Quản lý công nợ khi khách hàng thanh toán theo nhiều loại ngoại tệ

  • Thread starter mumly
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
M

mumly

Trung cấp
9/3/07
180
2
16
37
Hải Phòng- Hà nội
Mọi người cho tôi hỏi:
- Thứ 1: Trong hợp đồng (và trên hóa đơn) với khách hàng thể hiện giá trị hợp đồng tiền USD. Nhưng khi thanh toán thì khách hàng lại thanh toán cả bằng tiền Việt lẫn tiền USD. Như vậy trên một phiếu thanh toán có được thể hiện 2 loại tiền VND và tiền USD được không hay là phải quy ra 1 loại tiền (1). Dòng tổng tiền thanh toán thể hiện như thế nào? (2) Khi đó, vấn đề quản lý công nợ sẽ thực hiện thế nào (theo loại tiền tệ gì) (3)?

- Thứ 2: Khách hàng A thanh toán cho 2 (hoặc nhiều hơn 2) hóa đơn của họ. Trong đó 1 hóa đơn là tiền USD, 1 hóa đơn là tiền EURO. Khi thanh toán, KH cũng thanh toán bằng 2 loại tiền tệ khác nhau là tiền VNN và tiền USD cho cả 2 hóa đơn luôn 1 lần. Vậy phiếu thanh toán (thu tiền) được thể hiện như thế nào trên từng dòng thanh toán (4), phần tổng tiền của phiếu thu như thế nào? Việc quản lý công nợ của khách hàng theo các loại ngoại tệ khác nhau được quản lý ra sao? (5)

Ghi chú:
- Tạm thời chưa nói tới chuyện chênh lệch tỷ giá vì coi như việc thanh toán ở trên là thanh toán ngay.
- Giả thiết VNĐ là đồng tiền cơ sở (đồng tiền của nước sở tại - là VN)
- Các câu hỏi từ 1 --> 5 rất rõ ràng, không hỏi về việc hạch toán kế toán mà hỏi về việc phiếu thu/chi thể hiện như thế nào? và quản lý công nợ dựa vào đâu? (Dĩ nhiên là căn cứ từ hóa đơn và phiếu thanh toán rồi)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,127
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
Mọi người cho tôi hỏi:
- Thứ 1: Trong hợp đồng (và trên hóa đơn) với khách hàng thể hiện giá trị hợp đồng tiền USD. Nhưng khi thanh toán thì khách hàng lại thanh toán cả bằng tiền Việt lẫn tiền USD. Như vậy trên một phiếu thanh toán có được thể hiện 2 loại tiền VND và tiền USD được không hay là phải quy ra 1 loại tiền. Dòng tổng tiền thanh toán thể hiện như thế nào? Khi đó, vấn đề quản lý công nợ sẽ thực hiện thế nào (theo loại tiền tệ gì)?

- Thứ 2: Khách hàng A thanh toán cho 2 (hoặc nhiều hơn 2) hóa đơn của họ. Trong đó 1 hóa đơn là tiền USD, 1 hóa đơn là tiền EURO. Khi thanh toán, KH cũng thanh toán bằng 2 loại tiền tệ khác nhau là tiền VNN và tiền USD cho cả 2 hóa đơn luôn 1 lần. Vậy phiếu thanh toán (thu tiền) được thể hiện như thế nào trên từng dòng thanh toán, phần tổng tiền của phiếu thu như thế nào? Việc quản lý công nợ của khách hàng theo các loại ngoại tệ khác nhau được quản lý ra sao?

Ghi chú: Giả thiết VNĐ là đồng tiền cơ sở (đồng tiền của nước sở tại - là VN)
Bạn quy đổi tất cả các đồng tiền ngoại tệ đó ra đồng tiền chung USD sau đó sử dụng tỷ giá tại thời điểm hạch toán của VND với USD để theo dõi công nợ.Giang sơn quy về một mối thôi.

Thân chào!
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Bạn quy đổi tất cả các đồng tiền ngoại tệ đó ra đồng tiền chung USD sau đó sử dụng tỷ giá tại thời điểm hạch toán của VND với USD để theo dõi công nợ. Giang sơn quy về một mối thôi.

Thân chào!

Đây ko chỉ là vấn đề kế toán, ngoài chuyện hạch toán cuối cùng dĩ nhiên là dựa trên đồng tiền cơ sở (mà bạn gọi là "Giang sơn quy về 1 mối đó") thì người quản trị còn có nhiều nhu cầu khác mang tính quản trị là chính. Bản chất của giao dịch (trên thực tế) là mang tính toàn cầu. Việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ là rất đa dạng. Vì thế, nhu cầu quản lý cũng cần phải đi theo sự đa dạng về giao dịch đó. Ví dụ những nhu cầu sau:

Nhu cầu:
- Báo cáo tổng hợp, chi tiết của từng đối tượng công nợ theo ngoại tệ: VND, USD, EUR, CAD, v.v...
- Phiếu thu tiền cũng phải thể hiện nhiều loại ngoại tệ khi in ra.
- Vì rõ ràng thu tiền thực tế bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau (thường ở các trung tâm thương mại, họ bán hàng và thu tiền ngay bằng nhiều loại ngoại tệ), ta sẽ có các báo cáo quỹ tiền mặt theo nhiều ngoại tệ khác nhau.
- v.v...

Ví dụ về việc thanh toán nhiều ngoại tệ cho 1 hóa đơn:

Hóa đơn 1 có tổng tiền: 1000$

KH thanh toán ngay cho hóa đơn 1 với tổng tiền thanh toán: 1000$

Trong đó:
500$ thanh toán cho hóa đơn 1 ----> 1112
500$ * 16,000 (VND) thanh toán cho hóa đơn 1 ----> 1111

Phần tổng thanh toán của phiếu thu sẽ thể hiển thị theo loại ngoại tệ mà được sử dụng trên chứng từ.

Ngoài ra, trên phiếu thu (trên máy tính ấy) còn thể hiện tổng tiền hóa đơn, số tiền đã thanh toán (cho trường hợp thanh toán nhiều lần), tiền còn nợ, tiền chiết khấu thanh toán (áp dụng theo payment terms), tiền phải trả. Tất cả phải hiển thị theo đúng loại ngoại tệ ở từng dòng (tức là từng loại tiền tệ khi thanh toán).

Đây là trường hợp bán lẻ. Ở thời điểm thanh toán, trong ví khách hàng chỉ có tiền việt và tiền $. Cty thực tế thu 2 loại tiền đó chứ ko phải chỉ thu 1 loại tiền.

Hơn nữa, ở trên chỉ là trường hợp thanh toán cho 1 hóa đơn.

Trong trường hợp bán buôn (whole sales), khách hàng có thể thanh toán cho nhiều hóa đơn (với nhiều loại ngoại tệ khác nhau) bằng 1 loại (hoặc nhiều loại) ngoại tệ (tạm thời chỉ nói đến thanh toán bằng tiền mặt, chưa nói tới các hình thức thanh toán khác, và chưa đề cập chuyện chênh lệch tỷ giá, cũng chưa tính đến chuyện AR reconcile).
 
Sửa lần cuối:
D

dcquocxhd

Trung cấp
22/5/08
102
0
16
Binh Duong
Mọi người cho tôi hỏi:
- Thứ 1: Trong hợp đồng (và trên hóa đơn) với khách hàng thể hiện giá trị hợp đồng tiền USD. Nhưng khi thanh toán thì khách hàng lại thanh toán cả bằng tiền Việt lẫn tiền USD. Như vậy trên một phiếu thanh toán có được thể hiện 2 loại tiền VND và tiền USD được không hay là phải quy ra 1 loại tiền. Dòng tổng tiền thanh toán thể hiện như thế nào? Khi đó, vấn đề quản lý công nợ sẽ thực hiện thế nào (theo loại tiền tệ gì)?

- Thứ 2: Khách hàng A thanh toán cho 2 (hoặc nhiều hơn 2) hóa đơn của họ. Trong đó 1 hóa đơn là tiền USD, 1 hóa đơn là tiền EURO. Khi thanh toán, KH cũng thanh toán bằng 2 loại tiền tệ khác nhau là tiền VNN và tiền USD cho cả 2 hóa đơn luôn 1 lần. Vậy phiếu thanh toán (thu tiền) được thể hiện như thế nào trên từng dòng thanh toán, phần tổng tiền của phiếu thu như thế nào? Việc quản lý công nợ của khách hàng theo các loại ngoại tệ khác nhau được quản lý ra sao?

Ghi chú:
- Tạm thời chưa nói tới chuyện chênh lệch tỷ giá vì coi như việc thanh toán ở trên là thanh toán ngay.
- Giả thiết VNĐ là đồng tiền cơ sở (đồng tiền của nước sở tại - là VN)
Bạn hỏi nhiều quá nếu trả lời thì rất dài dòng.
Thứ 1 : theo tôi bạn nên dùng ngoại tệ VNĐ và qui đổi USD ra VNĐ thôi. Đơn giản mà bạn.
Tứ 2 : tới 2 dòng ngoại tệ là USD và Euro. Nếu bạn dùng VNĐ để hạch toán chung thì cuối cùng bạn cũng phải quy về VNĐ. Nhưng bạn phải chuyển ngoại tệ 2 lần. Ví dụ : HĐ 1 = 1.000Usd , HĐ 2 = 500Euro , Kh trả 800USD và 50T VNĐ . thì HD 1 KH trả 800 USD còn 200USD thì bạn lấy tiền VNĐ mà quy ra, Số tiền VNĐ còn lại bạn quy ra Euro de thanh toán cho HĐ 2. Nếu có chênh lệch tỷ giá thì bạn làm chênh lệch bình thường.
Còn phải theo dõi ra sao thì trên sổ kế toán đã có rồi nhưng theo tôi thì làm thêm theo dõi công nợ cho KH này 1 sổ nữa ở ngoài
 
M

minhhuong

Trung cấp
27/5/08
73
0
0
Ninh Binh
uh tớ cùng nghĩ như bạn dcquoc...bản thân tớ tháng nào cũng làm phần chênh lệch tỷ giá giữa khách hàng nhận nợ đến khi trả tiền làm mấy tháng rồi lắm lúc vần nhầm đấy.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Bạn hỏi nhiều quá nếu trả lời thì rất dài dòng.
Thứ 1 : theo tôi bạn nên dùng ngoại tệ VNĐ và qui đổi USD ra VNĐ thôi. Đơn giản mà bạn.
Tứ 2 : tới 2 dòng ngoại tệ là USD và Euro. Nếu bạn dùng VNĐ để hạch toán chung thì cuối cùng bạn cũng phải quy về VNĐ. Nhưng bạn phải chuyển ngoại tệ 2 lần. Ví dụ : HĐ 1 = 1.000Usd , HĐ 2 = 500Euro , Kh trả 800USD và 50T VNĐ . thì HD 1 KH trả 800 USD còn 200USD thì bạn lấy tiền VNĐ mà quy ra, Số tiền VNĐ còn lại bạn quy ra Euro de thanh toán cho HĐ 2. Nếu có chênh lệch tỷ giá thì bạn làm chênh lệch bình thường.
Còn phải theo dõi ra sao thì trên sổ kế toán đã có rồi nhưng theo tôi thì làm thêm theo dõi công nợ cho KH này 1 sổ nữa ở ngoài

Hình như mong muốn của người hỏi hơi khác. Dĩ nhiên, mọi thứ phải quy đổi ra đồng tiền cơ sở (based currency). Xong vấn đề là cách thể hiện trên chứng từ thanh toán như thế nào cho hợp lý.

Đây là cách thể hiện 1 chứng từ thanh toán "chuẩn" cho mọi tình huống thanh toán đa ngoại tệ


Phần trên của chứng từ thanh toán:
- Số chứng từ
- Ngày chứng từ
- ...
- Khách hàng (Mã KH, tên KH, dư nợ theo thời điểm,...)
- Ngoại tệ (Lựa chọn, mặc định theo ngoại tệ của hóa đơn cần thanh toán ở dòng dưới). Khi chọn ngoại tệ này, phần tổng tiền thanh toán sẽ thể hiện theo loại ngoại tệ này.
- ExchangeRate theo ngoại tệ lựa chọn ở trên (lấy từ lịch sử/biến động tỷ giá ngoại tệ)
- Diễn giải

Phần chi tiết của chứng từ thanh toán
(những thông tin sau được xếp theo hàng ngang)
1. Số thứ tự
2. Số hóa đơn cần thanh toán (cho phép trùng vì có thể 1 hóa đơn thanh toán nhiều ngoại tệ)
3. Tổng tiền thanh toán (hiển thị - theo loại ngoại tệ chọn ở mục 6)
4. Số tiền còn nợ (hiển thị - trong trường hợp hóa đơn thanh toán nhiều lần)
5. Chiết khấu thanh toán (hiển thị based on payment term selected in invoice)
6. Ngoại tệ thanh toán (chọn từ danh sách danh mục ngoại tệ)
7. Tỷ giá (tỷ giá này là rate so với đồng tiền cơ sở - exchange rate - lấy từ bảng exchange rate history)
8. Số tiền thanh toán theo ngoại tệ (nhập vào - theo loại ngoại tệ đã lựa chọn ở cùng dòng)
9. Số tiền thanh toán theo đồng tiền cơ sở (VND - chỉ hiển thị) - Nếu cột 8 chọn đồng tiền thanh toán là đồng tiền cơ sở thì số tiền cột 8 = số tiền cột 9 vì (8) * 1 = (9) - ở đó, 1 là rate của đồng tiền cơ sở.

Phần dưới của chứng từ thanh toán
- Tổng tiền thanh toán (hiển thị theo ngoại tệ lựa chọn ở phần trên của chứng từ - chứ ko phải tương ứng với cột 8)
- Tổng tiền thanh toán (hiển thị theo đồng tiền cơ sở)
- Số tiền bằng chữ (hiển thị theo ngoại tệ lựa chọn ở phần trên của chứng từ)

Khi lưu chứng từ, ra không cần lưu số tiền theo ngoại tệ mà chỉ cần lưu tỷ giá và giá trị thanh toán theo đồng tiền cơ sở. Khi hạch toán, dựa trên loại tiền tệ mà ta sử dụng 111* tương ứng.

Khi quản lý công nợ của đối tượng công nợ theo loại ngoại tệ, dựa trên loại ngoại tệ và tỷ giá được lưu ở phần trên của chứng từ cùng với giá trị thanh toán (theo đồng tiền cơ sở) thì có thể có mọi báo cáo tổng hợp, chi tiết công nợ cho từng đối tượng, theo từng loại ngoại tệ đúng với bản chất của giao dịch (hoặc quy đổi giá trị của tất cả chứng từ ra theo bất cứ ngoại tệ nào). Đáp ứng được mọi nhu cầu quản lý Đa ngoại tệ (multi-currencies support).

Để đáp ứng được chuyện đa ngoại tệ với công nợ, dĩ nhiên thông tin dư đầu kỳ công nợ cũng cần có thông tin về ngoại tệ.

Khi tổng hợp công nợ theo loại ngoại tệ thì ta làm như sau:
- Dư đầu kỳ: Lấy từ bảng dư đầu kỳ công nợ theo loại ngoại tệ lựa chọn
- Phát sinh tăng: Lấy tổng phát sinh tăng từ các hóa đơn mua/bán hàng theo ngoại tệ
- Phát sinh giảm: Lấy tổng phát sinh giảm từ các chứng từ thanh toán theo ngoại tệ.
- Dư cuối kỳ: Dư đầu kỳ (ngoại tệ) + PST (ngoại tệ) - PSG (ngoại tệ)

Nếu ta chọn ngoại tệ là đồng tiền cơ sở (ở VN là VND chẳng hạn) thì có 2 trường hợp, 1 là xem theo những giao dịch chỉ liên quan tới đồng tiền cơ sở (VND), 2 là tổng hợp tất cả giao dịch quy đổi về đồng tiền cơ sở (VND) hết (hoặc có thể quy đổi hết về 1 loại ngoại tệ nếu phải báo cáo cho đơn vị là nước ngoài).

Hope that helps

Topic CLOSED!

@dcquocxhd: Tôi chính là người đặt ra câu hỏi (để mọi người cùng hiểu bài toán đa nguyên tệ) - vì thế không có chuyện tôi hiểu nhầm câu hỏi. Đây chính là vấn đề xử lý đa nguyên tệ trên 1 phần mềm kế toán (mà qua rất nhiều phần mềm kế toán ở VN tôi đều thấy ko đáp ứng được). Nhưng có lẽ bạn ko hiểu rõ điều đó.

Với 2 câu trả lời không có tính chất xây dựng (physically removed). Bạn ko chỉ bị xóa bài mà đã bị BAN NICK 2 ngày.
 
Sửa lần cuối:
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA