Mỗi tuần một chuyên đề

Giá gốc của HTK cao hơn giá bán có thể t/hiện được, bắt buộc lập DP giảm giá HTK?

  • Thread starter songcham
  • Ngày gửi
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Quyền lợi được bảo vệ theo cách nào?

Trả lời ý kiến của lesang trước nhé:
Các bạn phải hiểu rõ bản chất của trích lập dự phòng. trích lập dự phòng có nghĩa là trích ra lợi nhuận của năm trước để tránh trường hợp hàng hóa bị mất giá .Vậy có nghĩa là ông phải có nguồn từ đâu để trích lập quỹ dự phòng ? nếu ông ko có lãi thì trích làm sao. Do đó việc trích lập quỹ dự phòng là 1 lỗ hổng để các doanh nghiệp lãi nhiều giảm việc nộp thuế TNDN. Việc Cty bạn có trích lập quỹ ( nếu lãi ) thì nên làm còn ko lãi thì bán hàng giá thấp hơn giá mua thì càng lỗ ( Lỗ thì kệ bạn ) . Lỗ nhiều thì phá sản.
Tôi nghĩ ko nên cãi nhau về việc này mà nên đọc luật phá sản doanh nghiệp đi thì tốt hơn
1. Mình nghĩ mọi người đang bàn ở đây điều hiểu bản chất lập dự phòng hàng tồn kho là để có nguồn bù đắp thiệt hại cho doanh nghiệp.
2. Và ngay cả cơ quan quản lý ngân sách cũng hiểu và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nữa chứ không phải đây là "lỗ hổng".
3. Mình rất muốn được nghe nhiều quan điểm về vấn đề này, có thể có thuyết phục, có thể chưa nhưng vẫn có nhiều góc nhìn mới đối với cùng một việc.
4. Mình đang muốn được như bạn nói: khỏan trích lập này là quyền lợi của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp chưa đủ năng lực hoặc nhu cầu để trích lập thì không làm. Nhưng luật là luật. Mình đang tranh luận xem các qui định hiện hành có phục vụ được ý tưởng này của doanh nghiệp hay không.

Tiếp tục với roadbrowser nhé:
Ở đây mình xin đưa ra một trường hợp để bạn thấy rằng mặc dù không có sự biến động về giá bán và chi phí sản xuất nhưng vẫn đủ điều kiện để lập dự phòng cho hàng tồn kho.

VD cuối kỳ bạn tính được giá thành sản xuất cho một đơn vị sản phẩm là 10tr đ/sp và chi phí cần thiết cho việc tiêu thụ một sản phẩm là 0.2tr đ/sp (giả sử hợp đồng mua bán qui định phải vận chuyển đến kho người mua và bạn đã ký hợp đồng vận chuyển với cty vận tải là 0.2tr đ/sp).

Mặt khác bạn đã ký hợp đồng với người mua để bán sản phẩm đó với giá bán 9tr đ/sp. Ở đây giả sử rằng 9tr đ/sp là mức giá trung bình của sản phẩm cùng loại trên thị trường và bạn không thể bán với mức giá cao hơn mức giá đó. Việc giá thành của bạn cao hơn giá bán như bạn nói, trong trường hợp công ty mới đi vào sản xuất và chưa ổn định trong sản xuất nên giá thành sản xuất rất cao.

Như vậy bạn có thể thấy giá trị thuần có thể thực hiện được của 1 sản phẩm là 9tr đ và giá gốc và chi phí ước tính để bán một sản phẩm là 10.2tr đ và khi đó giá trị thuần có thể thực hiện được của một đơn vị sản phẩm đã nhỏ hơn giá gốc, bạn sẽ phải lập dự phòng cho một đơn vị sản phẩm là 10.2 tr - 9 tr = 1.2 tr đ/sp và ở đây không hề có sự biến động về giá bán cũng như giá mua của chi phí đầu vào.

Ví dụ của bạn có thể nói là rất phù hợp giả thiết mình đưa ra. Nghĩa là thấy rõ giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện đấy. Nhưng mình vẫn không muốn lập dự phòng, vì căn cứ vào đọan 20 quy định giá bán ước tính cho giá trị thuần có thể thực hiện được phải căn cứ trên cơ sở có biến động giảm giá, giảm chất, tăng chi phí...(mấy cái này hiện giả định không có, chỉ đơn thuần thế thôi)

Để chỉ ra các căn cứ lập dự phòng thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Hiện tại mình chưa gặp nhiều trường hợp phải lập dự phòng nhưng với cách suy luận như trên thì mình nghĩ trong từng trường hợp cụ thể, ta có thể đưa ra được các căn cứ xác thực cho việc lập dự phòng.
Mình rất trông đợi các bạn có thể giới thiệu thêm các căn cứ lập dự phòng khác theo qui định hiện hành vì mình chưa đọc thấy. Trường hợp mà ta đang đưa ví dụ ở đây là một trường hợp rất cụ thể rồi còn gì nữa. Chính vì chưa biết được còn căn cứ vào đâu nên mình có trả lời là ghi nhận ý kiến của bạn nhưng chưa thấy thuyết phục. Như vậy, liệu các bạn có đồng ý là mình có thể không lập dự phòng mà vẫn đúng quy định?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
46
Far from Thanh Hóa City.
Tiếp tục với roadbrowser nhé:

Ví dụ của bạn có thể nói là rất phù hợp giả thiết mình đưa ra. Nghĩa là thấy rõ giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện đấy. Nhưng mình vẫn không muốn lập dự phòng, vì căn cứ vào đọan 20 quy định giá bán ước tính cho giá trị thuần có thể thực hiện được phải căn cứ trên cơ sở có biến động giảm giá, giảm chất, tăng chi phí...(mấy cái này hiện giả định không có, chỉ đơn thuần thế thôi)

Ở đây mình chỉ xin tập trung vào căn cứ để lập dự phòng.
Vậy đâu là căn cứ quyết định đến việc có phải lập dự phòng hay là không? Sẽ là "giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc" (đoạn 19 - VAS02) hay là "Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính" (đoạn 20 - VAS02).

Nếu bạn xác định "có sự biến động về giá" cả mới là nhân tố quyết định đến việc lập dự phòng thì trong trường hợp giá cả biến động nhưng giá trị thuần có thể thực hiện được không nhỏ hơn giá gốc thì rõ ràng DN không phải lập dự phòng. Hơn nữa như trong một bài phía trước mình đã viết, sự biến động giá cả ở đây chỉ là một trong những căn cứ được xét đến khi tính toán lập dự phòng chứ không phải là yếu tố quyết định đến việc lập dự phòng hay không.

Bạn có quyền hiểu theo cách của bạn và bạn có quyền trích lập dự phòng hoặc là không nhưng kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến của họ dựa trên các bằng chứng và qui định hiện hành. Mình muốn chờ xem ý kiến của kiểm toán bên bạn trong trường hợp bạn nhất định không lập dự phòng và khoản phải lập dự phòng này là trọng yếu đối với công ty bạn.

Good luck!
RB.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Kiểm tóan?

Mình hòan tòan đồng ý với bạn là biến động giá phải theo hướng giảm giá thì mới lập dự phòng, quan điểm này rất rõ ràng mà.
Nếu chờ kiểm tóan thì chờ đến...cuối năm. Tuy nhiên, mình không nghĩ chúng ta nên xem quyết định của kiểm tóan là quyết định cuối cùng, họ vẫn sai sót rất nhiều đấy thôi (mặc dù công việc kiểm tóan đòi hỏi phải thật chặt chẽ).
Mình cho rằng nhiều vấn đề chúng ta có thể vận dụng sao cho đúng luật và thuyết phục được, chính vậy nên mới bàn ở đây. Đôi khi, quy định nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhưng ý tưởng chưa rõ ràng lại làm khổ doanh nghiệp, vấn đề ta đang bàn là một ví dụ.
Nói thêm, mình cũng có trao đổi với một số bạn làm kiểm tóan, họ cũng cảm thấy lúng túng vì mặc dù muốn lập dự phòng cũng phải nêu rõ căn cứ là do biến động giá làm giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Vậy mình rất trông đợi giải quyết vấn đề bằng các căn cứ khác: căn cứ nào đây?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA