Lãi vay

  • Thread starter anhvu
  • Ngày gửi
A

anhvu

Cao cấp
11/10/03
213
0
16
Truy cập trang
Tôi muốn hỏi mọi ngưòi một chút về lãi vay
Thường thì lãi vay tính vào chi phí (tôi đang đề cập đến vay ngắn hạn) của các khoản huy động không được vượt quá tỷ lệ lãi vay của ngân hàng. Nhưng chỗ tôi khi đi vay công ty mẹ, hoặc huy động của cá nhân trong đơn vị thì lãi vay của các khoản này cao hơn ngân hàng. Cao hơn khá nhiều. Bởi cao hơn thì họ mới cho vay, vả lại huy động từ những nguồn này đơn giản hơn huy động vốn vay của ngân hàng nhiều. Như vậy thì có sao ko? Có sợ là phần cao hơn đó bị loại ra khỏi chi phí không?

- Vấn đề nữa là:Khi tính lãi vay thì thường là hạch toán vào TK 811 (nay là 635). Nhưng do cơ chế khoán nội bộ (khoán cho các đơn vị sản xuất) nên các khoảnvay bao giờ cũng gắn với các Hợp đồng cụ thể (vì thường thì các hợp đồng lớn thiếu vốn sản xuất mà bên kia họ chỉ ứng cho một khoản tiền nhỏ thôi). Do vậy nên chi phí lãi vay chỗ tôi được hạch toán vào 627-Chi tiết cho từng hợp đồng (Do đơn vị sản xuất phân bổ). Như vậy có đúng không?

Rất mong các bạn góp ý
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

boihoangvt

Cao cấp
24/5/03
326
1
0
- Phần chi phí cao hon se bi loai.
- Ban hach toan vao TK 811, sau do phan bo cho tung hop dong cu the.
 
A

anhvu

Cao cấp
11/10/03
213
0
16
Truy cập trang
Vậy khi tôi kết chuyển thì cũng kết chuyển từ TK 811 cho từng Hợp đồng ? Tôi không hiểu, bạn làm ơn giải thích rõ hơn một chút.
Còn phần chi phí cao hơn thì bị loại, nhưng tôi băn khoăn như thế này:
Tôi giả sử nhé: nếu lãi suất chúng tôi vay đầu năm bằng hoặc dưới lãi suất ngân hàng, nhưng cuối năm thì lãi suất ngân hàng lại giảm đi thì sao? (tất nhiên là lãi suất vay từ nguồn khác của chúng tôi thì ko được thay đổi)?

Vậy thì có bị loại ko?
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
Việc qui định lãi vay đúng là nhà nước không cho bạn vay quá mức lãi suất của ngân hàng đâu, vì cũng dễ lý giải thôi, nếu cao hơn thì bạn đến ngân hàng mà vay. Cùng lắm là bằng là vì có thể lý giải về mặt thủ tục, vay cá nhân dễ hơn đến ngân hàng do không phải làm thủ tục gì. Còn nếu bạn vay cao hơn thì chẳng có lý do gì để lý giải đâu. Qui định mà. Trong Luật thuế TNDN sửa đổi cũng ghi rõ: lãi vay "tối đa không quá mức lãi suất vay của Ngân hàng thương mại tại thời điểm vay". Bạn nhớ chữ tại thời điểm vay nhé.
Việc hạch toán theo quan điểm của tôi thì HT như bạn cũng là OK vì là quan trọng là để trên một tài khoản chi phí rồi phân bổ vì bên bạn các khoản vay đã được xác định cho đối tượng rõ ràng rồi. Tuy nhiên, nếu xét theo các quy định hiện hành thì nên để trên TK635 sau đó phân bổ cho từng hợp đồng thì hợp lý hơn. Việc kết chuyển thực hiện thừ TK 635 cho từng hợp đồng (việc kết chuyển ở đây là tùy thuộc vào bạn thôi tức là TK 627 hoặc TK 154, bạn thử nghĩ xem để đâu sẽ có lợi hơn). Để có thể thực hiện công việc này chuẩn hơn, mình nghĩ là bạn có thể đọc qua CHuẩn mực kế toán số 16 - "Chi phí đi vay" nhé. Mình nghĩ là thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp đấy. Thực chất việc phân bổ là việc "vốn hóa" chi phí vay.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA