoản 10% này cho đến khi quyết toán thuế cuối năm.

Còn thuế TN không thường xuyên thì có hai loại rõ rệt
-thu nhập về trúng thưởng, xổ số dưới các hình thức kể cả khuyến mãi là khoản thu nhập có giá trị trên 15 tr tính cho từng lần trúng giải
- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ có giá trị trên 15 tr tính cho từng hợp đồng không phân biệt số lần chi trả.
Ở đây chuyển giao công nghệ như phần 2.2 trog thông tư 81
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
Theo công văn 3395 như của chị Nhungpt59 nói em thấy quả thật chế độ thuế của ta phức tạp quá. Một doanh nghiệp chi trả tiền lại phải tổ chức một cuộc điều tra xem người mình thuê có khả năng có thu nhập hơn 60 triệu / năm không? Quả thật là rắc rối. Kế toán nhà ta bây giờ đành phải cứ chi cho vãng lai một chút là phải thịt 10% luôn, sức đâu mà đi giải trình tận TCT.

Bên cạnh đó các thông tư, văn bản hướng dẫn rất mập mờ trong cái thu nhập gọi là chuyển giao công nghệ, dịch vụ tin học... làm cho các công ty rất khó xử, không hiểu thế nào thì được tính ở thang 15 Triệu/lần hoặc >500.000đ/lần.

Trong khi đó Quyết định 128 có giải thích rõ về vấn đề này cũng như TT 31 hướng dẫn của BTC cũng nói tương đối rõ thì lại không hề được đề cập đến trong các văn bản hướng dẫn mới làm cho đơn vị thực hiện không hiểu các văn bản đó còn có giá trị không để áp dụng thực hiện. Cuối cùng thì kế toán vẫn phải là người đau đầu và chịu trách nhiệm chính trong mọi việc.
 
W

WhoamI

Cao cấp
thuê khoán nhân công xây dựng (cá nhân và đội thi công) có hợp đồng thời vụ <3 tháng thì có bị hiểu là khoản thu nhập vãng lai không ạ? Em nghĩ, nếu các văn bản không có tiêu chuẩn rõ ràng để phân loại thì có muốn làm đúng cũng khó chứ đừng nói tới làm sai.
Hi..đã tự trả lời được rồi chả chịu đọc tin tức gì cả!
ở đây có nè!

- Bà Đỗ Thị Thìn: Chúng tôi đã đưa ra ví dụ cho một số trường hợp chưa bị tạm khấu trừ 10% như cá nhân không chuyên, sinh viên tham gia đóng phim, dịch vụ nhỏ lẻ như thợ sửa điện, nước... Các trường hợp cá nhân vãng lai khác như cộng tác viên viết báo lĩnh nhuận bút; môi giới nhà đất, quảng cáo; giảng viên thỉnh giảng; sinh viên dịch thuật nhận thù lao... đều có thể bị tạm khấu trừ hoặc không bị tạm khấu trừ (nếu là lao động có hợp đồng ngắn hạn, lao động thời vụ, lao động chân tay, lao động giản đơn).
 
Sửa lần cuối:

Similar threads

chudinhxinh
Trả lời
0
Lượt xem
6K
Thuế TNCN
chudinhxinh
chudinhxinh
Phần mềm BRAVO
Trả lời
0
Lượt xem
27K
Thuế TNCN
Phần mềm BRAVO
Phần mềm BRAVO
B
Trả lời
2
Lượt xem
28K
Thuế TNCN
Bùi Thị Quy
B

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA