Mỗi tuần một chuyên đề

Giá gốc của HTK cao hơn giá bán có thể t/hiện được, bắt buộc lập DP giảm giá HTK?

  • Thread starter songcham
  • Ngày gửi
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Trong chuẩn mực kế tóan số 02-Hàng Tồn Kho, mục đích việc lập dự phòng giảm giá là để phản ánh việc không thu hồi đủ giá trị do hàng hư hỏng, lỗi thời, giảm giá bán, chi phí bán hàng tăng lên...và phù hợp nguyên tắc ghi giá trị tài sản không cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Nhưng nếu trong trường hợp không có vấn đề giảm chất lượng, giảm giá...mà ngay từ lúc ghi sổ giá gốc sản phẩm đã cao hơn giá bán có thể thực hiện được (do mới sản xuất), thì vẫn bắt buộc phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho?
Các vị có kinh nghiệm hoặc ý kiến gì không?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Bạn đọc thêm thông tư 13/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn trích lập và sử dụng các khỏan dự phòng trong doanh nghiệp. Việc lập dự phòng thường được tính tóan và trích lập vào cuối niên độ kế tóan còn lúc mua họăc tại thời điểm nhận hàng thì vẫn phải ghi nhận theo giá gốc.
 
Sửa lần cuối:
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Mình đang nói về lập dự phòng cuối năm đấy chứ. Ngay thông tư 13 bạn sẽ thấy chữ "được lập dự phòng" chứ không là "phải lập dự phòng". Vấn đề cần bàn là "không có trường hợp giảm giá, giảm chất lượng..có bắt buộc phải lập dự phòng không?".
 
naviah

naviah

Guest
25/11/06
113
8
0
18
somewhere in my dreams
Bạn đọc thêm thông tư 13/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn trích lập và sử dụng các khỏan dự phòng trong doanh nghiệp. Việc lập dự phòng thường được tính tóan và trích lập vào cuối niên độ kế tóan còn lúc mua họăc tại thời điểm nhận hàng thì vẫn phải ghi nhận theo giá gốc.

Ha ha, Anh Hùng, anh có tin ko, lúc đầu đọc bài của anh, em đã giật mình đấy, và đang tính lục tìm thử cái Thông tư 107 xem có cái gì trong đó ko :030: Giờ đọc lại thì thấy đã sửa lại thành 13 rồi, hihi.

Trong chuẩn mực kế tóan số 02-Hàng Tồn Kho, mục đích việc lập dự phòng giảm giá là để phản ánh việc không thu hồi đủ giá trị do hàng hư hỏng, lỗi thời, giảm giá bán, chi phí bán hàng tăng lên...và phù hợp nguyên tắc ghi giá trị tài sản không cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Nhưng nếu trong trường hợp không có vấn đề giảm chất lượng, giảm giá...mà ngay từ lúc ghi sổ giá gốc sản phẩm đã cao hơn giá bán có thể thực hiện được (do mới sản xuất), thì vẫn bắt buộc phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho?
Các vị có kinh nghiệm hoặc ý kiến gì không?

Cái này bạn nói chung chung quá, nếu có một ví dụ cụ thể thì hay hơn, theo mình hiểu thì bạn đang tính nói về cái "Impairment Fix Asset", không biết đúng không nhỉ?
Mình cũng có 1 trường hợp về cái "Impairment" này, lúc trước có cô bé ứng cử làm Mod Tập Sự box TSCĐ, mình tính là đợi cô bé đó lên thì mới post bài này để ủng hộ :) , nhưng nếu bạn cho ví dụ cụ thể thì mình sẽ thảo luận ở đây luôn vậy.
 
N

ndthuydla

Guest
19/7/08
16
0
0
43
BMT
Bạn đọc Thông tư số 13 của Bộ Tài chính hướng dẫn về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhé. Về nguyên tắc bạn vẫn phải ghi theo giá gốc. Còn có lập dự phòng hay không, bạn phải có căn cứ để lập dự phòng....
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Trong chuẩn mực kế tóan số 02-Hàng Tồn Kho, mục đích việc lập dự phòng giảm giá là để phản ánh việc không thu hồi đủ giá trị do hàng hư hỏng, lỗi thời, giảm giá bán, chi phí bán hàng tăng lên...và phù hợp nguyên tắc ghi giá trị tài sản không cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Nhưng nếu trong trường hợp không có vấn đề giảm chất lượng, giảm giá...mà ngay từ lúc ghi sổ giá gốc sản phẩm đã cao hơn giá bán có thể thực hiện được (do mới sản xuất), thì vẫn bắt buộc phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho?
Các vị có kinh nghiệm hoặc ý kiến gì không?

Ừ, bạn đọc kỹ quá! Hôm kia tớ đọc cũng thấy hơi khó hiểu đoạn này! Tớ thấy cái cụm từ "chi phí bán hàng tăng lên..." nhiều khi gây cực kỳ khó hiểu khi đọc VAS 02.

Giá trị thuần có thể thực hiện = Giá bán ước tính - Chi phí ước tính

Và mình hiểu trong đó chi phí ước tính có bao gồm chi phí bán hàng ước tính. Khi chi phí bán hàng thực tế tăng lên hơn chi phí bán hàng ước tính thì giá trị hàng tồn kho thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Vậy tại sao lại phải ghi giảm giá trị hàng tồn kho (đồng nghĩa với việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ở cuối năm)

Cái đoạn này mình đoán VAS 02 có vấn đề về dịch thuật nếu so với IAS 02.

Nguyên đoạn IAS 02 nói như sau:

"The cost of inventories may not be recoverable if those inventories are damaged, if they have become wholly or partially obsolete, or if their selling prices have declined. The cost of inventories may also not be recoverable if the estimated costs of completion or the estimated costs to be incurred to make the sale have increased. The practice of writing inventories down below cost to net realisable value is consistent with the view that assets should not be carried in excess of amounts expected to be realised from their sale or use."
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Mình đã đọc thông tư 13 rồi và biết cách lập dư phòng rồi. Vấn đề là ở chỗ "căn cứ".
Mình đang tồn kho thành phẩm theo giá gốc cao hơn giá bán (do giá thành ban đầu cao). Kiểm tóan yêu cầu phải lập dự phòng nhưng mình không muốn lập dự phòng vì sẽ làm tăng lỗ.
Thông tư 13 cho phép lập dự phòng nếu có căn cứ về giảm giá, giảm chất lượng...Như vậy ở đây mình khônghề có căn cứ về giảm giá, giảm chất lượng nào hết, chỉ đơn thuần là gía trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc. Mình có quyền không lập dự phòng hay không?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Không có quy định bắt buộc phải trích lập các khoản dự phòng. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng như vậy.

Bộ tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nhằm giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
 
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
46
Far from Thanh Hóa City.
Xin chào mọi người.

Tham gia vào chủ đề này mình xin có mấy ý kiến như sau:

Thứ nhất, vì mình đang làm kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam nên phải tuân thủ các qui định của Chế độ kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Vậy nên chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ là căn cứ để thực hiện công tác kế toán dù có sự khác biệt trong việc so sánh với IAS.

Thứ hai, mình thấy việc kiểm toán yêu cầu công ty bạn Songcham lập dự phòng là đúng và việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là bắt buộc dựa trên các căn cứ sau đây:

- Theo chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho đoạn 19 có qui định: "Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng".
- Theo TT13 điểm 1.3 về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì: "Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho...".

Ở đây ta có thể thấy các qui định này không phân biệt việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho các trường hợp hàng tồn kho bị giảm giá, giảm chất lượng... mà qui định chung rằng hàng tồn kho phải được lập dự phòng khi giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng vào cuối niên độ kế toán. Do vậy trong trường hợp của Công ty bạn Songcham thì việc phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là đúng.

Rất mong được trao đổi thêm cùng mọi người.

RB.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Vấn đề là ở chuẩn mực kế tóan HTK!

Mình cũng hiểu như bạn, về phía thông tư BTC thì OK. Nhưng về phía chuẩn mực thì vướng đấy! Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm tóan viên sẽ yêu cầu bạn phải lập dự phòng để đảm bảo Giá gốc không cao hơn Giá trị thuần có thể thực hiện được. Điều mình muốn tranh luận là: "Phải chăng ngay cả trong chuẩn mực cũng chỉ yêu cầu lập dự phòng khi có dấu hiệu giảm giá, giảm chất lượng?". Chỗ này mình đọc chuẩn mực nhiều lần vẫn thấy không rõ ràng lắm. Kinh nghiệm thực tế ở các nơi khác thì sao?
 
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
46
Far from Thanh Hóa City.
Mình cũng hiểu như bạn, về phía thông tư BTC thì OK. Nhưng về phía chuẩn mực thì vướng đấy! Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm tóan viên sẽ yêu cầu bạn phải lập dự phòng để đảm bảo Giá gốc không cao hơn Giá trị thuần có thể thực hiện được. Điều mình muốn tranh luận là: "Phải chăng ngay cả trong chuẩn mực cũng chỉ yêu cầu lập dự phòng khi có dấu hiệu giảm giá, giảm chất lượng?". Chỗ này mình đọc chuẩn mực nhiều lần vẫn thấy không rõ ràng lắm. Kinh nghiệm thực tế ở các nơi khác thì sao?

Bạn chỉ có thể lập dự phòng khi bạn xác định được con số cụ thể rằng giá trị hàng tồn kho bị giảm giá là bao nhiêu và khi có dấu hiệu về giảm giá, giảm chất lượng thì phải lượng hóa được giá trị của phần hàng tồn kho bị giảm giá này.

Ví dụ cụ thể ở công ty mình là sản xuất kính xây dựng. Mỗi kiện kính bao gồm nhiều tấm kính. Nếu có một số tấm bị vỡ thì đương nhiên kiện kính đấy không thể bán được theo giá bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy hàng tồn kho sẽ bị giảm giá. Giả sử theo thời gian bên mình tính toán được tỉ lệ kính vỡ trong vận chuyển là 2% thì có thể lập dự phòng cho giá trị kính bị mất giá trị là 2% trên tổng giá trị hàng đang trên đường. Tất nhiên bên mình cũng ko muốn lập dự phòng nhưng nếu theo quan điểm của kiểm toán mà giá trị đấy là trọng yếu thì họ sẽ yêu cầu bên mình lập dự phòng.

RB.
 
D

dang vien

Cao cấp
22/7/08
324
1
18
DN
Bạn căn cứ vào điều kiện để lập dự phòng. Trường hợp trên Chi phí thực hiện thuần thấp hơn giá gốc hàng tồn kho nên không phải lập dự phòng.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Xem lại TT13 và chuẩn mực số 02?

1/Mình nói về TT13 trước để chúng ta có thể đặt TT này sang một bên. Đọc lại tòan văn TT bạn sẽ hấy tóat lên tinh thần mà bạn Nguyen Tu Anh đã nêu trong tranh luận.
Trích dẫn đọan 2 phần I của TT:" 2.Doanh nghiệp được trích lập các khỏan dự phòng sau:
a.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do gía vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm."

Trích dẫn thêm phần II của TT: "II. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHỎAN DỰ PHÒNG
Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho,....,doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng từng khỏan dự phòng đúng mục đích..."

Và ta đã nói với nhau là trong trường hợp mình nêu lên, tại thời điểm trích lập dự phòng, không có vấn đề giảm giá, giảm chất lượng, tăng chi phí...Vậy với TT13, sẽ không có căn cứ để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho!
2/Vấn đề còn lại là Chuẩn mực số 02. Mình cho rằng bạn đã dẫn đúng đọan 19:" Cuối kỳ kế tóan năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho."
Nhưng tại sao chúng ta không đọc tiếp đọan 20 liền ngay sau đó để thấy rằng:"Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan..."
Phải chăng Chuẩn mực 02 cũng đã yêu cầu phải minh chứng có sự biến động của giá cả hoặc tăng chi phí?Một lần nữa nhắc lại rằng chúng ta không giả định trường hợp có biến động của giá cả hoặc chi phí, chỉ dơn thuần là giá gốc (thời kỳ mới sản xuất) cao hơn giá bán, vậy chúng ta không bắt buộc phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho?
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Không giảm giá, giảm chất...có phải dự phòng?

Ví dụ về gương vỡ của bạn rơi vào giả định giảm chất lượng. Mình đã nói rằng không có bằng chứng gì về giảm gía, giảm chất, tăng chi phí...ở đây hết. Chỉ đơn thuần là giá gốc nhập kho cao hơn giá bán lọai hàng này (mới sản xuất mà lỵ), vậy có bắt buộc lập dự phòng không?
 
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
46
Far from Thanh Hóa City.
Mình đồng ý với bạn cần phải có bằng chứng xác đáng mới có thể lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc hàng tồn kho thì phải lập dự phòng cho phần chênh lệch.

Giá gốc hàng tồn kho bạn đã có, giá bán bạn đã có và giá bán thấp hơn giá gốc. Điều đó có nghĩa giá gốc hàng tồn kho đã cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Như vậy các yêu cầu cho việc lập dự phòng là rất rõ ràng mặc dù ko có sự biến động về giá bán và giá cả nguyên vật liệu như trong giả định của bạn. Hơn nữa, trong Đoạn 20 của VAS02 thì việc biến động giá cả này chỉ là một trong những căn cứ được xét đến trong việc thực hiện các ước tính chứ không phải chỉ căn cứ vào một mình sự biến động này để quyết định đến việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Còn căn cứ nào?

Mình ghi nhận các ý kiến của bạn nhưng mình chưa thấy tính thuyết phục:
1. Bạn nên được biết rằng giá bán ở đây vẫn là giá bán ước tính trên cơ sở giá bán sản phẩm cùng lọai. Trong khi đọan 20 yêu cầu phải có bằng chứng về sự thay đổi giá bán (theo hướng giảm giá).
2. Bạn nói: "còn những căn cứ khác". Vậy chúng là những gì, có thể chỉ rõ hơn cho mình được không? Nhớ đừng căn cứ vào các tính chất như giảm giá, giảm chất lượng, tăng chi phí...nhé, vì mình đã giả định không thu thập được bằng cứ này.
 
L

lesang

Guest
1/8/06
20
0
0
42
Ha Noi
ở đây mọi người phải hiểu bản chất của trích lập dự phòng là gì thì mới biết là có cần trích or bắt buộc phải trích lập hay không.Tất cả các khoản trích lập là để đề phòng các rủi ro sảy ra trong tương lai.Do đó đây là cách để giảm doanh thu với các đơn vị lãi nhiều.Còn ko có lãi thì lấy đâu ra nguồn mà trích dự phòng . Ông làm lỗ hàng ko bán được để lâu mất giá thì chịu thôi. chả ai cấm ông bán rẻ, bán rẻ càng lỗ .
 
L

lesang

Guest
1/8/06
20
0
0
42
Ha Noi
Các bạn phải hiểu rõ bản chất của trích lập dự phòng. trích lập dự phòng có nghĩa là trích ra lợi nhuận của năm trước để tránh trường hợp hàng hóa bị mất giá .Vậy có nghĩa là ông phải có nguồn từ đâu để trích lập quỹ dự phòng ? nếu ông ko có lãi thì trích làm sao. Do đó việc trích lập quỹ dự phòng là 1 lỗ hổng để các doanh nghiệp lãi nhiều giảm việc nộp thuế TNDN. Việc Cty bạn có trích lập quỹ ( nếu lãi ) thì nên làm còn ko lãi thì bán hàng giá thấp hơn giá mua thì càng lỗ ( Lỗ thì kệ bạn ) . Lỗ nhiều thì phá sản.
Tôi nghĩ ko nên cãi nhau về việc này mà nên đọc luật phá sản doanh nghiệp đi thì tốt hơn
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Còn những căn cứ gì?

Mình đồng ý với bạn cần phải có bằng chứng xác đáng mới có thể lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Giá gốc hàng tồn kho bạn đã có, giá bán bạn đã có và giá bán thấp hơn giá gốc. Điều đó có nghĩa giá gốc hàng tồn kho đã cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Như vậy các yêu cầu cho việc lập dự phòng là rất rõ ràng mặc dù ko có sự biến động về giá bán và giá cả nguyên vật liệu như trong giả định của bạn.
Mình ghi nhận các ý kiến của bạn nhưng chưa thấy tính thuyết phục. Bạn nên được biết là giá bán ở đây là ước tính căn cứ vào giá bán sản phẩm
cùng lọai chứ không phải trên cơ sở có biến động giá như đọan 20 yêu cầu.

trong Đoạn 20 của VAS02 thì việc biến động giá cả này chỉ là một trong những căn cứ được xét đến trong việc thực hiện các ước tính chứ không phải chỉ căn cứ vào một mình sự biến động này để quyết định đến việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Như vậy bạn có thể chỉ ra thêm những căn cứ khác được không, miễn là không phải giảm giá, giảm chất, tăng chi phí...vì chúng ta đã giả định không thu thập được các bằng chứng này?
 
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
46
Far from Thanh Hóa City.
Mình ghi nhận các ý kiến của bạn nhưng chưa thấy tính thuyết phục. Bạn nên được biết là giá bán ở đây là ước tính căn cứ vào giá bán sản phẩm
cùng lọai chứ không phải trên cơ sở có biến động giá như đọan 20 yêu cầu.

Ở đây mình xin đưa ra một trường hợp để bạn thấy rằng mặc dù không có sự biến động về giá bán và chi phí sản xuất nhưng vẫn đủ điều kiện để lập dự phòng cho hàng tồn kho.

VD cuối kỳ bạn tính được giá thành sản xuất cho một đơn vị sản phẩm là 10tr đ/sp và chi phí cần thiết cho việc tiêu thụ một sản phẩm là 0.2tr đ/sp (giả sử hợp đồng mua bán qui định phải vận chuyển đến kho người mua và bạn đã ký hợp đồng vận chuyển với cty vận tải là 0.2tr đ/sp).

Mặt khác bạn đã ký hợp đồng với người mua để bán sản phẩm đó với giá bán 9tr đ/sp. Ở đây giả sử rằng 9tr đ/sp là mức giá trung bình của sản phẩm cùng loại trên thị trường và bạn không thể bán với mức giá cao hơn mức giá đó. Việc giá thành của bạn cao hơn giá bán như bạn nói, trong trường hợp công ty mới đi vào sản xuất và chưa ổn định trong sản xuất nên giá thành sản xuất rất cao.

Như vậy bạn có thể thấy giá trị thuần có thể thực hiện được của 1 sản phẩm là 9tr đ và giá gốc và chi phí ước tính để bán một sản phẩm là 10.2tr đ và khi đó giá trị thuần có thể thực hiện được của một đơn vị sản phẩm đã nhỏ hơn giá gốc, bạn sẽ phải lập dự phòng cho một đơn vị sản phẩm là 10.2 tr - 9 tr = 1.2 tr đ/sp và ở đây không hề có sự biến động về giá bán cũng như giá mua của chi phí đầu vào.

Như vậy bạn có thể chỉ ra thêm những căn cứ khác được không, miễn là không phải giảm giá, giảm chất, tăng chi phí...vì chúng ta đã giả định không thu thập được các bằng chứng này?

Để chỉ ra các căn cứ lập dự phòng thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Hiện tại mình chưa gặp nhiều trường hợp phải lập dự phòng nhưng với cách suy luận như trên thì mình nghĩ trong từng trường hợp cụ thể, ta có thể đưa ra được các căn cứ xác thực cho việc lập dự phòng.

RB.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA