Nguyên tắc kế toán

  • Thread starter Nguyen Thi Thanh Huyen
  • Ngày gửi
N

Nguyen Thi Thanh Huyen

Guest
6/9/04
127
0
0
Hue
Cho em hỏi một chút: "khách quan" là một yêu cầu hay là một nguyên tắc của kế toán. Vì theo luật kế toán thì khách quan là một nguyên tắc của kế toán, nhưng theo chuẩn mực kế toán số 01 thì khách quan lại chỉ là một yêu cầu của kế toán thôi. Vậy, theo các anh chị, chúng ta phải thừa nhận theo quan điểm nào là đúng hơn ạ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
Khách quan là một yêu cầu cơ bản của kế toán.
Trong luật kế toán đâu có nói "khách quan" là nguyên tắc đâu nhỉ?
:atom:
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
53
Hà Nội
Yêu cầu hay nguyên tắc đều bắt em phải thực hiện đầy đủ. Vậy em cứ thực hiện đi, và thực hiện cho đúng vào là ổn thôi.
 
N

Nguyen Thi Thanh Huyen

Guest
6/9/04
127
0
0
Hue
Nhưng trước đầy em thấy các sách viết: khách quan là một nguyên tắc của kế toán, nhưng hiện nay trong chuẩn mực kế toán số 01 không có nguyên tắc này mà chuyển sang mục yêu cầu. Còn trong luật kế toán dù không ghi rõ nhưng ở phẩn liệt kê trong mục nguyên tắc kế toán có nhắc đến.
Vì vậy, em muốn hỏi các anh chị là có phải hiện nay có 7 nguyên tắc kế toán áp dụng chó các doanh nghiệp phải không ạ? còn đối với các đơn vị sự nghiệp thì khác phải không ạ?
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
Nguyen Thi Thanh Huyen nói:
Vì vậy, em muốn hỏi các anh chị là có phải hiện nay có 7 nguyên tắc kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải không ạ? còn đối với các đơn vị sự nghiệp thì khác phải không ạ?
Theo mình biết thì hiện nay có 12 nguyên tắc kế toán và được áp dụng cho tất cả các DN nói chung.
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
Nguyen Thi Thanh Huyen nói:
Vì vậy, em muốn hỏi các anh chị là có phải hiện nay có 7 nguyên tắc kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải không ạ? còn đối với các đơn vị sự nghiệp thì khác phải không ạ?

Hệ thống TK của đơn vị sản xuất và đơn vị HCSN tuy có hơi khác nhau nhưng về mặt kế toán đều phải tuân theo nguyên tắc và chuẩn mực của kế toán.
 
N

Nguyen Thi Thanh Huyen

Guest
6/9/04
127
0
0
Hue
Chi Nguyen Hang ơi cho em hỏi. 12 nguyên tắc kế toán mà chị nói được quy định ở văn bản nào vậy, chị có thể nói rõ giúp em được không ạ?
 
T

Tina

Guest
10/11/03
62
0
0
41
Nha Trang
Truy cập trang
Em xem lại mấy cái văn bản , nghị định gì gì ấy thì thấy thế này :
- Theo luật kế toán số 03/2003/QH11 thì có 5 nguyên tắc áp dụng cho các DN . Còn các cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp , tổ chức có sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì ngoài việc thực hiên 5 nguyên tắc trên còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước .
- Theo chuẩn mực 01 thì có 07 nguyên tắc kế toán cơ bản (cơ sở dồn tích , hoạt động liên tục , giá gốc, phù hợp , nhất quán , thận trọng , trọng yếu )

Nói thật là em chẳng quan tâm gì đến luật kế toán cho lắm .Em chỉ đọc qua một lần rồi hình như là nó chẳng lưu vào bộ nhớ chút nào thì phải . Hôm nay vào topic này thì em mới xem lại ấy .
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
Nguyen Thi Thanh Huyen nói:
Chi Nguyen Hang ơi cho em hỏi. 12 nguyên tắc kế toán mà chị nói được quy định ở văn bản nào vậy, chị có thể nói rõ giúp em được không ạ?
Mình chỉ biết 12 nguyên tắc này qua đọc sách thôi chứ cũng không biết văn bản quy phạm nào quy định.
1. Nguyên tắc thực thể kinh doanh
2. .................hoạt động liên tục
3...................thước đo tiền tệ
4...................kỳ kế toán
5...................khách quan
6...................chi phí
7...................doanh thu thực hiện
8...................phù hợp
9...................nhất quán
10.................công khai
11.................thận trọng
12.................trọng yếu
 
K

kingh

Guest
7/11/03
63
0
0
Danang
Truy cập trang
Các bạn thử xem lại Luật kế toán sao? Có đề cấp đến các nguyên tắc kế toán, tuy chưa được đầy đủ!!!! do "cơ chế rút gọn" của việc làm ra luật mà. Mai mốt chắc họ sẽ bổ sung cho đầy đủ nguyên tắc kế toán của bạn.
 
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
48
Miền đất hứa
www.erpvna.com
CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN


Cơ sở dồn tích

03. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Hoạt động Liên tục

04. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.



Giá gốc

05. Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.



Phù hợp

06. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.



Nhất quán

07. Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.



Thận trọng

08. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.



Trọng yếu

09. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

(QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 165/2002/QĐ-BTC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH VÀ CÔNG BỐSÁU (06) CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (ĐỢT 2))
 
D

daothithanhthuy

Guest
17/2/09
2
0
0
hanoi
em muốn hỏi thêm là giữa nguyên tắc hoạt động liên tục với nguyên tắc giá gốc có mối liên hệ với nhau như thế nào ạ?,cả mối quan hệ giữa nguyên tắc cơ sở dồn tích và nguyên tắc kì kế toán?thanks các anh chi nhiu nhiu lắm:deal:
 
P

phamhoangquan

Guest
18/5/09
1
0
0
quy nhon
anh chị có thể cho em biết sách kế toán nào hay ko vậy . cam ơn nhiều
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA