Hỏi về trích lập dự phòng phải thu khó đòi ở DNNN

  • Thread starter hope
  • Ngày gửi
H

hope

Guest
11/1/04
29
0
6
Hà nội
Truy cập trang
Mình có đọc trong một cuốn sách hướng dẫn nghiệp vụ kế toán phần tài khoản 139 có nói đại ý là khi trích lập dự phòng phải thu khó đòi ở doanh nghiệp nhà nước theo quy định tài chính hiện hành yêu cầu tối đa không được vượt quá lợi nhuận năm đó của doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ không được trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Nếu như vậy thì:
- Sẽ phải xử lý như thế nào đối với các khoản nợ khó và không có khả năng thu hồi trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ trong nhiều năm? Không lẽ cứ treo ở 131 và 138?
- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được phản ánh một cách đúng đắn. Trong thực tế có thể các khoản nợ khó đòi vượt quá lợi nhuận của doanh nghiệp, chẳng hạn trường hợp trên BCTC là không lỗ và không lãi, nhưng thực ra là lợi nhuận âm.
Văn bản pháp quy duy nhất về vấn đề này mình có trong tay là thông tư 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001, nhưng trong đó cũng chỉ nói "Tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm" chứ không nói gì đến các yêu cầu cụ thể ở DNNN. Vậy nếu có thể, mong các bạn giúp mình hiểu thêm hơn hoặc bổ sung tài liệu cho vấn đề này. Rất cảm ơn các bạn!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

sao tim

Guest
8/10/04
14
0
0
TP.HCM
Đối với các khoản dự phòng công nợ phải thu khó đòi:
- Nếu số dự phòng trích lập > số dự phòng nợ phải thu khó đòi năm trước: trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp số chênh lệch.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch < số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi: hoàn nhập bằng cách hạch toán giảm chi phí quản lý doanh nghiệp số chênh lệch.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
sao tim nói:
Đối với các khoản dự phòng công nợ phải thu khó đòi:
- Nếu số dự phòng trích lập > số dự phòng nợ phải thu khó đòi năm trước: trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp số chênh lệch.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch < số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi: hoàn nhập bằng cách hạch toán giảm chi phí quản lý doanh nghiệp số chênh lệch.
Hình như bạn so sánh không đúng bản chất vấn đề rồi.
Đến cuối năm tài chính, DN sẽ so sánh khoản dự phòng đã trích lập với thực tế. Từ đó sẽ trích thêm nếu thực tế > khoản đã trích lập và sẽ hoàn nhập trong trường hợp ngược lại.
Còn số DP trích lập cho năm tài chính mới thì phải dựa vào tình hình thực tế của các khoản nợ phải thu khó đòi và quy định của Nhà nước về tỷ lệ trích DP.
Tuy nhiên ở đây có lẽ Hope không hỏi vấn đề này, mà Hope đang quan tâm đến việc DN có được trích lập DP hay không nếu DN hoạt động không có lãi (hoặc lỗ).
 
Sửa lần cuối:
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
Tôi không có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về lập dự phòng, nhưng theo nguyên tắc phải lập dự phòng tất cả các khỏan nợ khó đòi bất cứ lãi hay lỗ để phản ánh đúng tình hình tài chính và kết quả sản xuất của doanh nghiệp (tất nhiên là phải theo nguyên tắc ước lệ doanh nghiệp đang họat động liên tục).
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
To Hope,

Theo mình thì một khi DN bị lỗ thì dù có trích lập dự phòng cũng vô ích vì làm gì có tiền để bù đắp nữa. Chi bằng phải xử lý triệt để các khoản này (xiết nợ hay đưa ra toà án). Khi có kết quả cụ thể, căn cứ vào các văn bản có liên quan để hạch toán thẳng vào chi phí luôn.

:0frown:
 
K

ketoancon

Giang hồ quy ẩn
30/7/04
94
8
0
HCM
Hope có thông tư 107 là mới nhất rồi, cứ theo đó mà làm đi!. Cái thông tư trước đó quy định doanh nghiệp phải có lãi mới lập dự phòng đã được thay thế bằng thông tư 107 rồi mà. Áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp luôn.
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
Kế tóan cần phải xử lý hai vấn đề liên quan đến việc lập dự phòng:
1. Đối với Công ty, dù lỗ hay lãi, bạn đều phải lập dự phòng nếu khỏan nợ đó có đủ điều kiện để lập dự phòng. Nếu Công ty đang lỗ thì sẽ lỗ thêm và số dư trên mục Nguồn vốn CSH sẽ giảm xuống, tức là Công ty bạn ăn thêm vào vốn.
2. Đối với người nợ, không phải sau khi lập dự phòng thì xóa sổ khỏan nợ đó. Công ty của bạn vẫn phải có trách nhiệm đòi nợ cho đến khi có xác nhận cụ thể thì mới chấm dứt.
3. Thông thường, việc xử lý dứt điểm khỏan nợ này rơi vào niên độ sau. Do đó nếu không đòi được thì chẳng có chuyện gì xảy ra, nếu đòi được tiền thì sẽ ghi tăng thu nhập bất thường đấy nhé.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
vu minh nói:
Theo mình thì một khi DN bị lỗ thì dù có trích lập dự phòng cũng vô ích vì làm gì có tiền để bù đắp nữa.
:0frown:
Sao lại vô ích ạ? Ở đây sẽ có giả thiết là DN hoạt động liên tục. Do đó dù lỗ thì DN vẫn phải tiến hành trích lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi -> khoản lỗ sẽ tăng thêm.
Tuy nhiên có phải sang năm sau, nếu DN hoạt động có lãi thì sẽ được bù trừ phần lỗ năm trước để giảm thuế TNDN phải nộp cho năm hiện tại, điều này có đúng không ạ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA