Ias 32

  • Thread starter Jonicute
  • Ngày gửi
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Mở sẵn topic này để các bạn giúp mình hiểu IAS32. Mình vừa đọc trang 1202 phần Liabilities and Equity, đoạn 16 và gặp luôn từ mới derivative và non-derivative.

Hi...Ai biết dịch giúp mình cái! Ngại tra từ ghê! :004:

Chắc có rất nhiều thứ không hiểu trong IAS32 này!:angel:

IAS32 bản updated nhất có hiệu lực áp dụng cho mọi báo cáo năm bắt đầu tư 1/1/2005 trở về sau và nó là bản revised cho IAS32 năm 2000.

Lý do phải revise nó... ai nói luôn giúp mình vớiiiiiiiiiiiiiii!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Mình đọc IAS32, trang 1200, phần "Definitions", mục 11 thấy có 2 chỗ khó hiểu sau, nhờ các bạn giải thích giúp.

1/ Phần định nghĩa "financial asset" có nói:

A financial asset is any asset that is:
(a) Cash
(b) an equity instrument of another entity;
(c) a contractual right:
.....(i) to receive cash or another financial asset from another entity; or
.....(ii) to exchange financial assets or financial liabilities with another entity under conditions that are potentially favorable to the entity; or
(d) a contract that will or may be settled in the entity's own equity instruments and is:
.....(i) a non-derivative for which the entity is or may be obliged to receive a variable number of the entity's own equity instruments; or
.....(ii) a derivative that will or may be settled other than by the exchange of a fixed amount of cash or another financial asset for a fixed number of the entity's own equity instruments. For this purpose the entity's own equity instruments do not include instruments that are themselves contracts for the future receipt or delivery of the entity's own equity instruments.

2/ Phần định nghĩa "financial liability" có nói:

A financial liability is any liability that is:
(a) a contractual obligation:
.....(i) to deliver cash or another financial asset to another entity; or
.....(ii) to exchange financial assets or financial liabilities with another entity under conditions that are potentially unfavorable to the entity; or

v...v......

Mình không hiểu rõ tại sao lại phải có cụm từ "under conditions that are potentially favorable to the entity"? Vì thông thường như mình hiểu thì trong bất kỳ một "contractual obligation" nào thì cả hai bên đều đạt được thoả thuận để họ cảm thấy "đôi bên cùng có lợi- favorable".

Ở 2 định nghĩa trên, phía tài sản thì obligation phải favorable còn bên nợ thì unfavorable. Thấy cụm từ này trừu tượng quá. Làm rõ nghĩa giúp mình bằng cách giải thích kèm lấy ví dụ cụ thể là tốt nhất.

Thanks a lot!
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Hic, chị Joni soi câu chữ ghê quá. Em thì thấy người ta nói gì thì mình cứ hiểu đúng như thế, đơn giản chỉ là quyền và nghĩa vụ thôi. Như chị nói, bất kỳ một hợp đồng nào cũng có quy định cả quyền (contractual right) và nghĩa vụ (contractual obligation) trong đấy.
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Hic, chị Joni soi câu chữ ghê quá. Em thì thấy người ta nói gì thì mình cứ hiểu đúng như thế, đơn giản chỉ là quyền và nghĩa vụ thôi. Như chị nói, bất kỳ một hợp đồng nào cũng có quy định cả quyền (contractual right) và nghĩa vụ (contractual obligation) trong đấy.

Hiii, tại có lần đọc lướt nên hiểu sai 1 khái niệm đơn giản cả năm lận! Lần này cảnh giác hơn, đọc kỹ từng chữ một! Nhưng như thế lại là kỹ quá à em?

Chết thật! Nhưng mà kệ chị!:004:

Quay về cái định nghĩa về Financial Liability và Financial Asset trong IAS 32! Uh thì rõ ràng là họ chỉ nói đơn giản về right và obligation nhưng sao nó cứ phải cho cái cụm từ "potentially unfavorable" và "potentially favorable" vào cho rối rắm ra. Nếu là bên có right thì rõ ràng là sẽ được "favorable" rồi, còn bên thực hiện "obligation" thì hiển nhiên phải "unfavorable" rồi.

Cám ơn em, đấy là cụm từ "vô nghĩa" do hơi bị thừa đối với người đọc văn bản luật nhưng vẫn cần phải cho vào trong văn bản luật!
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Đọc đi đọc lại đọc tái đọc hồi thì thấy từ quan trọng nhất để phân biệt cái gì là liability cái gì là equity chính là 2 từ "contractual obligation" và để xác định "contractual obligation" thì rất khó. Ngoài ra còn chú ý thêm đoạn nếu hợp đồng phái sinh và ko phải sinh thì trường hợp nào nên exchange fixed amount of cash or financial asset và trường hợp nào được exchange variable amount of cash or financial asset.

Hôm trước lannhu và Ned có nói về tiêu chí phân loại "preference stock" thực ra vẫn chưa rõ ràng nếu theo đúng định nghĩa trong IAS32 và so cả với ví dụ trong IAS 32 giải thích về preference stock.

Ngay trong trang 1202, IAS32, mục 15 khi nói về tiêu chí nên sếp financial instrument là equity hơn liability thì điều kiện đầu tiên xét đến sẽ là:

15. The issuer of a financial instrument shall classify the instrument, or its component parts, on initial recognition as a financial liabilities, a financial asset or an equity instrument in accordance with the substance of the contractual arrangement and the definitions of a financial liability, financial assets and an equity instrument.

Nói tóm lại, nếu 1 instrument đáp ứng đồng thời 2 điều kiện sau thì nó được coi là equity (theo đúng định nghĩa thôi, chứ chưa chắc đúng khi kết hợp cả với contractual arrangement thì đã đúng):

1. Bên phát hành ko có trách nhiệm ràng buộc về mặt chứng từ trong vấn đề:

* Trao tiền hoặc tài sản tài chính khác cho bên thứ 2, hoặc
* Hoán đổi tài sản tài chính hoặc nợ tài chính cho bên thứ 2 với các điều kiện bất lợi cho mình

2. Nếu có phát sinh ràng buộc về mặt chứng từ từ chính các hợp đồng chủ sở hữu thì:

* Chứng từ đó chỉ là công cụ không phái sinh- nghĩa là không bao gồm các trách nhiệm về mặt hợp đồng của bên phát hành trong việc giao đi một số lượng tuỳ biến các hợp đồng chủ sở hữu
* Chứng từ đó là công cụ phái sinh thì nó sẽ hình thành một trách nhiệm hợp đồng mà người phát hành chỉ phải trao đổi 1 số lượng cố định tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác lấy 1 số lượng cố định vốn chủ sở hữu.

Nói tóm lại ngắn gọn hơn nữa: Cái gì thuộc chủ sở hữu một khi đã phát hành thì nó phải bất biến không được tự do trao đổi với bất kỳ một tài sản, một nợ nào khác. Chủ sở hữu ko có trách nhiệm cam kết về mặt hợp đồng, chứng từ cho việc trao đổi những công cụ thuộc chủ sở hữu lấy tài sản hoặc nợ nào khác. Và giả sử nếu nó có thể trao đổi thì nó cũng chỉ được trao đổi trong phạm vi 1 số lượng cố định, đã biết trước mà không thể được tự do trao đổi.

Vẫn chưa rõ lắm! Ai check và make clear hộ tớ cái nhé!

Có mấy từ sau cần nhấn mà mãi chẳng hiểu:

1. FIXED AMOUNT OF CASH OR ANOTHER FINANCIAL ASSET
2. VARIABLE NUMBER OF ITS OWN EQUITY INSTRUMENT

Mấy từ trên đều ở điểm b/ các định nghĩa về financial asset, financial liability...
 
Sửa lần cuối:
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Lannhu ơi!
Nedved ơi!

Vào thảo luận giúp tớ IAS32 đi! Chờ mãi không thấy online discuss! Nhớ 2 bạn ghê! Hii...Tớ đang mắc tịt ko hiểu bắt đầu từ điểm b/ của định nghĩa Financial Liability và Fiancial Asset, và cả điểm b/ mục 16 trang 1202 về việc nên xếp intstrument nào vào equity hơn là liability.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Hichic, tậm tịt, đọc mãi vẫn tậm tịt, ko thể hiểu sát sườn được ý của người viết với cái mục (b) này (có lẽ phải kinh qua thực tế hoặc thêm nhiều reference khác mới dễ hiểu). Nhưng đọc qua tổng thể cái IAS này thì tớ hiểu thế này: 1 financial instrument được phân vào equity khi issuer không có bất kỳ nghĩa vụ nào trong việc mua lại bằng mọi hình thức như chi trực tiếp tiền để mua lại hoặc dùng cái tài sản khác để hoán đổi,...và nếu issuer có thực hiện mua lại đi nữa thì việc mua lại này sẽ theo ý chí của issuer, issuer sẽ quyết định các việc như hình thức mua, thời điểm mua, giá trị mua,... bất cứ khi nào issuer muốn chứ ko phải theo option của holder.

Ví dụ về Preference share đối với ứng dụng cho định nghĩa này được viết khá rõ ràng trong phần Application Guidance. Joni đọc thêm phần Guidance này để làm rõ đoạn (b)xem sao nhé! Tớ thì đọc chưa ngấm nên cũng chỉ hiếu mơ hồ đoạn (b) đó thôi.

Đọc IAS tưởng dễ hiểu hơn VAS, hóa ra khó hiểu như nhau, hichic...ko có thực tế, ko có ví dụ minh họa thì chết khổ để hiểu!
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Nhưng đọc qua tổng thể cái IAS này thì tớ hiểu thế này: 1 financial instrument được phân vào equity khi issuer không có bất kỳ nghĩa vụ nào trong việc mua lại bằng mọi hình thức như chi trực tiếp tiền để mua lại hoặc dùng cái tài sản khác để hoán đổi,...và nếu issuer có thực hiện mua lại đi nữa thì việc mua lại này sẽ theo ý chí của issuer, issuer sẽ quyết định các việc như hình thức mua, thời điểm mua, giá trị mua,... bất cứ khi nào issuer muốn chứ ko phải theo option của holder.

Uh, mình đọc hết phần định nghĩa và phân loại xong thì dễ hiểu nhưng đọc thêm phần ví dụ của họ vào thì lại lơ tơ mơ và bị loạn câu chữ.

Tớ bị mắc luôn trang 1203, cảm thấy có gì đó hơi mâu thuẫn về vấn đề quyền và nghĩa vụ của issuer và holder trong phần chú thích ở trang 1203, điểm 17.

17. A critical feature in differentiating a financial liability from an equity instrument is the existence of a contractual obligation of one party to the financial instrument (issuer) either to delivery cash or another financial asset to the other party (the holder) or to exchange financial assets or financial liabilities with the holder of an equity instrument under conditions that are potentially unfavorable to the issuer. Although the holder of an equity instrument may be entitled to receive a pro rata share of any dividends or other distributions of equity, the issuer does not have a contractual obligation to make such distribution because it cannot be required to deliver cash or another financial asset to another party.

Tớ ko hiểu 2 cái đoạn bôi đậm đó, trong khi định nghĩa thì rõ ràng rằng với issuer họ không có trách nhiệm ràng buộc trên văn bản chứng từ rằng họ phải mua/bán/chuyển giao tiền mặt/tài sản của mình trong mọi giao dịch gắn với vốn chủ sở hữu (cái này ở điểm (a) đoạn 16, trang 1202). Trong định nghĩa không hề đả động gì tới trách nhiệm của "the holder" cả, còn trong phần làm rõ hơn đoạn 16 ở trang 1203 thì tự nhiên lại mang "the holder" vào giải thích thêm và nói rằng "the holder of an equity instrument may be entitled to- người nắm giữ cổ phần có thể có quyền abcd nọ kia".

Mình nghĩ, một khi mọi cam kết ràng buộc về mặt hợp đồng hoàn toàn do bên issuer toàn quyền quyết định thì chuyện "the holder" có quyền nọ kia chỉ là hãn hữu. Kể ra IAS32 nó đưa thêm cái ví dụ cụ thể về trường hợp "the holder" có quyền nọ kia mà hoàn toàn không có quy định trong hợp đồng giữa issuer và holder thì đỡ rắc rối hơn.

Cũng chưa đọc kỹ và chưa đọc hết nhưng tự nhiên vấp chỗ này, không thể hiểu tiếp được!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Although the holder of an equity instrument may be entitled to receive a pro rata share of any dividends or other distributions of equity, the issuer does not have a contractual obligation to make such distribution because it cannot be required to deliver cash or another financial asset to another party.
Bản thân instrument vẫn phát sinh một số quyền lợi gắn kèm với nó trong thời gian holder nắm giữ như được hưởng dividend share, bonus share,... thì đối với những quyền lợi phát sinh này, issuer vẫn ko có nghĩa vụ settle.

Còn cái mục (b) nếu đọc thêm giải thích ở đoạn 21,22 thì tớ hiểu là: nếu issuer có nghĩa vụ settlement thì fix giá trị settle dù cho giá thị trường có thay đổi. Ví dụ: issuer bảo mua 100 share với giá 1đ/share thì dù giá thị trường tại thời điểm mua tăng thành 2đ thì họ vẫn chỉ trả 1đ/share nếu trả bằng cash (fixed amount) hoặc nếu trả bằng share thì cũng chỉ giá trị (1share*1đ) thôi chứ ko điều chỉnh số lượng share cho phù hợp với giá thị trường 2đ (fixed number, not variable number).
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Bản thân instrument vẫn phát sinh một số quyền lợi gắn kèm với nó trong thời gian holder nắm giữ như được hưởng dividend share, bonus share,... thì đối với những quyền lợi phát sinh này, issuer vẫn ko có nghĩa vụ settle.

Hii...nhiều khi luật là nguyên tắc cứng nhắc nhưng mình cứ hiểu máy móc quá cũng không có được! Hii.. thật buồn cười khi mình đang hiểu cái câu
Although the holder of an equity instrument may be entitled to receive a pro rata share of any dividends or other distributions of equity, the issuer does not have a contractual obligation to make such distribution because it cannot be required to deliver cash or another financial asset to another party.
như một "anh chàng đẽo cày".

Thực tế hiển nhiên và dễ hiểu rằng, chuyện dividend hoặc bonus share có thể được chuyển cho holder tuỳ vào tình hình thực tế làm ăn của entity. Và như vậy thì chuyện settle một contractual obligation cho vấn đề chia dividend bao nhiểu, bonus share bao nhiêu là...hoàn toàn không thuộc obligation của issuer như lannhu nói. Mặc dù, khi nó phát sinh thì nó là obligation của issuer đối với holder và holder hoàn toàn "is entitle to" nhận những thứ đó. Chấm dứt đoạn này. Chẳng có gì lăn tăn nữa.

Chuyển sang các đoạn từ 21 đến 24 trang 1204 đêế 1205- giải thích cho điểm (b) ý (i) và (ii).

Còn cái mục (b) nếu đọc thêm giải thích ở đoạn 21,22 thì tớ hiểu là: nếu issuer có nghĩa vụ settlement thì fix giá trị settle dù cho giá thị trường có thay đổi. Ví dụ: issuer bảo mua 100 share với giá 1đ/share thì dù giá thị trường tại thời điểm mua tăng thành 2đ thì họ vẫn chỉ trả 1đ/share nếu trả bằng cash (fixed amount) hoặc nếu trả bằng share thì cũng chỉ giá trị (1share*1đ) thôi chứ ko điều chỉnh số lượng share cho phù hợp với giá thị trường 2đ (fixed number, not variable number).

Mình nghĩ ví dụ lannhu lấy trong đoạn post ở trên là lannhu đang muốn minh hoạ cho đoạn thứ 22 ở trang 1205 và cũng là giải thích cho ý (ii) ở điểm (b) đoạn 16.

Ý (ii) điểm (b) đoạn 16 nói:
(b) If the instrument will or may be settled in the issuer's own equity instruments, it is:
....(i) a non-derivative that included no contractual obligation for the issuer to deliver a variable number of its own equity instruments; or:
....(ii) a derivative that will be settled only by the issuer exchanging a fixed amount of cash or another financial asset for a fixed number of it own equity instruments. For this purpose the issuer's own equity instruments do not include instruments that are themselves contracts for the future receipt or delivery of the issuer's own equity instruments

Nghĩa là trách nhiệm của issuer (nếu có) trong việc trao đổi cho holder phần owner equity thì chỉ cần fixed về số lượng equity trao đổi mà thôi. Fixed phần number of its own equity instrument thôi. Cái này hợp lý, bởi nếu fixed number thì về cơ cấu vốn chủ sở hữu sẽ không bị thay đổi.

(fixed number, not variable number)

Hihi....lannhu chưa nói các đoạn 21, 23, 24 nên mình nói qua đây, có gì discuss và correct tiếp nhé!

Đoạn 21 trang 1204: Có trường hợp entity có quyền/hoặc nghĩa vụ phải nhận hoặc giao một số lượng thay đổi cổ phần của mình hoặc các cổ phần khác cho holder để giao hoặc nhận tương ứng lượng giá trị cam kết trong hợp đồng đã fixed sao cho đảm bảo giao dịch phản ánh ngang giá "fair value" --> khi đó equity instrument không còn là equity mà nó nên là liability. Vì với contractual obligation như vậy đã khiến cơ cấu vốn chủ sở hữu của issuer thay đổi, vì thay đổi number of share. :004:

Ví dụ: Contractual obligation giữa lannhu (issuer) và tớ (holder) rằng cuối năm 2008 lannhu sẽ mua lại cổ phiếu của tớ với tổng giá trị hợp đồng là 200 ngàn đô, lannhu sẽ được cổ phiếu của công ty tớ (có mã chứng khoán là ABC), và thanh toán cho tớ bằng cổ phiếu của công ty lannhu (có mã chứng khoán là XYZ). Lúc mua bán thực hiện, số lượng cổ phiếu XYZ chuyển cho tớ hoàn toàn tuỳ thuộc vào thị giá giao dịch của XYZ trên thị trường niêm yết miễn sao tổng giá trị hợp đồng thực hiện phải là 200 ngàn đô. --> Giá trị 200 ngàn đô cổ phiếu XYZ trong trường hợp này nên là liability hơn là equity

Tuy nhiên lại có thắc mắc: 200 ngàn đô này là Liability nhờ đáp ứng tiêu chí nào trong đoạn 11, trang 1201 định nghĩa về liability? Lannhu check giúp tớ nhé! Còn theo tớ thì nó đáp ứng tiêu chí của ý (ii) điểm (a) đoạn 11, trang 1201. (Trời, tự nhiên muốn làm luật sư quá trời! :004:)

Đoạn 23 trang 1205: Nói về chuyện issuer có thể mua lại chính equity instrument của mình (ở Đoạn 21 thì nói issuer có thể trao đổi equity lấy equity khác hoặc cash, còn ở đoạn này thì dùng từ purchase- mua). Như vậy về mặt danh nghĩa thì contractual obligation ở đây có vai trò như equity instrument NHƯNG thực tế nó là liability. Vì việc mua equity instrument của chính mình sẽ vi phạm ý (ii) điểm (b) đoạn 15.

Lannhu làm rõ thêm giúp mình đoạn 23 nhé!

Đoạn 24 trang 1205: Hình như lằng nhằng tổng kết lại các đoạn trên

Lannhu thảo luận tiếp cùng tớ hen! Và thảo luận luôn bài báo sau:004:

Đâm vào con lươn, ô tô chổng “vó” lên trời
 
Sửa lần cuối:
T

trhongnhung

Guest
tớ hỏi khí không phải sao tự dưng mấy bạn quan tâm đến cài IAS 32-39 này dữ dội vậy mặc dù theo mình biết thì hiện tài các cty vn đâu co' mấy khoản tài chình phức tạp này đâu (maybe only for banks...) hay là mình không update kịp thời rùi...
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
tớ hỏi khí không phải sao tự dưng mấy bạn quan tâm đến cài IAS 32-39 này dữ dội vậy mặc dù theo mình biết thì hiện tài các cty vn đâu co' mấy khoản tài chình phức tạp này đâu

Hi trhongnhung,

Mình trả lời mấy thắc mắc của bạn!

Thực ra không phải tự dưng bọn mình lại care IAS32 và 39 đâu. Có nguyên nhân ở bài post "Nghịch lý P/E và ROE". Trong cách tính ROE có liên quan đến chuyện xác định những tài khoản nào nên thuộc vốn chủ sở hữu và nên cho nằm ở mẫu số của công thức tính ROE? Mình, lannhu và nedved có thảo luận chuyện cổ phiếu ưu đãi có phải là vốn chủ sở hữu không? Và khi thảo luận ra thì thấy cổ phiếu ưu đãi không nên là vốn chủ sở hữu mà nên là liability....Do vậy dẫn tới chuyện tìm hiểu IAS32.

Khi tìm hiểu IAS32 thì có nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến tài khoản vốn chủ sở hữu khi cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trở lên phức tạp.

Các công ty VN chưa có các khoản tài chính phức tạp này vì mấy lý do sau: (theo sự suy luận của mình)

* Do VN mới thực hiện cổ phần hoá từ năm 1997, mô hình công ty cổ phần đi vào hoạt động chưa lâu nên cấu trúc vốn trong mô hình các công ty cổ phần còn quá đơn giản, chỉ có nợ vay, trái phiếu và cổ phiếu phổ thông là chủ yếu.

Ở các quốc gia phát triển, xem các báo cáo của Tây bạn có thể thấy trong cấu trúc vốn doanh nghiệp ngoài các phần vốn đã có ở VN thì còn có thêm rất nhiều thể loại tài nguồn vốn khác: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu quĩ, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu thưởng, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi, các quyền mua, quyền chọn... Thậm chí nếu để ý hơn bạn có thể thấy số lượng báo cáo tài chính của Tây (thông thường) gồm có 4 loại báo cáo: Cân đối kế toán, Lãi lỗ, Lưu chuyển tiền tệ, và Báo cáo vốn chủ sở hữu. Còn VN mình hiện mới chỉ có 3 báo cáo.

Mình nghĩ đó là lý do tại sao doanh nghiệp VN chưa có các khoản tài chính phức tạp.

Đồng thời đó cũng là lý do tại sao chuẩn mực kế toán VN (có thể) chưa đưa ra qui định hướng dẫn về các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài khoản phức tạp này. Luật qui định chỉ ra đời sau khi thực tế thực sự phát sinh cần có Luật điều chỉnh mà! Nên mình nghĩ (giả sử VN chưa có qui định về các tài khoản tài chính phức tạp này) thì sớm muộn gì nó cũng phải có thôi, chậm nhất là sau khi xong hết cổ phần hoá hoặc năm 2010 gì gì đó.

* Mình có đọc bài báo sáng nay trên Vneconomy trong đó có thấy 1 ý nói về điểm yếu của doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá đó là khả năng quản trị doanh nghiệp cổ phần rất kém. Lâu lâu rồi cũng đọc vài bài nói về chuyện VN nhập khẩu các CEO quốc tế nữa. Mình nghĩ rằng, chuyện cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào là hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ các quyết định của các VIP CEO và chiến lược của công ty trong việc "làm giá" cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán. Nói chung mình chưa tìm hiểu rõ các tác động này nhưng mình nghĩ hoàn toàn có tác động nào đó khác tác động về mặt kế toán.

Với trình độ quản trị doanh nghiệp của VN thì...có lẽ cần thêm thời gian nữa chúng ta mới có các CEO quản trị điêu luyện như các CEO của GE hay WorldCom được... Và cũng phải chờ mọi thứ phát triển đủ tới thì các công cụ tài chính mới đa dạng được.

Nên VN chưa có các tài khoản tài chính phức tạp vì VN còn đơn giản mọi thứ quá và chưa lớn. Mình nghĩ thế! Nhưng chưa có chứ không phải không có! Rồi mai kia sẽ có lúc đó vẫn phải đọc IAS32, giả dụ vậy!

(maybe only for banks...) hay là mình không update kịp thời rùi...

Còn cá nhân tớ, tại sao tớ care IAS32 thì cũng có một vài nguyên nhân không liên quan gì tới CFA. Đúng là vừa rồi trong công việc tớ phải làm dự án nghiên cứu về khối ngân hàng, và thấy cấu trúc vốn của mấy cái banks này có phức tạp và khác thường hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Mình cũng phải tính ROE của banks và gặp rắc rối khi xử lý vốn chủ sở hữu của bank.

Tiện thể mình tìm hiểu luôn, nên nhiệt tình thái quá! Hì...Thực ra đọc qua qua để đấy thấy bức bách nên bàn luôn cho hoành tráng!

Nếu trhongnhung muốn updated thì thảo luận cùng sẽ cùng tỏ vấn đề nhanh hơn! Mình nghĩ vậy!
 
T

trhongnhung

Guest
cổ phiếu ưu đãi có phải là vốn chủ sở hữu không? Và khi thảo luận ra thì thấy cổ phiếu ưu đãi không nên là vốn chủ sở hữu mà nên là liability....Do vậy dẫn tới chuyện tìm hiểu IAS32.

Mình cũng có từng đọc về chủ đề này để làm luận văn tốt nghiệp và mình thấy rằng cổ phiếu ưu đãi theo định nghĩa của IASB thì rõ rằng là một liability because it doesn't include any contractual obligation for the issuer to redeem it by another equity instrument or liquidity when unfavorable market conditions. But the fact that issuers have to pay a regular dividend (usually at an increasing rate) that make the cost of preferred dividend in a near futur probably high, then the issuers will be obliged to call it sooner or later. That corresponds actually to the definition of equity instrument... So it really depends on the hypothesis made by the issuer or the analyst to wether include preferred dividend in Equity or Liability

(định viết = tiếng việt mà bí từ quá đàng chuyển sang english dzay:004:... hi vọng mấy ấy don't mind...)
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Mình cũng có từng đọc về chủ đề này để làm luận văn tốt nghiệp và mình thấy rằng cổ phiếu ưu đãi theo định nghĩa của IASB thì rõ rằng là một liability because it doesn't include any contractual obligation for the issuer to redeem it by another equity instrument or liquidity when unfavorable market conditions. But the fact that issuers have to pay a regular dividend (usually at an increasing rate) that make the cost of preferred dividend in a near futur probably high, then the issuers will be obliged to call it sooner or later. That corresponds actually to the definition of equity instrument... So it really depends on the hypothesis made by the issuer or the analyst to wether include preferred dividend in Equity or Liability

(định viết = tiếng việt mà bí từ quá đàng chuyển sang english dzay:004:... hi vọng mấy ấy don't mind...)

Aha...phát hiện ra bạn sai căn bản một vấn đề hoàn toàn do luật định. Mình cho bạn một cơ hội để tự sửa lại đoạn quote trên bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Việt) sao cho đúng bản chất liability và equity như IAS32 đã quy định!

Bạn đang lẫn lộn các khái niệm nhưng mình hi vọng bạn nhầm lẫn do viết sai lỗi chính tả!
 
T

trhongnhung

Guest
Aha...phát hiện ra bạn sai căn bản một vấn đề hoàn toàn do luật định. Mình cho bạn một cơ hội để tự sửa lại đoạn quote trên bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Việt) sao cho đúng bản chất liability và equity như IAS32 đã quy định!

Bạn đang lẫn lộn các khái niệm nhưng mình hi vọng bạn nhầm lẫn do viết sai lỗi chính tả!

:error:???
:eyepop:
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Ừ mà ầy không nói rõ thì mình chụi thui vì theo minh hiểu thì là như vậy...

Ví dụ mình ra một đề chắc nghiệm cho bạn nhé!

According to IAS32, the reason why preference stock is considered liability rather than equity is:

(a) because it doesn't include any contractual obligation for the issuer to redeem it by another equity instrument or liquidity when unfavorable market conditions

(b) because issuers have to pay a regular dividend

(c) because it depends on the hypothesis made by the issuer

(d) because even it is legal form of equity but has contractual obligation for the issuer to deliver financial asset or cash to other entity
 
T

trhongnhung

Guest
Ví dụ mình ra một đề chắc nghiệm cho bạn nhé!

According to IAS32, the reason why preference stock is considered liability rather than equity is:

(a) because it doesn't include any contractual obligation for the issuer to redeem it by another equity instrument or liquidity when unfavorable market conditions

(b) because issuers have to pay a regular dividend

(c) because it depends on the hypothesis made by the issuer

(d) because even it is legal form of equity but has contractual obligation for the issuer to deliver financial asset or cash to other entity


D is completely wrong !!!
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Thế còn (a) (b) và (c) thì sao? Bạn chọn đáp án nào? Hoặc tổ hợp đáp án nào? Mình muốn trhongnhung cho ý kiến về preference stock sau đó tiếp tục về putable instrument và treasury stock nữa!

Chuyện cphiếu ưu đãi nên là liability thì đã ngã ngũ rồi nhưng nó là liability vì sao thì mình muốn tham khảo ý kiến của trhongnhung rõ ràng hơn và chính xác hơn, ko lan man như một loạt bạn nói ở trên. Mình muốn bạn vào thẳng vấn đề và chỉ đúng lý do (theo bạn) luôn...

Vì khi thi multichoice người ta không cho phép mình nói quá nhiều, chỉ yêu cầu "yes" or "no" chứ không yêu cầu "no, and why".

Bạn thử cố gắng giải thích bằng tiếng Việt giúp mình nhé!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA