Hạch toán vào đâu cho hợp lý? giúp mình với!!!!!

  • Thread starter dieu
  • Ngày gửi
D

dieu

Guest
19/11/04
56
0
6
govap
khi công ty A dùng 50trđ tài trợ cho cô B đi học , sau này khi cô B ra trường thì phải làm ít nhất 10 năm cho công ty A(cô B không là nhân viên của công ty A). Vậy cho mình hỏi : chi phí 50 trđ hạch toán vào đâu cho hợp lý? monh được hồi âm. Xin cảm ơn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

swear

Trung cấp
13/6/04
74
1
0
Nếu tài trợ kiểu này chắc là cô B học dài hạn đúng không ? Cái này chắc treo vào quỹ phúc lợi quá. Tại vì cô B đã là nhân viên của công ty A đâu mà hạch toán vào chi phí được, mỗi tháng trích ra 1 triệu đồng (ví dụ) nộp học phí cho cô B thì biên lai học phí đâu có ghi tên công ty A.
 
Sửa lần cuối:
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Mình nghĩ đã có thoả thuận ràng buộc B sau khi học xong sẽ làm cho cty A thì trước sau gi cũng là nhân viên cty A, do đó phải được coi như là chi phí đào tạo nhân viên
 
H

hong hot

Cao cấp
Hề, đấy không là chi phí đào tạo nhân viên thì là chi phí gì nhỉ? chắc ý bạn muốn hỏi đó là capital expenditure hay là revenue expenditure?

Thực tế, các công ty (dạng mấy công ty kiểm toán, tư vấn) chi phí đào tạo hàng năm cỡ vài tỷ, cũng có cam kết của nhân viên đoàng hoàng nhưng vấn đề khả năng kiểm soát của DN đối với con người là rất khó xác định. Mặt khác, bản thân người đi học nhưng học được đến đâu lại là chuyện khác nên không ai chắc sau khi cô ấy đi học về sẽ thu hồi được cái chi phí đó nên các doanh nghiệp ghi nhận chi phí này là chi phí phát sinh trong kỳ thôi. Ngày xửa ngày xưa, những chi phí dạng như này người ta ngộ nhận là tài sản CĐVH nhưng giờ hết rồi.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Mình cũng chỉ muốn nói là đưa được vào chi phí hợp lý, hợp lệ thôi chứ không co ý nào khác như bạn suy đoán đâu
 
H

hong hot

Cao cấp
Thế hoá ra treo đầu dê, bán thịt chó à? bạn nhòm lại cái title xem nào?

Còn đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Khoản chi dó có relevant không (liên quan tới hoạt động của CTy bạn không, tức là có hợp lý không)?
- Chứng từ cho khoản chi đó có hợp lệ không?
- Ngày quyết toán thuế là mưa hay nắng, cán bộ thuế có chồng hay chưa??
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Cô B chưa phải là nhân viên Cty, cho vào chi phí đào tạo lại cãi nhau um lên với Thuế thôi bác Hóng hớt ơi, mặc dù mình cũng có lý. Khoản đấy coi như là học bổng, em là em cho nó vào chi phí nghiên cứu và phát triển bác ợ! ;-)
 
H

hong hot

Cao cấp
Cho nên cái yếu tố thứ ba, yếu tố "ngày đẹp trời" rất quan trọng trong việc xử lý các khoản chi nhạy cảm như vậy.

Ở đây mình nói chuyện thực hành ở VN, nên tôi nghĩ như này. Đồng ý theo cách của ISO nhưng ta chơi kiểu 50/50, trước hết cứ ghi vào chi phí đã (ít nhất mình đã có 50% được và có cơ hội được 100%), nếu thuế không chịu mình cho vào R&D như của ISO (lúc này không được 100%nhưng mình đã có cơ hội tận dụng 50% kia), có chết cũng không ân hận. Mọi người thấy sao?
 
H

hoasua170576

Guest
18/11/04
5
0
0
47
Ha Noi
Mình cũng nghĩ giống như bạn lannhu cho vào chi phí đào tạo la tốt nhất. Vì trước sau gì thì cô B cũng trở thành nhân viện của công ty mà. Nếu cô ta phá vỡ hợp đồng đã ký kết thì cô B phải hoàn lại toàn bộ số tiền ma học phí mà công ty A đã trả cho cô B.
 
S

swear

Trung cấp
13/6/04
74
1
0
Khà khà, bác Hong_hot nói chết cũng không ân hận nhưng khi chết nhớ mang theo 28% thuế TNDN nhá.
 
K

khahoan

Guest
Đưa vào lợi nhuận sau thuế có được không các vị ?
 
B

baoquoc

Guest
Cha Cha! Cô B này gan nhỉ. Theo mình thì hãy bắt cô B trả nợ số tiền trên. Nếu như có hợp đồng thì chắc chắn sẽ dễ dành hơn. Nhưng làm người ai lại làm như cô B vậy ha các bạn!
 
N

nmhai

Guest
31/8/04
18
0
0
47
Hanoi
Chắc chắn là trong thoả thuận giữa công ty A và cô B đã xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên (Bao gồm cả trách nhiệm về vật chất và chỉ giới hạn tài trợ học phí thôi chứ,sách vở quần áo và ăn ở cô B tự túc). Công ty A kỳ vọng vào sự đầu tư của mình sẽ đem lại lợi ích tong tương lai, theo nguyên tắc thận trọng thì có thể phản ánh vào chi phí rồi. Tuy nhiên do khoản tiền tài trợ đó cho nhiều năm nên hạch toán vào 242 rồi phân bổ dần vào chi phí đào tạo dựa vào Biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo cho từng năm.
Trong trường hợp có rủi ro xẩy ra mà cô B không thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong thoả thuận thì cô B sẽ phải bồi thường lúc đó hạch toán thu nhập khác.
Trường hợp cô B không có khả năng bồi thường thì phải đưa chi phí đó vào thu nhập sau thuế vì đây là một quyết định tài trợ không có hiệu quả. Các bác thấy có OK không?
 
B

byen144

Guest
17/8/05
4
0
0
TP Ho Chi Minh
các bạn giúp mình với! Mình không biết qui định mới nhất về hạch toán các khoản chi theo hoá đơn bán lẻ, phí đi tàu xe (vé xe đò đi tỉnh để thực hiện dịch vụ sửa chữa máy móc) như thế nào?
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
byen144 nói:
các bạn giúp mình với! Mình không biết qui định mới nhất về hạch toán các khoản chi theo hoá đơn bán lẻ, phí đi tàu xe (vé xe đò đi tỉnh để thực hiện dịch vụ sửa chữa máy móc) như thế nào?
- Vé xe đò được hạch toán vào chi phí mà bạn.
- Các khoản chi theo hoá đơn bán lẻ: có phải bạn muốn nói các chứng từ chi phí chỉ là hoá đơn bán lẻ.Nếu phải thì
Các khoản chi phí dưới 100.000 được hạch toán vào chi phí ( bạn nhớ kê cái này vào bảng kê nhé). Còn các chi phí >100.000đ phải có hoá đơn tài chính.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
dieu nói:
khi công ty A dùng 50trđ tài trợ cho cô B đi học , sau này khi cô B ra trường thì phải làm ít nhất 10 năm cho công ty A(cô B không là nhân viên của công ty A). Vậy cho mình hỏi : chi phí 50 trđ hạch toán vào đâu cho hợp lý? monh được hồi âm. Xin cảm ơn!

Theo tôi nghĩ: cần làm rõ điều này: Tại sao cty tài trợ cho cô B đi học? Và học trong bao lâu? Nếu vì cô B là một nhân tài, sau khi cty đầu tư 50 triệu cho cô B đi họctrong rồi trở về làm cho công ty (chẳng hạn như đầu tư cho cô B học ACCA), tất nhiên sau khi ký hợp đồng với cty thì cô B đã là nhân viên của cty rồi, dù rằng nhiệm vụ của cô B chỉ là đi học. Thì chi phí đó là hợp lý, hợp lệ

Còn như việc tài trợ này mang tính hổ trợ cho đi học, và sau khi đi học ra sẽ nhận vào làm thì mình nghỉ không được tính vào chi phí đâu. Nếu không thì cty A sẽ ký hợp đồng tài trợ cho con, cháu của GĐ cty B đi học với điều kiện như vậy. Tất cả tính vào chi phí của Cty A. Sau khi con cháu của GĐ Cty B học xong, (thậm chí khi chưa học xong), Cty A giải thể thì coi như chi phí đi học đã được "gánh" bớt 28% rồi.

Thiển ý của tôi là vậy.
 
T

trithuc_dng

Guest
30/8/05
4
0
1
50
đà nẵng
Cái điều này thì bạn không được hạch toán vào đâu cả. Vì chẳng có 1 chứng từ nào để chứng minh là Công ty A chi 50 triệu cho cô B đi học cả. Bạn hãy cần bổ sung lại kiến thức kế toán của bạn nhé.
 
Á

ánh nam

Guest
16/9/05
12
0
0
38
buon ma thuot city
cty cho cô B đi học như vậy bằng tiền cty ah?nếu vậy thì phải có giấy tờ gì xác nhận la cô B đã nhận của cty A chứ,không đơn thuần mà 1 cty lại bỏ một chi phía lớn như vậy chi 1 người không phải là nhân viên của cty đâu.nếu co chứng từ gi thì co thể ghii bút toán vào tk642.Em nghĩ như vậy có đúng ko vậy?vì em vẫn còn đang đi học chưa có kinh nghiệm thực tế,có gì nhờ các anh chị,cô chú giúp đỡ thêm ah.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tóm lại là chi phí đi học thì người đi học tự chịu. Nếu DN tài trợ thì lấy LN sau thuế mà chi vô tư.

Giám Đốc đi học cũng vậy thôi. TCT có CV trả lời trường hợp này mà mình chưa tìm ra
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA