Xác định doanh thu và chi phí

  • Thread starter cam_to_80
  • Ngày gửi
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Các anh chị cho hỏi trong trường hợp Cty A có nhận được hợp đồng cho thuê xe với thời hạn là một năm, bên thuê chấp nhận chuyển tiền ngay sau khi ký hợp đồng và bên cho thuê cấp hoá đơn ngay. Nếu vậy thì khoản doanh thu này có thể chia nhỏ ra hay không ? dựa theo thông tư hay QĐ nào ?

Vì việc xác định chi phí đối với khoản doanh thu này hầu hết chỉ có xăng - chi phí lương nhân viên lái xe ( chi phí sửa chữa nếu có ). Mà tại thời điểm cuối năm như hiện nay việc tăng trước một khoản doanh thu chịu thuế trong khi đó chi phí hợp lý dành cho toàn bộ khoản thu đó chưa phát sinh vì vậy khoản thuế thu nhập sẽ tăng !

Các bác có kinh nghiệm hay ý kiến gì về trường hợp này thì xin chia sẻ với em một tý !
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
Để đảm bảo nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí (theo chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác), bạn có thể hạch toán toàn bộ doanh thu vào TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện), sau đó kết chuyển tương ứng với từng kỳ hạch toán sang TK 511 (Doanh thu).

Vài ý cùng bạn. À hình như dạo này không còn ăn chay ngủ mặn nữa sao? Phá giới ngang xương vậy kìa! Thiện tai, thiện tai!
:0frown:
 
Sửa lần cuối:
T

Tina

Guest
10/11/03
62
0
0
40
Nha Trang
Truy cập trang
Nếu như DN cho thuê xe chưa cấp hóa đơn cho bên thuê xe thì đưa khoản doanh thu này vào "Doanh thu chưa thực hiện" (TK 3387) và định kỳ phân bổ vào doanh thu giống như Vuminh đã nói . Nhưng trong trường hợp này bên cho thuê xe đã cấp hóa đơn rồi . Và hóa đơn là cơ sở để ghi nhận doanh thu , trong khi đó mình lại ghi vào 3387 . Như thế , người ta có chấp nhận không ?
 
N

ngochung

Guest
6/11/04
6
0
0
44
hanoi
theo mình nghĩ thì cho vào tài khoản doanh thu chưa (3387)thực hiện để phân bổ dần sang tài khoản 511
Nợ TK 111,112
có 3387
có 3331
sau đó phân bổ dần vào tài khoản 511
Nợ tk 511
có tk3387
( bạn hãy đọc kỹ thông tư 105/2003 hướng dẫ rất cụ thể về vấn đề này)
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
Mặc dù đã có hoá đơn nhưng về thực chất là người mua đã trả trước toàn bộ số tiền của những kỳ sau. Còn chi phí bỏ ra thì cứ tà tà phát sinh theo năm tháng. Vì vậy theo chuẩn mực thì đưa vào Doanh thu ứng trước như đã trình bày là chấp nhận được.

Tất nhiên trên báo cáo hoá đơn bán hàng của thuế, ta vẫn phải báo cáo đầy đủ cho hoá đơn đó.

:0frown:
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh thu trả trước cho một năm bạn có thể tuỳ thích ghi nhận vào doanh thu thực hiện hay doanh thu trả trước vì cơ quan thuế chỉ quan tâm tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của cả năm mà không cần theo dõi chi tiết việc Công ty bạn có phân bổ theo tháng hay không, tuy nhiên việc ghi nhận như vậy chỉ làm đơn giản hoá công việc kế toán, về bản chất ghi nhận không đúng chuẩn mực kế toán sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới quản trị và phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
 
H

hong hot

Cao cấp
Bác HP ơi, xem cái điệu bộ của Cam to thì biết cậu ấy đang muốn làm sao để tiết kiệm thuế mà, còn cho mục đích quản trị mà dùng mấy cái báo cáo này (nhất là báo cáo của mấy doanh nghiệp nhỏ) thì cơ hội kinh doanh lên cung trăng rồi bác ơi.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
vu minh nói:
Để đảm bảo nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí (theo chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác), bạn có thể hạch toán toàn bộ doanh thu vào TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện), sau đó kết chuyển tương ứng với từng kỳ hạch toán sang TK 511 (Doanh thu).
Chỉ hạch toán tăng TK 3387 khi doanh thu đã được ghi nhận nhưng trên thực tế chưa nhận được ngay. Do vậy trường hợp này em nghĩ không thể đưa vào TK 3387 mà vẫn đưa vào TK 511.
Để đảm bảo nguyên tắc doanh thu phù hợp chi phí, phần chi phí xăng xe, lương nhân viên liên quan đến hợp đồng ta có thể đưa vào chi phí trích trước.
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Đúng là bác hóng hớt nói đúng lắm ! nói thật cái vụ hạch toán vào 3387 có lẽ cũng không ổn khi QT. Tiền mình đã thu ( hoá đơn cũng đã xuất ra ) không đưa vào 511 thì có lẽ sẽ bị đè đầu ra cũng nên. mà đưa nói vào DT chịu thuế thì vẫn thấy cứ ấm ức vì sẽ phải nộp trước 1 khoản thuế TNDN.
Còn theo Nguyen Hang thì đưa các khoản chi phí của nó đưa vào trích trước liệu có ổn không ? cơ sở của nó là như thế nào cho đúng luật.
Ngay vừa xong tôi bị cán bộ thuế cho là trốn DT khi 1` đơn vị chuyển tiền tạm ứng công trình cho tôi nhung tôi không viết hoá đơn ... chỉ biết cãi là em đã bán đâu mà viết hoá đơn .
 
P

Pushita

Guest
24/9/04
23
0
0
42
Ha Noi
Bác Camto và HH nói đúng đó, ta nên đưa vào tài khoản 511_để hài lòng các bác thuế (vì hoá đơn đã xuất rồi).
Riêng với chi phí, cần thiết phải đưa vào trong năm với mục đích giảm số thuế phải nộp, có điều là nên làm thế nào cho hợp lý và được các anh giai ngành thuế chấp nhận. Theo em, cứ làm một kế hoạch chi phí cho việc cho thuê xe, theo như bác nói thì chỉ có lương NV, xăng xe, chi sửa chữa...Bác chưa nói rõ hình thức cho thuê, em cứ tạm hiểu là thuê trọn gói, hàng ngày lái xe đến đón rước, lịch trình xe đi khá ổn định. Thế thì:
Lương nhân viên lái xe tính được (lương cố định chẳng hạn)
Xăng xe có thể ước tính được (có cơ sở: dựa vào lịch trình hàng ngày_có thể không cố định nhưng ở giới hạn nào đó)
Các chi phí khác mình cho là khoản dự phòng.

Không hiểu là có thể được tính toàn bộ số chi phí dự tính ở trên vào chi phí trong 1 kỳ được không? Trên nguyên tắc "chi phí phù hợp với doanh thu" thì chắc thuế cũng cho phép thôi vì đến khi chi phí thực tế phát sinh, có thừa thiếu gì thì có thể điều chỉnh cơ mà.
 
K

khahoan

Guest
Tui thấy vụ này và một số vụ tương tự chúng ta hầu như lúng túng khi bị chồng chéo hết văn bản này đến quy phạm khác nên theo tui thì cứ đưa voà 3387 đi rồi phân bổ giống như Ngochung đã nói, vì cứ oan khi nộp thuế và chi phí trích trước tùm lum mà các bác có nghĩ đến KHTSCĐ không ?? vì trích trước chi phí thì khấu hao làm sao.
mong được sự góp ý của các bạn nhiều hơn. thanks
 
L

longngaloi

Guest
16/12/04
1
0
0
43
Kiên Giang
chi phi to chuc cho cong nhan tham quan

chi phi to chuc cho cong nhan di tham quan dua vao chi phi nao?

:help:
 
D

dontrung

Guest
28/8/03
5
0
0
VN
Ciao các pác năm mới!
Lâu quá mới có chút time ghé qua Web, thấy Camto đưa ra topic khá hay-nhất là vào thời điểm cuối năm tài chính(kỳ kế toán) như hiện nay. Mỗ mạo muội tham gia chút xíu. Có gì thiếu sót, mong các pác chỉ bảo thêm.
Trở lại chủ đề mà Camto nêu ra:
1/ Với bên mua: Nhận hóa đơn và trả tiền - cách hạch toán không có gì phải bàn!
2/ Với bên bán: Bình thường thôi ( theo thiển ý của Mỗ)
Việc đơn vị đã phát hành hóa đơn và nhận tiền cuối kỳ kế toán nhưng sản phẩm (dịch vụ) chưa chưa hoàn thành ( phát sinh)=> chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Chính vì vậy, việc hạch toán TK511 đã "kỳ kỳ" mà TK3387 lại càng "kyỳy".
Xin đưa ra ý kiến: Cứ TK 131 mà "phang"=> CHẮC ĂN HÉN! Kec Kec Kec!!!! Beyyyyy
 
D

dragonking

Guest
28/10/04
30
0
0
42
Hue
Chao cac ban minh cung muon tham gia thao luan van de nay. Theo y minh dontrung noi co ly boi vi doanh thu va chi phi cua dich vu nay chua phat sinh, day co the duoc xem la mot khoan dat truoc cua khach hang. Vi vay dua vao TK 131 la hop ly. Con neu dua vao 511 hay 3387 thi khong du tieu chuan ghi nhan doanh thu (thuc hien hay nhan truoc). Rat mong su gop y cua cac ban.
 
A

anatta

Guest
cái này liên quan đến kế toán chi phí. Cho mình hỏi một tí.
thứ nhất theo chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho, khoản 8 có ghi như sau:
- trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hon công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- trường hợp mức sản phẩm thực tê` sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- chi phí sản xuất chungbiến đổi được phân bổ hết vào chi phí chếbiến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
mình không hiểu các bạn sẽ định khoảnthế nào trong trường hợp này
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Vấn đề này bạn có thể hiểu qua ví dụ sau:

+ Giả dụ định phí sản xuất chung hàng tháng là 1,000,000 đ
+ Số lượng sản phẩm sản xuất hàng tháng theo mức công suất bình thường là 1,000 sp/tháng (căn cứ theo các tiêu chuẩn như định mức sản xuất, công suất máy....)
--> Định phí sản xuất chung của 1 sản phẩm là: 1,000 đ / 1 sp

Vì 1 lý do nào đó trong kỳ này bạn chỉ sản xuất được 800 sp nên định phí sản xuất chung được phân bổ vào 154 (hoặc là 631) chỉ là 800sp x 1,000 đ = 800,000 đ. Khoản chênh lệch 200,000 đ còn lại không được đưa vào tính giá thành mà phân bổ thẳng vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Khi đó định khoản như sau: Nợ 632/Có 627: 200,000 đ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA