Các bạn đang suy nghĩ gì về tình hình tài chính hiện nay

  • Thread starter MINA
  • Ngày gửi
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Các bạn làm kế toán tại các công ty hiện nay chắc biết rõ về tình hình tài chính hiện nay.
Từ các công ty lớn đến công ty nhỏ hiện nay có một mối lo lớn nhất: tiền mặt.
Khi đề cập đến tiền mặt các bạn nghĩ đến vấn đề đơn giản là tiền nằm trong két sắt & trong tài khoản tại ngân hàng.
Trong công việc hàng ngày làm việc tiếp xúc từ công ty đang cần thanh toán vài triệu đô đến người thân trong nhà cần vay vài chục triệu mới nghe thấy kinh sợ cho tương lai của hệ thống kinh tế không biết sẽ đi đâu về đâu và nghĩ về cho bản thân của mình trong tương lai gần.
Có lẻ phải đề cập đến ngân hàng trước tiền: liên quan đến lưu thông chính của tiền mặt..... đang kẹt cứng giữa các vòng xoay tiền.
- Khi mở L/C để nhập hàng hóa từ nước ngòai hôm tháng 02/2008, trị giá lô hàng 3.65triệu USD được NH S. hứa cho vay 80% giá trị L/C... tháng 04/2008 nhận được thông báo thẳng thừng NH mất khả năng cho vay DN chuẩn bị "cash" (tiền mặt) để thanh toán toàn bộ L/C - ngòai 10% ký quỹ lúc mở L/C DN trong vòng 5 ngày phải chuẩn bị số tiền còn lại- 53 tỷ..... Chóng mặt.... chuẩn bị xong tiền nộp vào lúc 2h chiều..... NH cắt tiền DN ngay lập tức, chiều 5h, gọi điện lên NH xin điện chuyển tiền (telex payment) được NH thông báo lạnh lùng do NH không mua đủ lượng USD nên ngày mai mới thanh toán được. Bao nhiêu DN đang gặp trong tình trạng này và làm gì với lãi suất đêm (24h).... Không có cách nào khác hơn phải chấp nhận để thanh toán tiền cho khách hàng.
- Trong kinh doanh quốc tế vấn đề bên mua và bên bán thương lượng tu chỉnh L/C là thường xuyên nhưng ngày hôm nay nếu bât cứ một L/C nào được yêu cầu được tu chỉnh đồng nghĩa với NH yêu cầu hủy L/C hoặc được trả lời sếp đang lo huy động tiền nên không có thời gian dành cho các việc nhỏ.
Đến các tư thương nhỏ lẻ: các năm nay với uy tín họ thường xuyên và được vay trong hạn mức vài chục triệu đến vài trăm nhưng giờ chỉ cần vay 50 triệu, ngân hàng thẳng thừng từ chối.....
Đây là một vài câu chuyện nhỏ xung quanh mọi người có thể biết hết.
Các bạn đang là kế toán của các công ty đang họat động, trong tình hình hiện nay các bạn có nghĩ ra được cách gì và làm gì để giúp cho doanh nghiệp tồn tại & vượt qua cơn khủng hỏang hiện nay.
Làm gì khi NH không thực hiện đúng vai trò của mình?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Đây là hậu quả của việc lấy ngắn nuôi dài. Trong năm qua, hầu như các NH đều lấy vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, điển hình nhất là cho vay mua bất độgn sản tràn lan, chất lượng thẩm định tín dụng kém. Nếu như tình hình kinh tế vẫn tiến triển ổn định thì không sao, đằng này lại gặp phải cơn bão giá ngày càng lớn khiến ngân hàng khó có thể chống chọi được. Lãi suất thực ngày càng âm khiến việc huy động vốn trong dân rất khó khăn ==> mất thanh khoản ==> cần tiền ==> liên tục tăng lãi suất, thậm chí ngưng cho vay các Hợp Đồng đang thực hiện, các khoản cho vay mới thì thắt chặt lại.

Đây là tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và tất cả đều bị ảnh hưởng, chứ không riêng gì doanh nghiệp. Tất cả đều phải "thắt lưng buộc bụng", từ Chính phủ, DN, cho đến cá nhân mỗi người. Cá nhân ntn thì doanh nghiệp cũng như vậy, cắt giảm tối đa mọi khoản chi tiêu không cần thiết (có DN còn cắt máy lạnh trong giờ làm); kiểm soát, giám sát chặt chẽ chi phí không để thất thoát; dự báo, sử dụng các công cụ phòng vệ rủi ro để ổn định chi phí đầu vào, nhất là trong lúc tình hình giá cả thế giới liên tục leo thang, tỷ giá liên tục biến động,...; tập trung vốn cho các đơn hàng đã ký, lĩnh vực kinh doanh cốt lõi (thậm chí một số DN đã tạm ngưng hoạt động vì chi phí vay vốn quá cao gây thua lỗ hoặc không tìm được nguồn cho vay).

Đây chỉ là một trong số giải pháp em được biết chứ không làm thực tế, mong chia sẽ với chị Mina và mọi người. Lúc này, ai cũng có khó khăn, khó trách NH tại sao hành động như vậy. Tuy nhiên, "thương trường là chiến trường" luôn đúng. Cụ thể hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu điều VN có nguy cơ bị các DN Anh kiện do không giao đầy đủ và đúng hẹn Hợp Đồng dù đã có giải trình nguyên nhân là thất bát mùa vụ, chưa thu xếp được kịp thời nguồn điều, thế nhưng "bên kia" vẫn không thể thông cảm!!!
 
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
553
0
0
Đồ nhà quê!
Đây là vần đề vĩ mô!
bạn có cắt giảm 100 cái máy lạnh thì cũng chỉ là tiết kiệm chi phí!
Vần đề chính trong giai đoạn này là: Đồng tiền VNĐ bị mất giá, lạm phát gia tăng và kéo dài nhưng lại thiếu tiền mặt.
Vậy nguyên nhân là do đâu???..xin mời qua công cụ google tìm kiếm theo từ khoá "....." hoặc các bạn tham khảo:
Từ khoảng tháng 11-2006 ành hưởng giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cứ biến đông không ngừng và nhưng ngày cuối năm đã leo lên đến con số khó tin là trên dưới 15 triệu, để bình ổn cơn khát giá NN đã nhập vao 1 số lượng vàng tương đối lớn, nhưng cũng chỉ kéo xuống chỉ số tạm chấp nhận , đến đầu tháng 3-07 giá vàng tiếp tục leo thang 1 cách chóng mặt 12 triệu lên 13 triệu ( lấy số chẵn )NN lại tiếp tục cho các nhà KD vàng đăng ký nhập vàng, nhưng cũng không thể ổn định được, chỉ số cứ bien động theo hình răng cưa, cho đến nay hay lắm cũng tròm trèm gần 20 triệu, kinh khủng, nhưng suốt từ 2006 đến nay giá các mặt hàng thiết yếu đều tăng vọt có thể nói là kịch trần nhưng đời sống lương hướng thì sàn sàn , hơn thế nữa thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán lại trở lên cưc kỳ nóng, đến nỗi ma người ta đi vay tiền NH đề đổ vao chơi chưng khoán, không ai có thể lường trước được những hậu quả nghiêm trọng của sự lạm phát bùng nổ ngay sao đó, vừa ăn Tết xong
NH siết về lãi suất, tình hình bất động sản đìu hiu, vật giá leo thang,đồng đô mất giá đem bán NH cũng không mua, chưa bao giờ nền kinh tế VN lại ăn quá no đề rồi bị tức bụng đến thế,đó là chúng ta chưa nói đến vấn đề NN in thêm tiền và phát hành tiền mới, và su hướng hội nhập thương mãi QT. đã làm cho các DN. tìm mua sản phẩm và có KH đầu tư hàng hóa với quy mô lớn. Các nhà KD tiền tệ, các DN lớn , cứ ngồi rung đùi để đón vận hội mới nhưng có biết đâu rằng con sóng ngầm lạm phát bức phá quá sớm và cũng thật tội nghiệp cho nền KTVN , đã bị những thiên tai, tai nạn, thất thoát ...liên tiếp xẩy đến,làm thì ít mà chi tiêu thí quá nhiều , mất cân đối về thu chi ngân sách,nợ thì vẫn phài trả,các công trình mang tính chiến lược ngốn hàng tỷ đô,các hạng mục phục vụ lợi ích cộng đồng thì sắp lớp, tiền đâu mà trang trải...trong khi đó thì đọc báo mổi ngày chuang ta sẽ thấy nhan nhãn nhưng Công ty công bố giải thể, các cửa hàng cũa các công ty báo cáo lỗ phải giải thể hoăc sát nhâp.v.v....
Như vậy với nền kinh tế nội địa không được chú trọng,để được xây dựng và phất triển thì nền kinh tế VN sẽ được phàn ảnh là nền KT yếu kém, không chân đứng,không tích lũy được KN, không tích lũy được tài sản để khi cần thi bung ra ,nền KTVN còn quá non yếu để hội nhập,không lường trươc được những khó khăn nên ta sẽ bị yếm thế khi các Đai gia gồng mình vượt qua khó khăn với cuộc khủng hoảng KT hiện nay .
  • cách đây 1 tháng
"http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080421235310AA4v8hI
 
Sửa lần cuối:
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Tình hình tài chính hiện nay?
Có thể tóm tắt:
- Suy thoái nền kinh tế
- Lạm phát quá cao
- Mất lòng tin của người dân vào VND
- Bất ổn chính trị trên thế giới
- Việt Nam chập chững bước vào nền Tài Chính toàn cầu nên con bỡ ngỡ
Những nguyên nhân của liệt kê trên? Báo chí đầy rẫy những nguyên nhân, hậu quả, dạo qua báo chí 1 vòng sẽ gặp không ít những lời phân tích của các chuyên gia.
Thực ra, có một điều mà người dân Việt Nam nói chung (doang nghiệp nói riêng) chưa thực sự nắm được nguyên tắc của tài chính. Nghe tin có biến động kinh tế, họ đổ xô mua vàng, mua gạo rồi đất đai. Thực sự họ muốn gì? Những ai đã từng trải qua thời kỳ 1986 thì rõ. Đồng Việt Nam mất giá, dẫn tới việc đổi tiền. Lạm phát Phi Mã ở Việt Nam. Thói quen của người Việt lại ưa giữ tiền ở Nhà, họ không tin tưởng vào các kênh đầu tư có hiệu quả, hơn nữa họ không muốn những người xung quanh biết họ giầu có đến mức nào.
Việt Nam ra nhập WTO, với một sự chuẩn bị hời hợt của chính phủ đã dẫn tới người dân chưa xác định được vòng xoáy ảnh hưởng của Thị Trường Thế Giới - trong đó thị trường tiền tệ, thị trường tài chính luôn là ảnh hưởng nhanh và rõ nét nhất.
Hai năm gần đây, do sự bất ổn chính trị trên thế giới đi tới đỉnh điểm. Các nền kinh tế lớn, các nước lớn bắt đầu toan tính tới chiến tranh. Họ tích trữ những thứ cần thiết. Đó là nguyên liệu thô, là vàng, là lương thực, và nhiên liệu. Việt Nam cũng bị cuốn vào vòng xoáy đó. Mọi thứ đều bị đẩy vượt giá trị thực rất xa. Tiền Việt Nam Đồng bắt đầu mất giá. Mọi người dân sợ bị mất sạch nếu cứ giữ tiền trong nhà. Họ đổ xô mua vàng và đất đai. Chính Phủ cũng nhập khẩu vàng ồ ạt. Họ nói nhập khẩu vàng để bình ổn giá vàng trong nước, nhưng thực chất nó càng làm kích cầu mà thôi.
Một nguyên do nữa của nền kinh tế Việt Nam, đó là sự tăng một chiều. Mọi vật giá chỉ có tăng mà không giảm, dẫn tới mất lòng tin vào VNĐ trầm trọng.
Các Ngân Hàng mải chạy theo Cổ Phần Hoá, Chạy theo Thị Trường Chứng Khoán đang bấp bênh. Họ thực hiện theo chính sách đầu tư của nước ngoài: Giảm Lỗ. Giảm Lỗ Chứng Khoán bằng cách liên tục đầu tư vào Cổ Phiếu Rớt Giá.
Lạm Phát dự tính của Chính Phủ từ 19% ---> 24%. Ngân Hàng tăng lãi suất lên 12% ---- 14%, để thu hút đồng tiền vốn đã không còn giá trị thực.
Một bài toán kinh tế đơn giản, Lạm phát và Lãi Suất!
Chỉ có đồng tiền ít ỏi trôi nổi trong số ít dân chúng là được gửi vào NH ăn lãi suất. Còn phần lớn đồng tiền nằm ở đâu? Nằm ở Ngân Hàng TW, nằm trong nhà nước. Số tiền này đã được làm gì?
Được đầu tư vào hàng tỉ USD và hàng tấn Vàng, Nhà Nước Nhập về tích trữ trong thời gian gần đây.
Làm thế nào để khắc phục?
Trông đợi vào những Nhân Viên Kế Toán? Chuyên Viên Tài Chính? Có lẽ là câu hỏi còn để ngỏ.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Gần đây có bài viết: Việt Nam Đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu?

Trần Đông Chấn
Mùa xuân tháng 3, 2008

Những số liệu được công bố cho biết trong 3 năm từ 2005 đến 2007 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 27% (tạo ra thêm khoảng 434 ngàn tỷ đồng giá trị sản phẩm quốc nội) nhưng lượng cung tiền lại tăng tới 135%. Điều này có nghĩa rằng nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên. Nếu lượng tiền đó được lưu thông hết vào thị trường thì sẽ tạo ra khả năng lạm phát lên đến 80% trong quãng thời gian này.

Thế nhưng con số lạm phát danh nghĩa từ 2005 đến 2007 đã được công bố là 27,6% (2005: 8,4%, 2006: 6,6%, 2007: 12,6%), như vậy mức độ lạm phát thêm 52,4% nữa sẽ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào từ đầu năm 2008 trở đi. Nếu loại trừ các yếu tố lạm phát không do tiền tệ (giá đầu vào tăng, kỳ vọng của người dân, v.v...) trong con số 27,6% nêu trên thì mức độ lạm phát tiềm tàng còn cao hơn 52,4% nhiều. Con số này chưa xảy ra vào cuối năm 2007 nghĩa là có trên 600 ngàn tỷ đồng (tương đương 52,4% GDP của năm 2007) đã được phát hành nhưng đang bị ghim giữ bởi một số cá nhân và tổ chức nào đó chưa đẩy vào lưu thông trong thị trường.

Tiền đồng đang ở đâu?
....

Chi tiết tại:
http://x-cafevn.org/node/996
hoặc tại:
http://my.opera.com/tamhoang279/blog/show.dml/2124158

Mời các bạn tham khảo.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Nhà nước đang muốn doanh nghịêp tự "thắt lưng buộc bụng" để cùng nhà nước giảm lạm phát trong nước xuống nhưng doanh nghiệp muốn "tự mình cứu mình trước" theo các bạn ai đang đúng? Các bạn có thấy qua những việc gì đang xảy ra hịên nay không? Một nghịch lý đang xảy ra là gì?
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Chẳng có nghịch lý nào cả, mọi cái vẫn theo đúng quy luật. Vai trò nhà nước chỉ là điều tiết, đôi khi nó phát huy hiệu quả ở tầm vĩ mô và ngược lại (Chỉ là công cụ và do sai quy cách kỹ thuật không canh tác được):015:.

Nói chung VN đang đâm vào những bước chân đã đi trước, người chịu thiệt là dân nghèo.

Đối với doanh nghiệp việc đối phó hiệu quả nhất vấn là tái cấu trúc tài sản và nguồn vốn công ty, kiểm soát rủi ro,cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên (Sức ép tiền lương là khá lớn đối với một doanh nghiệp). Chính sách thắt lưng buộc bụng là cần thiết khi vụ mùa thất bát và doanh nghiệp phải tự làm điều đó chứ không phải nhà nước.

Có quá nhiều vấn đề nếu bàn đến chuyện làm phát khủng hoảng và suy thoái kinh tế, một câu chuyện dài kỳ và có rất nhiều tình tiết.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Nhà nước đang muốn doanh nghịêp tự "thắt lưng buộc bụng" để cùng nhà nước giảm lạm phát trong nước xuống nhưng doanh nghiệp muốn "tự mình cứu mình trước" theo các bạn ai đang đúng? Các bạn có thấy qua những việc gì đang xảy ra hịên nay không? Một nghịch lý đang xảy ra là gì?

Nghịch lý?
Nhà Nước kêu gọi Doanh nghiệp thắt lưng buộc bụng ===> Chỉ có thể ngưng hoặc hạn chế hoạt động của mình thì Doanh Nghiệp mới phần nào thắt lưng buộc bụng được.
Doanh Nghiệp muốn thoát ra khỏi tình trạng suy thoái, phải nỗ lực cải tiến hoạt động, đường lối của mình ===> Không thể ngồi im để phó mặc mình cho ai khác được.
Đó chính là Nghịch lý. Đường Lối Vĩ Mô và Hoạt Động Vi Mô nghịch lý với nhau.
Theo nguyên tắc đòn bẩy, thì nghịch lý sẽ tạo ra một năng lượng, hay một tiền đề để thúc đẩy đòn bẩy hoạt động.
Nhưng mà ....... Phân Cấp Xã Hội ngày càng rõ rệt. Người Giàu càng Giàu, Người nghèo càng nghèo.
Hình như định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Công Bằng gặp phải thử thách trầm trọng thì phải? Cộng Sản thì đâu đến nỗi phân tầng xã hội lớn đến vậy?
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
1930, nước Mỹ lâm vào khủng hoảng tài chính. Thị trường Chứng khoán cũng sụp đổ. Họ làm cách nào để khắc phục?
Công nghiệp hàng không được nước Mỹ lấy ra làm cứu cánh. Lĩnh vực hàng không của Mỹ thuộc loại tốt nhất hiện nay.
1997, Thái Lan cũng gặp khủng hoảng tương tự. Họ củng cố lại nền Công Nghiệp Du lịch của nước mình. Thái Lan đã vượt qua khủng hoảng, để trở thành nước có nền Du lịch phát triển hàng đầu thế giới.
2008, Việt Nam khủng hoảng tài chính. Chúng ta phải làm gì?
 
hatuanh

hatuanh

Trung cấp
15/7/06
102
0
16
43
Hà Nội
Cho em đứng ngoài thời cuộc ạ, từ ngày lạm phát tăng cao, suất cơm cũng tăng giá và giảm chất lượng và số lượng, em lại chuẩn bị cặp lồng, chai lọ như ngày xưa mẹ em mang cơm đến giờ làm, thế là em góp phần vào cái việc hạn chế mức tăng trưởng của ngành dịch vụ, nhưng biết làm sao được. Các bác bên trên cầm lái, các bác không có đủ năng lực và kinh nghiệm, nên thằng A bảo phải lái về hướng Tây,các bác lái về hướng Tây, đi được một đoạn gặp bão thằng B bảo lái về hướng Nam, bác lại lái nó về hướng Nam, rồi thể nào mà chả gặp bão, nên thôi, chúng ta cứ tự tìm một cái phao, may ra sống sót qua ngày đoạn tháng, chứ đến lúc bão đến, các bác vứt mẹ tay lái, thể nào dân chả chết. Ngẫm mà buồn.
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Mình đọc được bài này từ blog của 1 người bạn, thấy hay hay nên copy nguyên văn :

Giá cả cứ tăng vù vù !!!!

Khiếp, dạo này giá cả tăng khiếp quá. Rau muống trước đây 500d, giờ đã là 20 nghìn (gấp 40 lần). Đậu phụ 500đ, bây giờ là 1500đ (gấp 3 lần)....chóng hết cả mặt (Nghe Vợ than phiền thế). Cũng may có cái ngày xưa 50 nghìn, bi giừ cũng chỉ gấp đôi lên 100 nghìn !?!. Từ ngày cái thằng lạm phát ùa tới, giờ Vợ chẳng cho ăn Phở, sáng nào cũng bắt ăn mỳ tôm nhiều đến mức tóc xoăn hết cả lên. Biết thế chẳng lấy Vợ (Dù thế nào thì Vợ vẫn phải viết HOA) !!!!!!!
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Các bạn làm kế toán tại các công ty hiện nay chắc biết rõ về tình hình tài chính hiện nay.
Từ các công ty lớn đến công ty nhỏ hiện nay có một mối lo lớn nhất: tiền mặt.
Khi đề cập đến tiền mặt các bạn nghĩ đến vấn đề đơn giản là tiền nằm trong két sắt & trong tài khoản tại ngân hàng.
Trong công việc hàng ngày làm việc tiếp xúc từ công ty đang cần thanh toán vài triệu đô đến người thân trong nhà cần vay vài chục triệu mới nghe thấy kinh sợ cho tương lai của hệ thống kinh tế không biết sẽ đi đâu về đâu và nghĩ về cho bản thân của mình trong tương lai gần.
Có lẻ phải đề cập đến ngân hàng trước tiền: liên quan đến lưu thông chính của tiền mặt..... đang kẹt cứng giữa các vòng xoay tiền.
- Khi mở L/C để nhập hàng hóa từ nước ngòai hôm tháng 02/2008, trị giá lô hàng 3.65triệu USD được NH S. hứa cho vay 80% giá trị L/C... tháng 04/2008 nhận được thông báo thẳng thừng NH mất khả năng cho vay DN chuẩn bị "cash" (tiền mặt) để thanh toán toàn bộ L/C - ngòai 10% ký quỹ lúc mở L/C DN trong vòng 5 ngày phải chuẩn bị số tiền còn lại- 53 tỷ..... Chóng mặt.... chuẩn bị xong tiền nộp vào lúc 2h chiều..... NH cắt tiền DN ngay lập tức, chiều 5h, gọi điện lên NH xin điện chuyển tiền (telex payment) được NH thông báo lạnh lùng do NH không mua đủ lượng USD nên ngày mai mới thanh toán được. Bao nhiêu DN đang gặp trong tình trạng này và làm gì với lãi suất đêm (24h).... Không có cách nào khác hơn phải chấp nhận để thanh toán tiền cho khách hàng.
- Trong kinh doanh quốc tế vấn đề bên mua và bên bán thương lượng tu chỉnh L/C là thường xuyên nhưng ngày hôm nay nếu bât cứ một L/C nào được yêu cầu được tu chỉnh đồng nghĩa với NH yêu cầu hủy L/C hoặc được trả lời sếp đang lo huy động tiền nên không có thời gian dành cho các việc nhỏ.
Đến các tư thương nhỏ lẻ: các năm nay với uy tín họ thường xuyên và được vay trong hạn mức vài chục triệu đến vài trăm nhưng giờ chỉ cần vay 50 triệu, ngân hàng thẳng thừng từ chối.....
Đây là một vài câu chuyện nhỏ xung quanh mọi người có thể biết hết.
Các bạn đang là kế toán của các công ty đang họat động, trong tình hình hiện nay các bạn có nghĩ ra được cách gì và làm gì để giúp cho doanh nghiệp tồn tại & vượt qua cơn khủng hỏang hiện nay.
Làm gì khi NH không thực hiện đúng vai trò của mình?

Tình hình tài chính việt nam hiện nay đang ở trong ngưỡng của việc phải phá giá đồng VND vì nếu không phá giá thì hậu quả rất khó lường. Lạm phát đang ở mức cao nhất trogn 5 năm trở lại đây và ảnh hưởgn trực tiếp đến gần như tóan bộ hơn 80ttriệu dân. Lãi suất cơ bản tăng đến 14% đẫy lãi suất cho vay lên 21%/năm thì than ôi các Doanh nghiệp Việt Nam vừa bé lại vừa yếu phen này thì chỉ có mà chết.
Cái chết của các DNVN đã được dự báo từ trước khi thì trường Bất động sản và CK ở trong tình trạng bong bóng đã hút hết các nguồn vốn của Doanh nghiệp. Khi bong bóng bị vỡ (giảm 50-70% giá trị ) thì thua lỗ là chuyện bình thường Vnexpress đã có bài phân trích về việc các DNVN lấy vốn lưu động mua BĐS để kiếm lời và hậu quả của nó.
Như vậy trong tình hình tài chính bi đát như hiện nay thì việc các DNVN phá sản chỉ còn được đo bằng ngày mà thôi, các Ngân hàng cũng khjông ngọai lệ, sự sụp đổ của các Ngân hàng nhỏ chắc chắn sẽ xảy ra và kéo theo nó là việc sát nhập với các Ngân hàng TMCP lớn khác.
Như vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi các Doanh nghiệp phải trả lãi vay cắt cổ là 21%-25% Giá bán sản phẩm sẽ phải tăng theo vì không có DNVN nào kinh doanh bằng vốn tự có cả. Như vậy tỷ lệ cơ cấu vốn lưu động giữ vai chò then chốt nếu vay 50% thôi cũng đủ chết rồi chứ chưa nói thói quen mượn đầu heo nấu cháo của DNVN vốn vay chiếm đến 70% tổng vốn đầu tư.
hậu quả xảy ra:
1. Tiền lãi vay tăng chóng mặt lên 60%, giá NNVL đầu vào cũng tăng từ 10-15% vậy giá bán tăng được bao nhiêu trong tình hình lạm phát đến mức 25%?. Về cơ bản DNVN trong năm nay là lỗ chắc.
2. Về Tổng quan nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP 7% là tỷ lệ quá thấp đối với Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đồng VND và việc phá giá đồng VND lên bao nhiêu % mà thôi hòan tòan không thể nói "Không phá giá tiền đồng" tỷ giá tăng lên DN nhập khẩu chết ngắc và hàng nằm chờ hoặc tái xuất là điều không thể tránh khỏi. Hãy cùng tôi lên ICD Phước Long bạn sẽ thấy thê thảm. Doanh nghiệp mà chết thì cả nền kinh tế cũng đi theo.
3. Tỷ lệ lạm phát tăng quá cao NHNN phải thu hồi tiền đồng trong lưu thông càng làm cho Doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng và nguy cơ DNVN thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi., như vậy các KHKD sẽ phải điều chỉnh, các DNVN sẽ rút khỏi thị trường hoặc SX cấm chừng và tỷ lệ tăng trưởng GDP 7% sẽ chẳng thực hiện được.

Vậy Trong Công ty chúng ta phải làm gì:
1. Thực hành ngay lập tức chính sách tiết kiệm: phải tự cứu mình thôi phải tiết kiệm tất các các chi phí
2. Dừng ngay các dự án đầu tư hoặc thu nhỏ quy mô đầu tư.
3. Kiểm sóat chặt chẽ chi tiêu
4. Cũng cố nhân sự, sắp xếp lại nhân sự
5. Kiểm soát chặt giá mua NVL
6. Dừng ngay việc thực hiện các chường trính quảng cáo rầm rộ
7. Nhanh chóng sắp xếp lại MMTB, đem bán ngay những máy móc không hiệu quá.
8. Tăng cường bán các sản phẩm có lợi nhuận cao.
9. Giảm thiểu vay vốn lại, xài vốn chủ sở hữu nhiều vào
10. Điều chỉnh lại khấu hao, phân bổ để có giá cả hợp lý.
11. Xem xét lại định mức chi phí NVL, xiết chặt định mức phế liệu

các bạn có ý kiến gì khác không.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
kìm hãm phát triển!

Vậy Trong Công ty chúng ta phải làm gì:
1. Thực hành ngay lập tức chính sách tiết kiệm: phải tự cứu mình thôi phải tiết kiệm tất các các chi phí
2. Dừng ngay các dự án đầu tư hoặc thu nhỏ quy mô đầu tư.
3. Kiểm sóat chặt chẽ chi tiêu
4. Cũng cố nhân sự, sắp xếp lại nhân sự
5. Kiểm soát chặt giá mua NVL
6. Dừng ngay việc thực hiện các chường trính quảng cáo rầm rộ
7. Nhanh chóng sắp xếp lại MMTB, đem bán ngay những máy móc không hiệu quá.
8. Tăng cường bán các sản phẩm có lợi nhuận cao.
9. Giảm thiểu vay vốn lại, xài vốn chủ sở hữu nhiều vào
10. Điều chỉnh lại khấu hao, phân bổ để có giá cả hợp lý.
11. Xem xét lại định mức chi phí NVL, xiết chặt định mức phế liệu

các bạn có ý kiến gì khác không.

Cho em có ý kiến!
Thực sự thì các ngân hàng không phải là đang thu tiền về để phục vụ cho công tác thu tiền của nhà nước mà các ngân hàng cũng đang thiếu tiền! Họ đang là chúa chổm! họ đang mất khả năng thanh toán! Hiện tại đang có nghi ngờ về việc mất khả năng kiểm soát đồng vnđ của Việt Nam. Thâm hụt cán cân thanh toán khiến cho USD có thời điểm khan hiếm. Hiện tại, dù có động thái từ ngân hàng NN về việc bơm thêm 540 tr USD vào thị trường nhằm giảm áp lực thiếu hụt USD từ nhu cầu thiếu trường nhưng đấy chỉ là tạm thời thôi! Dù USD hiện tại đang mất giá do Mỹ phải bơm tiền để cứu chứng khoán và TT Bất động sản đang khiến nền kinh tế mỹ suy thoái và USD mất giá so với các ngoại tệ khác thì khoảng 2 tháng nữa USD tiếp tục khan hiếm trở lại do nhu cầu sử dụng của nền kinh tế và mất cân bằng cán cân thương mại.
Nếu các doanh nghiệp co hẹp lại về quy mô và thụ động đón nhận tác động của lạm phát như vậy thì sẽ tạo nên Việt Nam những năm 90 (tự cung tự cấp) Trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn tăng cao và không có xu hướng giảm xuống do đã có thói quen.
Việc cắt giảm đầu tư là tự chặt chân nền kinh tế: các dự án đem lại hiệu quả cao nhất là của khối tư nhân phải tiếp tục đầu tư và hoàn thành vì tạo ra nhiều lợi ích hơn các dự án của nhà nước.
Các dự án của nhà nước không đem lại hiệu quả do năng lực quản lý kém, cố tình thỏa thuận với nhau để tham nhũng từ các cấp.
Các dự án phải tiếp tục đầu tư để đáp ứng nhu cầu trong nước tránh nhập khẩu quá nhiều. Các mặt hàng xuất khẩu cần phải đẩy mạnh sản xuất để đưa USD về phục vụ nền kinh tế.
Ai đời, bây giờ Việt Nam lại nhập khẩu muối! Có khả năng là sắp tới anh, em mình đem gạo đi đổi muối của Lào nhểy ???
Thiếu muối bảo không có nắng! Nắng to thì bảo thiếu điện do hạn hán không có mưa nước hồ Hòa Bình thấp quá không chạy tua - bin được! vậy hiện tại thì ngon nhé! thiếu cả muối cả điện! An ủi duy nhất là gạo được mùa! Hô hô! đỡ lạm phát hẳn CPI đã giảm nhưng mà tất cả gạo mà ăn nhằm giảm lạm phát thì lấy USD đâu??? mà ôm đi bán thì chết ông nông dân!
Các ngài ở trên các ngài ngồi ô tô các ngài có phải đi xe máy bao giờ đâu??? Các ngài bắt em đội mũ bảo hiểm thì em đội không thì "đệ" của các ngài thịt của em 150 k. Nhưng quyết định của các ngài đẩy hàng chục ngàn người lao động thủ công sang thất nghiệp. Cầu thị trường trong thời gian ngắn tăng lên: = 200.000 x 80.000.000 x 70% = 11.200.000.000.000 vnđ.
Tính rẻ đi thì mỗi mũ bảo hiểm 200k ; 70% dân số buộc phải sử dụng (phải có dù không có xe máy). Rồi các ngài thấy em trang trí mũ có lưỡi trai các ngài ngứa mắt vì không biết thật giả thế nào? Các ngài lại đang nghĩ đến chế tài để phạt. Các ngài còn cổ vũ cho báo chí viết về khả năng gây mù mắt khi tai nạn do mảnh vỡ của lưỡi trai bắn ra. Ôi! Các ngài bảo em đội mũ bảo hiểm để tránh chấn thương sọ não cơ mà! giờ thì tránh cả mù mắt! em mà "xòe" thì bét ra cũng đi 1 cái dò cầu thủ chứ đừng nói đến mắt! Mà em cũng "xòe" thật rồi! cũng may có đội mũ! nghe lời các ngài! em chẳng bị chấn thương sọ não nhưng em lại bị sái cổ mất mấy tuần! do cái mũ thân yêu của em đấy ạ! híc.
Thôi em bàn luận một tí! em có mấy bài viết về tình hình này trong mục hỏi đáp phần kế toán các khoản đầu tư ấy ạ. các bác vào tranh luận cho vui
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA