Thanh lý hàng tồn kho làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp?

  • Thread starter Mai Khanh
  • Ngày gửi
M

Mai Khanh

Guest
12/11/07
2
0
0
TP hcm
Chào các anh chị.
Em đọc một đề tài viết là: "Trong năm nay, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1tỉ, nguyên nhân chính là do thanh lý hàng tồn kho kém phẩm chất".
Em không hiểu tại sao thanh lý hàng tồn kho thì lại làm giảm 642. Em nghĩ nếu hàng tồn kho này đã trích lập dự phòng thì khi thanh lý, phải ghi giảm 632- giá vốn hàng bán mới đúng.
Các anh chị có thể cho em một trường hợp nào trong thực tế mà thanh lý hàng tồn kho hạch toán làm giảm 642 không ạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phupv1982

Phupv1982

Guest
31/5/08
157
0
0
30 tran quoc toan
Chào các anh chị.
Em đọc một đề tài viết là: "Trong năm nay, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1tỉ, nguyên nhân chính là do thanh lý hàng tồn kho kém phẩm chất".
Em không hiểu tại sao thanh lý hàng tồn kho thì lại làm giảm 642. Em nghĩ nếu hàng tồn kho này đã trích lập dự phòng thì khi thanh lý, phải ghi giảm 632- giá vốn hàng bán mới đúng.
Các anh chị có thể cho em một trường hợp nào trong thực tế mà thanh lý hàng tồn kho hạch toán làm giảm 642 không ạ.
Nếu hàng tồn kho đã trích lập dự phòng thi khi thanh lý:
Lúc bạn trích dự phòng thì bạn ghi
Nợ Tk 632
Có Tk 159
Khi thanh lý nhượng bán:
Nợ TK 632:
Nợ TK 159:số đã trích lập ở trên
Có Tk 156:
- Hàng tồn kho không hạch toán giảm TK642
 
Sửa lần cuối:
M

Mai Khanh

Guest
12/11/07
2
0
0
TP hcm
Nhưng mình có thể coi là: Doanh nghiệp quyết định bỏ ra một số tiền để tiêu hủy HTK chậm luân chuyển và kém phẩm chất này. Do đó, hạch toán:
Nợ 642
Có 156
Sau đó, nếu HKT này bán được, doanh nghiệp hạch toán:
Nợ 111/112
Có 642
Trường hợp này có thể chấp nhận không ạ?
 
Phupv1982

Phupv1982

Guest
31/5/08
157
0
0
30 tran quoc toan
Nhưng mình có thể coi là: Doanh nghiệp quyết định bỏ ra một số tiền để tiêu hủy HTK chậm luân chuyển và kém phẩm chất này. Do đó, hạch toán:
Nợ 642
Có 156
Sau đó, nếu HKT này bán được, doanh nghiệp hạch toán:
Nợ 111/112
Có 642
Trường hợp này có thể chấp nhận không ạ?
Theo chuẩn mực số 01:
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
-Chi phí sản xuất kinh doanh ở đây được đưa vào TK 632 như lập dự phòng vậy
-Mà ở trong quyết định 15 không có bút toán nào như vậy cả.
-Hạch toán vào 632 mới là đúng.
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Gửi hai bạn Mai Khanh và Phupv1982:

Thanh lý (bán) hàng tồn kho chẳng liên quan gì đến dự phòng giảm giá hàng tồn kho cả nên khi các bạn đưa ra các bút toán bán hàng tồn kho mà liên quan đến TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - ở đây là không đúng.

Nếu bán hàng tồn kho mà phải tốn chi phí có liên quan đến việc bán này thì phải hạch toán các chi phí ấy vào TK 641 - Chi phí bán hàng - mới là chính xác. Còn giá trị của số hàng tồn kho đem đi bán thì phải đưa về TK 632 - Giá vốn hàng bán - rồi. Các bạn cũng đừng quên hạch toán doanh thu của việc bán hàng tồn kho này.

Tóm lại là: Nếu chỉ đọc được câu "Trong năm nay, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1tỉ, nguyên nhân chính là do thanh lý hàng tồn kho kém phẩm chất" thì không thể ngồi mà đoán mò ra được, bạn phải rõ là những chi phí gì thì mới biết câu này đúng hay sai.
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,923
11
38
Nam Dinh
Thanh lý (bán) hàng tồn kho chẳng liên quan gì đến dự phòng giảm giá hàng tồn kho cả nên khi các bạn đưa ra các bút toán bán hàng tồn kho mà liên quan đến TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - ở đây là không đúng.
Nếu số hàng kém phẩm chất đó đã được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho từ các kỳ tài chính trước thì bây giờ khi thanh lý số hàng đó đương nhiên sẽ giảm số đã trích dự phòng ( và đương nhiên là có ảnh hưởng tới TK 159). Nếu số hàng đó đã trích lập rùi khi bán thanh lý chỉ số tiền còn lại ( Nghĩa là đã trừ số đã trích lập các kỳ tài chính trước) mới hạch toán vào gía vốn.
 
kaiser_no1

kaiser_no1

Trung cấp
18/7/07
89
5
8
Nha Trang
Chào các anh chị.
Em đọc một đề tài viết là: "Trong năm nay, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1tỉ, nguyên nhân chính là do thanh lý hàng tồn kho kém phẩm chất".
Em không hiểu tại sao thanh lý hàng tồn kho thì lại làm giảm 642. Em nghĩ nếu hàng tồn kho này đã trích lập dự phòng thì khi thanh lý, phải ghi giảm 632- giá vốn hàng bán mới đúng.
Các anh chị có thể cho em một trường hợp nào trong thực tế mà thanh lý hàng tồn kho hạch toán làm giảm 642 không ạ.

Bạn tìm đọc thông tư số 13/2006 của Bộ tài chính nói rất rỏ về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Em đã xem cách hạch toán TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì không có bút toán nào hạch toán liên quan đến việc "xử lý khoản dự phòng đối với hàng tồn kho bán được sau khi có trích lập".

Cách hạch toán như chị đề cập đến: "Nếu số hàng kém phẩm chất đó đã được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho từ các kỳ tài chính trước thì bây giờ khi thanh lý số hàng đó đương nhiên sẽ giảm số đã trích dự phòng ( và đương nhiên là có ảnh hưởng tới TK 159). Nếu số hàng đó đã trích lập rùi khi bán thanh lý chỉ số tiền còn lại ( Nghĩa là đã trừ số đã trích lập các kỳ tài chính trước) mới hạch toán vào gía vốn" không biết là được quy định ở đâu ạ?
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,923
11
38
Nam Dinh
Trong thông tư 13 ghi rõ mừ
1.4. Xử lý huỷ bỏ đối với vật tư, hàng hoá đã trích lập dự phòng:
c. Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Phần trích lời dẫn quy định của chị không có nghĩa là hạch toán bằng bút toán:
Nợ TK 632:
Nợ TK 159:số đã trích lập ở trên
Có Tk 156:

Bút toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện vào cuối kỳ kế toán tính cho toàn bộ hàng tồn kho (mặc dù phải chi tiết ra từng mặt hàng, số lượng, giá trị trích lập) và cuối kỳ kế toán tiếp theo sẽ xử lý tiếp số đã trích lập từ cuối kỳ kế toán trước. Xử lý con số tổng thể này chứ không phải xử lý con số cụ thể của từng mặt hàng tồn kho.

Tại cuối kỳ kế toán tiếp theo, nếu công ty ước tính các mặt hàng tồn kho của công ty không bị giảm giá, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho lớn hơn hoặc bằng giá gốc của hàng tồn kho thì công ty sẽ hoàn nhập lại toàn bộ khoản dự phòng đã được trích lập từ kỳ kế toán trước. Khi ấy thì không còn số dư của TK 159 nữa. Hoặc công ty ước tính giá trị dự phòng của kỳ kế toán này thấp hơn giá trị dự phòng của kỳ kế toán trước thì công ty sẽ hoàn nhập lại phần chênh lệch để giảm bớt số dư của TK 159. Việc giảm TK 159 sẽ theo trình tự như vậy chứ không phải giảm sau mỗi lần thanh lý hàng tồn kho đã được trích lập.

Trong thông tư 13 ghi rõ mừ
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,923
11
38
Nam Dinh
Tại cuối kỳ kế toán tiếp theo, nếu công ty ước tính các mặt hàng tồn kho của công ty không bị giảm giá, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho lớn hơn hoặc bằng giá gốc của hàng tồn kho thì công ty sẽ hoàn nhập lại toàn bộ khoản dự phòng đã được trích lập từ kỳ kế toán trước. Khi ấy thì không còn số dư của TK 159 nữa. Hoặc công ty ước tính giá trị dự phòng của kỳ kế toán này thấp hơn giá trị dự phòng của kỳ kế toán trước thì công ty sẽ hoàn nhập lại phần chênh lệch để giảm bớt số dư của TK 159. Việc giảm TK 159 sẽ theo trình tự như vậy chứ không phải giảm sau mỗi lần thanh lý hàng tồn kho đã được trích lập.
Chị đồng ý là trích lập dự phòng vào cuối mỗi kỳ tài chính! Tuy nhiên khi em thanh lý hàng tồn kho do kém chất lượng. Thì mặt hàng nào đã trích lập dự phòng trong các kỳ tài chính trước khi thanh lý chỉ được kết chuyển giá trị còn lại vào giá vốn thôi em ơi! Em đưa hết toàn bộ giá trị đó vào giá vốn thuế sẽ ko nghe đâu??? Ka ka cái này chị thử rùi:038:
 
  • Like
Reactions: hoangdai1992hd
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Thì mặt hàng nào đã trích lập dự phòng trong các kỳ tài chính trước khi thanh lý chỉ được kết chuyển giá trị còn lại vào giá vốn thôi em ơi!
Điều này là do chị nghĩ thế thôi còn trong hướng dẫn hạch toán kế toán của Bộ tài chính thì không có hướng dẫn hạch toán kế toán như thế ạ. Vì sao thì em đã nói rất rõ ở bài trước rồi.

Em đưa hết toàn bộ giá trị đó vào giá vốn thuế sẽ ko nghe đâu??? Ka ka cái này chị thử rùi:038:
Trước hết, nên phân biệt kế toán và thuế riêng ra chị ạ, chủ đề này nói về hạch toán kế toán hàng tồn kho thanh lý sau khi đã trích lập dự phòng, không nói về thuế mà.
 
X

xuandong

Guest
20/2/06
2
0
0
sinhvien
- Căn cứ vào biên bản về mất mát, hao hụt hàng tồn kho, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho mất mát, hao hụt, ghi:
Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
Có các TK: 151, 152, 153, 154, 155, 156

Theo hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 02 thì:
- Căn cứ vào biên bản xử lý về hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 334,... (Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra được phản ánh vào giá vốn hàng bán)
Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Chào các anh chị.
Em đọc một đề tài viết là: "Trong năm nay, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1tỉ, nguyên nhân chính là do thanh lý hàng tồn kho kém phẩm chất".
Em không hiểu tại sao thanh lý hàng tồn kho thì lại làm giảm 642. Em nghĩ nếu hàng tồn kho này đã trích lập dự phòng thì khi thanh lý, phải ghi giảm 632- giá vốn hàng bán mới đúng.
Các anh chị có thể cho em một trường hợp nào trong thực tế mà thanh lý hàng tồn kho hạch toán làm giảm 642 không ạ.

Minh cũng chưa thấy hạch toán này bao giwof cả.
 
A

angelquan

Guest
2/1/07
47
0
0
38
ho chi minh
Ở đây có thể xảy ra trường hợp doanh nghiệp ghi nhận sai tài khoản lập dự phòng hàng tồn kho năm trước. Nợ 6426 Có 159
Năm sau hạch toán giảm chi phí này: Nợ159 Có 6426
 
T

thachcong

Guest
4/4/10
2
0
1
33
Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi hai bạn Mai Khanh và Phupv1982:

Thanh lý (bán) hàng tồn kho chẳng liên quan gì đến dự phòng giảm giá hàng tồn kho cả nên khi các bạn đưa ra các bút toán bán hàng tồn kho mà liên quan đến TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - ở đây là không đúng.

Nếu bán hàng tồn kho mà phải tốn chi phí có liên quan đến việc bán này thì phải hạch toán các chi phí ấy vào TK 641 - Chi phí bán hàng - mới là chính xác. Còn giá trị của số hàng tồn kho đem đi bán thì phải đưa về TK 632 - Giá vốn hàng bán - rồi. Các bạn cũng đừng quên hạch toán doanh thu của việc bán hàng tồn kho này.

Tóm lại là: Nếu chỉ đọc được câu "Trong năm nay, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1tỉ, nguyên nhân chính là do thanh lý hàng tồn kho kém phẩm chất" thì không thể ngồi mà đoán mò ra được, bạn phải rõ là những chi phí gì thì mới biết câu này đúng hay sai.

Theo mình nghĩ nếu thanh lý hàng tồn kho thì sẽ định khoản vào tk 811 thay vì 632 như bạn tú anh nói trên!
 
Sửa lần cuối:
T

thachcong

Guest
4/4/10
2
0
1
33
Thành Phố Hồ Chí Minh
Chào các anh chị.
Em đọc một đề tài viết là: "Trong năm nay, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1tỉ, nguyên nhân chính là do thanh lý hàng tồn kho kém phẩm chất".
Em không hiểu tại sao thanh lý hàng tồn kho thì lại làm giảm 642. Em nghĩ nếu hàng tồn kho này đã trích lập dự phòng thì khi thanh lý, phải ghi giảm 632- giá vốn hàng bán mới đúng.
Các anh chị có thể cho em một trường hợp nào trong thực tế mà thanh lý hàng tồn kho hạch toán làm giảm 642 không ạ.
Có thể bạn đưa đề bài chưa đầy đủ, bạn có thể tham khảo thêm phần kế toán tài sản cố định có ghi rõ việc thanh ly hàng tồn kho kém phẩm chẩt thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp, kể từ lúc thanh lý trở đi thì việc trích khấu hao cho bộ phận quản lý doanh nghiệp sẽ giảm đi vì hang tồn kho đã thanh lý nên không phải trích khấu hao nữa do đó chúng ta sẽ ghi giảm TK642
Ví dụ cụ thể như sau: đầu tháng 6 doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định là 10.000.000 phân bổ cho2 bộ phận quản lý doanh nghiệp: 5.000.000, bộ phận bán hàng, nhưng trong tháng có phát sinh nghiệp vụ: ngày 10/6 thanh lý nhà kho dự trữ hàng hoá 2.000.000
Thì kể từ ngày 10/6 trở đi doanh nghiệp sẽ giảm bớt khoản khấu hao tài sản cố định cho bộ phận quản lý doanh nghiệp do đã thanh lý nhà kho dự trữ hàng hoá
Nếu trường hợp mua thêm thì doanh nghiệp sẽ tăng thêm khoản khấu hao cho tài sản đó
Định khoản:
Nợ 642: 5.000.000 - 2.000.000
Nợ 641: 5.000.000
Có 214: 8.000.000
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA