matbuon nói:
Chi phi la chi phi thue van phong. Duoc tra theo quy. Van de phat sinh: VD Quy III (tu thang 7 den thang 9), tra tien thue (C111: 9.000.000) vao T8, chi phi nay phai phan bo cho QIII(T7,T8,T9), vay trong T7 se hach toan nhu the nao khoan chi phi trich truoc?? T8 va T9 do da co phat sinh chi phi nen ko co van de, T7???
Ví dụ này đâu có để làm cơ sở cho chi phí trích trước? mà là chi phí phải trả.
Tháng 7: văn phòng thuê đã sử dụng, -> phải trích chi phí và hạch toán vào phí phải trả ( đã phát sinh mà vẫn chưa trả).
Như vậy, theo tôi, bút toán nên thực hiện như sau:
- hàng tháng hạch toán: Nợ 642 - Có 335: Phần phí thuê phải trả hàng tháng ( theo hợp đồng).
- Khi trả tiền thuê: Nợ 335 - Có 111/112: Phần tiền đã thanh toán.
- Khi chủ nhà đi nộp thuế, phát hành hóa đơn: ghi: Nợ 133 - Có 111/112 ( nếu trả tiền và bên thuê chịu) hoặc có 335 ( nếu chưa trả và bên thuê chịu) hoặc có 642 ( nếu bên chủ nhà chịu và đã hạch toán vào chi phí những tháng qua).
Để phân tích về chi phí trích trước nên đưa ví dụ khác.
Chẳng hạn như, một đơn vị kinh doanh có thời vụ ( sản xuất đường mía chẳng hạn), có 1 kỳ sản xuất từ T10 năm trước đến T3 năm sau. Sau vụ sản xuất là quá trình bảo trì, sửa chữa lớn thiết bị. ( giả định phát sinh trong T4, T5; và lắp máy móc chuẩn bị cho quá trình SX: T9.
Trường hợp này sẽ có cả chi phí trích trước lẫn chi phí chờ phân bổ,
Các bạn có thể cụ thể hóa hơn ví dụ này để trình bày cách hạch toán cho mỗi nội dung kinh tế liên quan. Hoặc có thể đưa ra ví dụ đơn giản hơn 1 chút để thử nghiệm.