Hoàn thuế môn bài nộp thừa

  • Thread starter Anhchuot
  • Ngày gửi
A

Anhchuot

Lên thớt...
23/7/03
362
6
18
Hanoi
www.
Công ty chúng tôi đã nộp thuế môn bài từ tháng 1/2003 với mức thuế tại thời điểm đó là 3.000.000 đồng. Đến tháng 5/2003, Bộ Tài chính ra Thông tư 42/2003/TT-BTC hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của CP về việc điều chỉnh mức thuế môn bài. Cụ thể, công ty chúng tôi nộp thuế theo mức thuế bậc 4 - 1.000.000 đồng. Vậy theo Thông tư mới này, công ty chúng tôi có được hoàn trả số tiền đã nộp thừa hay không?


Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 7/5/2003 của Bộ Tài chính thay thế điểm 1, mục I của Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 và Thông tư số 113/2002/TT-BTC ngày 16/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ- CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài (TMB).

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2003 và áp dụng ngay cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh (CSSXKD) mới thành lập. Trường hợp CSSXKD được thành lập từ ngày 1/4/2002 đã nộp TMB theo mức quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư 96/2002/TT-BTC sẽ được điều chỉnh lại theo mức TMB mới quy định tại Thông tư 42/2003/TT-BTC, nếu mức thuế mới cao hơn mức thuế đã nộp thì CSSXKD không phải nộp thêm, nếu mức thuế đã nộp lớn hơn mức thuế mới thì số thuế nộp thừa được cơ quan thuế hoàn trả hoặc bù trừ vào số TMB năm 2004 theo đề nghị của CSSXKD.

Đối với các CSSXKD đã thành lập và hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành (01/04/2003) thì TMB phải nộp năm 2003 vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 96/2002/TT-BTC và Thông tư số 113/2002/TT-BTC. Từ năm 2004 TMB của các CSSXKD được thực hiện theo quy định của Thông tư số 42/2003/TT-BTC.
Như vậy, công ty bạn đã nộp TMB từ tháng 1/2003, tức là công ty đã thành lập và hoạt động trước khi Thông tư 42/2003/TT-BTC có hiệu lực thi hành, thì không được hoàn trả số TMB đã nộp thừa (so với mức thuế mới).

----------------------

Đọc xong cái này thấy tức anh ách, thông tư gì mà thực hiện được mấy tháng đã thay thế bằng một văn bản khác - quay 180 độ, bực nhất là không được hoàn thuế về :wall , với kiểu luật lệ này thì chỉ có DN là chịu khổ thôi - nói sao thì phải làm vậy mà. Chuyện cũ nhắc lại tí vậy vì sếp mình cứ yêu cầu hỏi thủ tục hoàn thuế :leu:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
HaiAu

HaiAu

Trung cấp
2/10/03
139
0
16
61
Quảng Ninh
www.bienngoc.com
Thế dưng mà có làm sao đâu, Nhà nước vẫn khẳng định việc hoàn trả hoặc bù trừ kia mà!
 
A

Anhchuot

Lên thớt...
23/7/03
362
6
18
Hanoi
www.
Ko ạ, bác ko đọc kĩ à: "Như vậy, công ty bạn đã nộp TMB từ tháng 1/2003, tức là công ty đã thành lập và hoạt động trước khi Thông tư 42/2003/TT-BTC có hiệu lực thi hành, thì không được hoàn trả số TMB đã nộp thừa (so với mức thuế mới)"
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Thì trong các chú đang sống phải có chú chết chứ, vậy theo em thì NN nên giải quyết thế nào về mặt thời điểm đây????
 
A

Anhchuot

Lên thớt...
23/7/03
362
6
18
Hanoi
www.
Em thấy giải quyết thế ko được lòng dân lắm, rõ ràng mình vừa đóng theo mức thu mới xong thì ngay lập tức có TT thay đổi. Tất nhiên chỉ có những DN như của em mới thấy thế thôi, chứ các DN có DT lớn thì ok quá còn gì!
Tốt nhất theo em thì đừng có ban hành cái TT nộp 3 triệu làm gì :no, còn nếu ko thì cho tất cả các DN đều được hoàn thuế hoặc nộp bổ sung thuế của năm 2003.
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Nguyên tắc của Nhà nước là: nếu DN phát sinh thuế dương (>0) thì phải nộp ngay trong kì, nếu phát sinh thuế âm (NN nợ DN) thì NN chuyển số đó sang kì sau (NN luôn chủ động hơn). Vì vậy thuế MB cũng vậy thôi.
 
A

Anhchuot

Lên thớt...
23/7/03
362
6
18
Hanoi
www.
Cải cách thuế Môn bài theo thủ tục “một cửa”


Từ đạo lý của thuế môn bài ...

Trước tháng 8/1945 ở Việt Nam có một loại thuế mang tính chất lệ phí với nội dung cơ bản là sau khi nộp thuế, cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế cấp một tấm bìa cứng, có ghi rõ mức thuế và phải treo ngay tại cửa ra vào của nhà hàng. Đó là “Thuế môn bài” với nguồn gốc theo chữ Hán: “Môn” là cửa “Bài” là tấm bìa cứng treo trước cửa hàng. Đây là một hình thức quản lý công khai, không chỉ riêng với cán bộ thuế mà mọi người đều có thể biết cơ sở kinh doanh nào đã “lọt vào ống kính quản lý của cơ quan thuế”. Với biện pháp thu đơn giản vào đầu mỗi năm, thuế môn bài (MB) phân biệt hạn mức thu theo quy mô kinh doanh: lớn, vừa, nhỏ, được gọi là đại doanh nghiệp, trung doanh nghiệp, tiểu doanh nghiệp.


Sau Cách mạng Tháng 8/1945 thuế MB vẫn được duy trì cho đến giữa năm 1951, khi bắt đầu có hệ thống chính sách thuế đầu tiên dưới chính quyền cách mạng Việt Nam. Đến đầu năm 1958, để hỗ trợ chính sách cải tạo công thương nghiệp XHCN với doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể, Chính phủ đã ban hành chế độ thuế MB gồm 18 bậc, phân biệt theo quy mô kinh doanh được thể hiện qua doanh thu năm trước cao, vừa hay thấp. Mức thuế MB được quy định phân biệt theo 5 cấp khác nhau về ngành nghề cần khuyến khích hay hạn chế. Mức thuế cả năm được tính trong biểu tương đương với tổng số thuế doanh thu và thuế lợi tức một tháng của đơn vị kinh doanh. Ngoài chế độ thuế MB nộp hàng năm, riêng với cơ sở mới bắt đầu ra kinh doanh còn phải nộp thêm khoản “tiền khai trương” bằng từ 1 đến 5 lần mức thuế MB hàng năm của cơ sở kinh doanh có quy mô hoạt động tương đương, tùy thuộc ngành nghề cần khuyến khích hay hạn chế. Chế độ treo thẻ bài ở trước cửa hàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong tổng số thuế, vừa phát huy tác dụng góp phần thúc đẩy cải tạo công thương nghiệp XHCN.



Đến cuối năm 1960, các doanh nghiệp tư nhân đã cơ bản được cải tạo theo hình thức công tư hợp doanh và đại bộ phận hộ cá thể hoạt động theo các tổ chức hợp tác, số thuế MB chỉ còn thu với hộ cá thể chưa tập thể hóa không còn đáng kể. Từ đó, mặc dầu Chính phủ không có quy định chính thức bãi bỏ thuế MB nhưng trên thực tế hầu như ở các địa phương không còn khoản thu này nữa.


Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhất là trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, thị trường tự do phát triển phức tạp, đa dạng, doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể “bung ra” khá mạnh trong hoàn cảnh quản lý của Nhà nước bị buông lỏng. Do đó, đến năm 1983, cùng với chế dộ xét cấp đăng ký kinh doanh chặt chẽ mà cơ quan giữ vai trò thường trực Hội đồng xét cấp đăng ký kinh doanh quận huyện, Chính phủ lại ban hành thuế MB áp dụng cả với khu vực cá thể, tập thể nhằm phục vụ yêu cầu kiểm kê, kiểm soát, hỗ trợ công tác đăng ký kinh doanh, sắp xếp lại thị trường theo hướng có lợi cho quốc kế dân sinh. Biểu thuế có phân biệt theo quy mô kinh doanh (lớn, vừa, nhỏ) và ưu đãi với đơn vị tập thể hơn cá thể. Ví dụ mức thuế cao nhất với hộ cá thể là 5.000 đ/năm tương ứng với thu nhập trên 5.000 đ/tháng nhưng với cơ sở tập thể thì mức thuế đó tương ứng với thu nhập trên 50.000 đồng/tháng (gấp 10 lần so với quy mô của hộ cá thể). Thẻ bài treo trước cửa được phân biệt theo màu (xanh với hộ nhỏ ở bậc thấp; hồng với hộ vừa ở 2 bậc giữa và đỏ với đơn vị kinh doanh lớn ở 2 bậc cao).


Trong cải cách thuế năm 1990, thuế MB không được liệt kê vào hệ thống thuế mới. Tuy nhiên theo Quyết định số 42/HĐBT ngày 10/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị quyết số 473/NQ-HĐNN 8 ngày 10/9/1991 của Hội đồng Nhà nước, thuế MB vẫn được duy trì và áp dụng với các hoạt động kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế và không còn đề cập đến nguyên tắc cấp thẻ môn bài để treo trước cửa hàng nữa. Từ đó, tên “Thuế môn bài” hầu như không còn phù hợp với tên gọi của khoản thu này, nhất là hiện nay cơ quan thuế lại theo dõi, quản lý các cơ sở kinh doanh, chủ yếu qua hệ thống máy vi tính.


Thuế MB năm 2003 được thực hiện phân biệt theo tổ chức kinh doanh (gồm 4 mức thuế, chia theo cơ sở kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập; chi nhánh, cửa hàng hạch toán phụ thuộc; hợp tác xã; cửa hàng, cửa hiệu) và các đối tượng khác (gồm 6 mức thuế, chia theo thu nhập/tháng cao thấp khác nhau). Quy định như trên thiếu sự giải thích rõ ràng, chưa đủ tính thuyết phục, dẫn đến nhiều vướng mắc cần được xem xét giải quyết thích hợp với bản chất của khoản thu này.



... đến yêu cầu cải cách theo thủ tục hành chính một cửa

Theo luật lệ hiện hành, trước khi thành lập, mọi cơ sở kinh doanh phải làm đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh (ĐKKD) theo quy định trong Luật Doanh nghiệp và đăng ký mã số thuế theo quy định trong các luật thuế với các chỉ tiêu cơ bản giống nhau. Tổ chức ĐKKD và đăng ký mã số thuế do các cơ quan khác nhau phụ trách đã gây không ít phiền hà không cần thiết và mất thời gian chờ đợi của cơ sở kinh doanh. Riêng về ĐKKD, mang tính chất đơn thuần về thủ tục hành chính, nặng về hình thức, vì sau khi làm xong thủ tục ĐKKD, cơ quan phụ trách công việc này không có điều kiện theo dõi hoạt động thực tế của cơ sở kinh doanh thường xuyên biến động phức tạp về nhân thân người đứng tên ĐKKD, về địa điểm, ngành nghề, tiền vốn, số lao động ...



Để vừa khắc phục được công việc chồng chéo, nặng nề trong bộ máy nhà nước, vừa giảm bớt được phiền hà không cần thiết cho cơ sở kinh doanh mà vẫn bảo đảm được hiệu quả quản lý của Nhà nước với mọi hoạt động của cơ sở kinh doanh, phải chăng đã đến lúc cần nghiên cứu cải tiến các thủ tục ĐKKD và đăng ký mã số thuế theo thủ tục hành chính một cửa do cơ quan thuế phụ trách vì đây là cơ quan vừa có chức năng, vừa có tổ chức bộ máy để theo dõi và quản lý thường xuyên mọi hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế với nội dung cơ bản là chuyển thuế MB thành khoản “lệ phí kinh doanh hàng năm” hoặc “lệ phí đăng ký kinh doanh hàng năm”.



Cơ quan thuế sẽ phải căn cứ theo những quy định về những ngành nghề Nhà nước cấm tư nhân kinh doanh hoặc những ngành nghề cần có những điều kiện đầy đủ về sức khỏe, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội hoặc có trình độ chuyên môn, kỹ thuật để đồng thời làm các thủ tục ĐKKD, đăng ký mã số thuế cho những đơn vị mới ra kinh doanh và thu khoản lệ phí mới, thay cho thuế MB. Với những đơn vị kinh doanh cũ, chỉ thực hiện thu khoản lệ phí này ngay từ đầu mỗi năm với nội dung cơ bản như thuế MB hiện nay nhằm phục vụ yêu cầu kiểm kê, kiểm soát, nắm chắc biến động về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để có căn cứ phân loại cơ sở kinh doanh thuộc quy mô lớn, vừa, nhỏ trong từng ngành nghề, từng thành phần kinh tế. Từ đó, có biện pháp quản lý, thu các loại thuế khác phù hợp với từng đối tượng, đồng thời động viên một phần đóng góp của cơ sở kinh doanh ngay từ tháng đầu năm, đáp ứng một phần chỉ tiêu của NSNN trong thời điểm các khoản thuế khác chưa phát sinh nguồn thu.



Với tên gọi rõ ràng là lệ phí, yêu cầu động viên có thể xây dựng theo mức vừa phải, tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng cơ sở kinh doanh. Đồng thời, giải quyết được thắc mắc với thuế MB hiện nay là mức thu của một loại thuế phải sát hoạt động cụ thể của từng đơn vị để bảo đảm chính sách động viên công bằng giữa các doanh nghiệp.



Căn cứ để xây dựng mức thu lệ phí này cũng là vấn đề cần bàn. Theo Nghị định 325/HĐBT ngày 19/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, căn cứ tính thuế MB là “Doanh thu” theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nhưng trên thực tế, các biểu thuế MB do Bộ Tài chính xây dựng lại dựa theo “thu nhập 1 tháng”, một chỉ tiêu rất trìu tượng, gây nhiều mâu thuẫn giữa cán bộ thuế và cơ sở kinh doanh khi xác định đúng đắn thế nào là thu nhập một tháng, phát sinh nhiều tùy tiện, tiêu cực. Cũng có ý kiến nên căn cứ vào “vốn tự có” hay “vốn pháp định”của cơ sở kinh doanh. Thật ra đây cũng là một chỉ tiêu không thể hiện đúng quy mô kinh doanh của cơ sở vì hoạt động thực tế còn phải phụ thuộc vào nhiều nguồn vốn khác nữa. Vì vậy, theo tôi phải chăng nên xem xŠt, căn cứ theo doanh thu tính thuế bình quân tháng của quý IV năm truớc để định mức thu cho năm thu lệ phí. Căn cứ này vừa là con số được xác định rõ ràng qua tài liệu thu thuế, vừa thể hiện được quy mô hoạt động đầu năm của đơn vị kinh doanh ở mức tương đối. Trong hướng dẫn, có thể cho phép dùng doanh thu tháng 11, tính cả cho tháng 12 để cơ quan thuế có thể lập xong sổ trong tháng 12 năm trước và hoàn thành nhiệm vụ với khoản lệ phí này trong tháng 1 và 2 của năm thu lệ phí. Với đơn vị kinh doanh mới, căn cứ tờ khai và điều tra, tham khảo cơ sở kinh doanh có hoàn cảnh tương đương để định mức thu lệ phí thích hợp.



Chức năng của khoản lệ phí này là phục vụ yêu cầu kiểm kê kiểm soát, bao quát các đơn vị kinh doanh đang thực tế hoạt động. Do đó không nên đề ra chế độ miễn thu, để lọt một số cơ sở kinh doanh không nằm trong diện quản lý của cơ quan thuế. Trong trường hợp thật cần thiết, chỉ nên thực hiện chế độ giảm, phù hợp với mục tiêu của khoản thu này.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Em có thể viết bài này lên trang chủ!!!!!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA