Kiểm soát và cắt giảm chi phí

  • Thread starter HaiTam
  • Ngày gửi
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
chi phí!

Mình đã nói rằng các biến động ... vừa qua ''...tăng chi phí SXKD nên phải dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế một thời gian''. Một thời gian thôi nhé các bạn ! Vì hiện nay mọi người đều phải "cày" cho cuộc sống gia đình và sự tồn tại, nên sự khó khăn sẽ qua từ từ vì chúng ta cũng đang còn tạo ra được của cải và chất xám cho xã hội; những hành động của Chính Phủ có mạnh tay hoặc trễ vì quý ngài phải lo ''vĩ mô"
Ở đây tác động khiến cho nền kinh tế có khả năng suy thoái không hẳn do tác động của yếu tố làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh như bạn lầm tưởng. Ban đầu là tác động dây chuyền từ thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. 2 thị trường này đóng băng sau khi vỡ bong bóng hàng loạt, thị trường không đủ trong sạch và hoàn hảo để đánh giá đúng giá trị thực của tài sản được vốn hóa của các doanh nghiệp. Nhà đầu tư không đủ kiến thức để có thể biết được vốn đầu tư của mình đang đi đúng hướng hay không. Cung tín dụng quá cao và tập trung chính vào 2 thị trường này và tạo nên bong bóng khổng lồ. Khi chứng khoán sụt giảm hệ thống ngân hàng lao đao vì nợ xấu tăng cao và có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Các ngân hàng hiện tại dù đã thông báo là đã cho vay đủ hạn mức tín dụng nhưng thực tế họ không có tiền để cho vay nữa do dư nợ từ trước giờ không còn khả năng luân chuyển vốn. Sau đấy thị trường bất động sản cũng đóng băng theo - không sụt giảm mạnh như chứng khoán nhưng cũng mất đến 60% giá trị thị trường khi chưa đóng băng.
Cung tín dụng không đem lại hiệu quả, đầu tư công lãng phí và chưa đem lại nhiều phúc lợi cho hoạt động kinh tế công cộng cũng như phục vụ lợi ích dân sinh.
Người dân lạc quan vào nền kinh tế nên chi tiêu nhiều hơn và đề án tăng lương được duyệt cách đây 2 năm đã khiến người dân luôn có suy nghĩ rằng thu nhâp sẽ được cải thiện nhiều hơn! Họ sẽ chi tiêu nhiều hơn! Cầu tăng cao trong khi đấy nền kinh tế không tăng trưởng kịp để đáp ứng nhu cầu. Chúng ta buộc phải nhập hàng hóa về để phục vụ nhu cầu.
Lạm phát tăng cao xuất phát từ các tác động của nền kinh tế thế giới:
- Biến động giá dầu mỏ
- Dự báo khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới khiến giá gạo tăng găp 2 lần chỉ sau 3 ngày.
- Thiên tai dịch họa trong nước tràn lan (long móng lở mồm)
- Cung tiền quá lớn khiến sức mua của tiền giảm
- Tiền vnđ mất giá so với ngoại tệ nên giá nguyên vật liệu hay hàng hóa nhập khẩu tăng. (cũng may cho chúng ta là vừa rồi kinh tế Mỹ cũng suy thoái và cục dự trữ liên bang phải liên tục cắt giảm lãi suất đô la và bơm tiền vào nền kinh tế để cứu vãn nền kinh tế nên U mất giá tương đối đấy ạ).
Như vậy, với những tác động đó thì doanh nghiệp phải đẩy giá bán lên để phù hợp với chi phí. Người dân sẽ chuyển sang tiêu dùng hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống và chi tiêu hợp lý hơn với các loại hàng hóa chưa có nhiều biến động về giá.
Tình trạng kinh tế này dẫn đến hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra không có người mua do người tiêu dùng chuyển hướng sử dụng và chuyển nhu cầu hiện tại ra tương lai.
Chính phủ cắt giảm đầu tư, tích cực thu tiền về nền kinh tế lại thiếu tiền để phục vụ nhu cầu. Điều này khiến cho nền kinh tế không thể tăng trưởng được do tác động kép của 2 vấn đề trên.
Lãi suất ngân hàng quá cao khiến cho đầu tư vào nền kinh tế ngưng trệ
Các yếu tố đó làm cho nền kinh tế suy thoái!
vào năm 2005 - 2006 khi mà lạm phát đã chạm ngưỡng 2 con số chúng ta giải thích rằng do chúng ta đưa ra giỏ hàng hóa không phù hợp với các nước khác. Nhưng thực tế thì những người điều hành nên phải quan tâm đến tác động của giá lương thực của người dân chứ! Đến khi gía lương thực biến động quá cao thì tác động của lạm phát mới rõ rệt và người dân thực sự lao đao. Và điều mà chúng ta không ngờ đến là chúng ta lại phải nhập khẩu muối (chúng ta thiếu đến 30% nhu cầu trong nước và đuợc giải thích rằng do nhu cầu muối sử dụng trong các ngành sản xuất tăng cao và năm này mát qúa)
Hàng hóa xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là do các ngành sản xuất thâm dụng lao động gồm: dệt may, nông nghiệp, khoáng sản thô, hàng mỹ nghệ...
Giá trị gia tăng hàm chứa trong các sản phẩm đó không cao và khi chi phí đầu vào biến động thì chúng ta quay sang đổ lỗi cho bản thân đang hoang phí và tự nhủ chúng ta nên cắt giảm nhu cầu cần thiết???
Chúng ta luôn tâm đắc sự vận động của sự vật hiện tượng trong triết học mà không chủ động tác động trực tiếp vào nó: sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
Chúng ta tự hào về Lao động Việt Nam cần cù chăm chỉ và thông minh nhưng chúng ta chỉ làm thợ may, làm nông dân hái cà fê, làm thợ thủ công đan lát??? chúng ta không có nhiều kỹ sư đóng tàu, kỹ sư thiết kế, đồ họa, phần mềm, sinh học.. Các lĩnh vực mà giá trị gia tăng hàm chứa rất nhiều trong sản phẩm.
Chúng ta đang phát triển! Việc làm cho đất nước 86 tr dân là vấn đề to lớn cần phải giải quyết nhưng chúng ta không quan tâm đến chất lượng đào tạo nhân lực chúng ta chỉ quan tâm đến bao nhiêu cử nhân/1000 dân mà chúng ta không quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả.
Đấy là sự lãng phí! Lãng phí lớn nhất của nền kinh tế mà không phải ngay lập tức chúng ta tiết kiệm được ngay. Chúng ta cũng có rất nhiều cá nhân kiệt xuất nhưng không có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nên chúng ta mất đi quá nhiều cơ hội để có thể có được tiềm năng phát triển các ngành hấp thụ nhiều chất xám.
Chúng ta chỉ mong vài tỷ đô la kiều hối để tăng dự trữ quốc gia để trang trải nhập siêu của nền kinh tế và trả nợ vay chiính phủ mà không có tác động để kiều bào về giúp đất nước. Chúng ta quá dè dặt trong vấn đề này: Họ về nước không cho họ mua nhà (giờ được thuê 50 năm hay sao ấy) thì họ về làm gì!
Chúng ta bảo chúng ta phát triển chậm nên đi tắt đón đầu nhưng thực tế cho thấy rằng các nước khác đang đi theo đường thẳng tiến về phía trước với tốc độ tên lửa và chúng ta cũng đứng trên đưòng thẳng đó và chạy bộ! Vậy thì chúng ta lấy đâu ra đường tắt hay là chúng ta đang hình dung ra bước nhảy alpha trong truyện đô rê mon. Chúng ta đang đón đầu được ai! Vị trí của chúng ta không hề được thay đổi trong thời gian vừa qua so với các nước trong khu vực kể cả chỉ số phát triển con người lẫn thu nhập bình quân đầu người. Không phải là chúng ta thụt lùi mà họ chạy nhanh quá.
Kiều bào, các nhà nghiên cứu khoa học đang cư trú tại nước ngoài! Những người được hưỏng nền giáo dục hiện đại, có kinh nghiệm phát triển kinh tế và trải nghiệm ở các nước phát triển là cơ hội cho chúng ta tận dụng được lợi thế đi tắt nhờ bước nhảy alpha thay vì chúng ta thừa hưởng những công nghệ vứt đi mà chúng ta tự hào là hợp tác trao đổi công nghệ. Đấy là lãng phí
Các bạn đang bảo tôi xa đề! Thực sự không phải thế! những vấn đề mà tôi nói đến khi nền kinh tế có được thì những cá nhân ấy sẽ tạo nên các thực thể doanh nghiệp vững mạnh và khoa học một hệ thống ngân hàng hiện đại và một thị trường chứng khoán trong sạch.
Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ! Không khí sôi sục toàn dân kháng chiến và xây dựng tổ quốc giàu mạnh đã qua đi. Bộ máy quản lý hành chính quá yếu kém và tham nhũng tràn lan khiến cho mỗi cá nhân chúng ta đều tìm cơ hội để tự phân phối lại thu nhập cho mình chứ không thông qua ngân sách. Tác động này cũng là lãng phí của nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp.
Tôi đã từng đề cập đến việc chúng ta sẵn sáng sử dụng điện thoại công ty thay vì sử dụng điện thoại riêng của mình là một yếu tố làm tăng chi phí trong doanh nghiệp nhưng mỗi cá nhân chúng ta cũng tự hiểu được chúng ta phải cải thiện thu nhập nhờ tiết kiệm được chi phí cho bản thân và như vậy doanh nghiệp gánh chịu thay cho chúng ta. Mỗi cá nhân đều có mối quan hệ với nền kinh tế thì lãng phí ở cấp độ nào cũng gây ra tác động dây chuyền lãng phí đến các đối tượng trong nền kinh tế.
Chúng ta đề cập đến tiết kiệm chi phí thì trước hết chúng ta hãy nghiên cứu và tìm nguyên nhân gây lãng phí và tìm cách giải quyết chứ không thể dựa vào sách vở cũng như chúng ta cần các nguồn lực thực sự có khả năng.
bên cạnh đó! Nỗ lực của từng cá nhân sẽ làm biến chuyển cơ sở hạ tầng nền kinh tế và có tác động tích cực đến kiến trúc thượng tầng.
công việc của tôi mang nặng lý thuyết hơn là thực tế! Tôi cũng đã làm việc ở vài doanh nghiệp nhưng thực tế đề tài này quá rộng và cũng khó đưa ra được làm thế nào để phát triển bền vững trong hoàn cảnh này! Tôi mong nhận được các dẫn chứng thực tế và bàn cãi sâu hơn trong vấn đề này!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
sukyo

sukyo

Gã lang thang cô đơn...
6/5/08
501
3
18
Rừng xanh.....
To Lady1983: Cảm ơn bạn về những phân tích trên nhưng đó chủ yêu là trong quản lý vi mô mà một DN cần biết. Nhưng Bạn nói thêm về quan điểm chi phí trong DN kỹ hơn được không?
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
Doanh nghiệp!

To Lady1983: Cảm ơn bạn về những phân tích trên nhưng đó chủ yêu là trong quản lý vi mô mà một DN cần biết. Nhưng Bạn nói thêm về quan điểm chi phí trong DN kỹ hơn được không?

Ừm thực ra thì tôi thực sự không có nhiều kinh nghiệm với tình hình hoạt động các doanh nghiệp dù tôi đã có quan sát hoạt động của nhiều công ty và tôi cũng đã làm việc. Tôi cũng có thể thông tin trực tuyến đến BLĐ và có đưa ra nhiều ý kiến về các vấn đề về quản trị! Tôi không dám đưa ra vì thực sự có nhiều luận điểm và góc nhìn để có thể đưa ra quyết định phù hợp hay không phù hợp.
Trước tiên, tôi đề cập đến 1 doanh nghiệp mà tôi biết rất rõ mà người chủ có quan hệ anh em với tôi.
Anh ta thành công với việc buôn bán thương mại sắt thép hình từ kim loại màu các loại và anh ta mở thêm một công ty mới sản xuất từ kim loại trắng. Thành công đầu tiên không thể đánh giá là anh ta không giỏi nhưng cũng có sự may mắn ở ngành hàng của anh ta đang kinh doanh là sắt thép mà mặt hàng này luôn có tính khan hiếm và giá liên tục tăng, nhu cầu lớn. Dù buôn bán thương mại nhưng anh ta vẫn có đủ số vòng quay hàng tồn kho để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận mong muốn. Sau 4 năm anh ta đã tích luỹ đuợc gần 10 tỷ. Nhưng:
Tham vọng anh ta không dừng tại đó! Anh ta mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất mà không tham khảo ý kiến một ai! Anh ta thích là anh ta làm và anh ta mở thêm 1 công ty nữa chuyên sản xuất sản phẩm từ kim loại trắng. Sai lầm bắt đầu từ nhiều khía cạnh;
Đã có người khuyên anh ta nên đầu tư dây chuyền công nghệ luyện kim đen để đầu tư theo chiều sâu (ngành dọc) hơn là đầu tư mở rộng đa dạng hoá kinh doanh với sản phẩm là hàng tiêu dùng nhưng không thiết yếu và đã có nhiều thương hiệu chiếm lĩnh thị trường.
Thành công ban đầu khiến cho anh ta tưởng rằng anh ta có thể làm hết được tất cả mọi việc và anh ta huy động tất cả nhân lực trong gia đình để làm việc dưới quyền kiểm soát của anh ta không theo 1 quy trình chuẩn nào để hình thành nên một công ty có tổ chức khoa học.
Động lực cho anh ta đầu tư là việc anh ta nhẩm tính rằng giá vốn của anh ta sản xuất ra (tất cả các chi phí ngoại trừ các chi phí tôi sẽ giới thiệu dưới đây) thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường khoảng 700k. Và nếu anh ta bán thấp hơn 1-200k thì anh ta có lợi thế về giá và anh ta hy vọng thu lời được 500k/ sản phẩm và nhanh chóng chiếm được thị trường.
Anh ta cũng khôn khéo đặt thương hiệu cho anh ta bằng cách lấy 2 tên của sản phẩm cùng loại tách ra và ghép lại nghiễm nhiên không trùng với ai và hy vọng được người mua hiểu nhầm.
Và đến đây vấn đề chi phí mới thực sự nẩy sinh:
Dây chuyền mới hoạt động có 30% công suất nhưng sản phẩm đã chất đầy xưởng. Anh ta ký hợp đồng thuê 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm với giá 11.000 k/ tháng và hy vọng cửa hàng này sẽ tiêu thụ số lượng sản phẩm như anh ta mong muốn.
Tất cả cũng chỉ vì bỏ qua chi phí và tiết kiệm chi phí cũng như không hiểu rõ được bản chất của hoạt động sản xuất. anh ta đã bỏ qua:
- Chi phí môi giới bán hàng qua đại lý
- Chi phí nhân viên kinh doanh
- Chi phí hàng tồn kho đại lý
Và nếu tính khơi khơi thì việc nhẩm tính 3 chi phí này cho việc anh ta có thể trụ vững trong ngành hàng anh ta đang kinh doanh đã khó rồi chứ chưa nói đến anh ta có thể thành công như kinh doanh thương mại.
Và nực cười hơn ở chỗ là anh ta luôn có quan điểm là tiền nong đã sẵn việc gì chẳng xong. Khi nhà máy sản xuất của anh ta đã đi vào sản xuất thì anh ta đề nghị tôi làm hồ sơ hoàn thuế cho anh ta và tôi chỉ nhận được 1 cái hoá đơn thép C 120.000.000 mà tổng giá thành công trình của anh ta là 4.000.000.000 đ
Tôi đề nghị anh cho tôi xem thiết kế và dự toán cũng như nhật ký xây dựng công trình và địa chỉ những nơi anh mua hàng để tôi đi đòi hoá đơn về để hoàn thuế thì anh ta bảo: em cứ tính cho anh cần bao nhiêu nguyên vật liệu? mỗi loại bao nhiêu? ... anh đi mua hoá đơn về là hoàn thôi mà!
Tôi giải thích rằng: Khi người ta bán cho anh, anh chưa lấy hoá đơn nhưng người ta - đại đa số đã tính thuế vào đấy rồi nên không việc gì phải đi mua hoá đơn mà mình cứ đến đấy mà viết hoá đơn thôi ạ!
Anh ta đã gạt ý kiến của tôi và bảo: thôi để anh thuê mấy đứa bên thuế về nó làm! mình hoàn hơn 200 tr thì cho nó 20 tr là xong chứ gì!
Câu chuyện của tôi đang dẫn chứng cho các bạn đến một điều! Các chủ doanh nghiệp họ cũng muốn tiết kiệm lắm nhưng họ bỏ ra quá nhiều chi phí để tiết kiệm được 1 chi phí ít hơn.
1 thói quen cực kỳ khó bỏ của những doanh nghiệp tư nhân việt nam hiện nay là kinh doanh theo nhẩm tính; Nghĩa là nhẩm trong đầu thấy lợi thì làm chứ không suy tính trước sau và họ bỏ qua quá nhiều chi phí sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện và dẫn đến tình trạng rất nhiều doanh nghiệp được thành lập nhưng không mấy doanh nghiệp TNHH 2 thành viên có thể tồn tại được. Điển hình nhất là các kỹ sư CNTT ra trường là mở cửa hàng buôn bán máy vi tính, các cử nhân luật mở văn phòng luật sư... Đã có vài tấm gương thành công từ các lĩnh vực ấy khi mới ra trường được trích đăng trên báo nhưng các bạn hãy quan tâm đến mỗi năm có ~200.000 sinh viên tốt nghiệp.
Và thói quen khó bỏ thứ 2 của các doanh nghiệp tư nhân (TNHH 2 thành viên - cổ phần nhỏ) là chẩy bửa trong việc gối nợ với những nhà cung cấp.
Chiếm dụng vốn của đối tác là hoạt động không thể thiếu với thực thể kinh doanh nhưng cần phải có mức độ hợp lý vừa phải và phải kết hợp với kế hoạch vốn lưu động khoa học để tạo dựng niềm tin cho nhà cung cấp. Đã có doanh nghiệp làm mất lòng tin nhà cung cấp đến mức mà nhà cung cấp không cho nợ dù chỉ một xu và còn tuyên bố thẳng "thà không có ai mua thì để thế chứ nhất quyết không bán nợ cho bọn mày"!
Đấy là những người chủ doanh nghiệp! Họ loay hoay tìm cách tiết kiệm để mong thu lợi nhiều nhất nhưng vô tình họ tạo ra những chi phí lớn hơn chi phí họ tiết kiệm được.
Còn về bản thân chúng ta những người đang làm công việc kế toán thì theo thống kê mỗi nhân viên chúng ta khi ban hành 1 văn bản luật mới thì chúng ta mất đến 1050 h để nắm bắt trong khi đó Trung Quốc chỉ mất có hơn 800 h. Chúng ta đừng nghĩ Trung Quốc hiện đại như thế mà còn mất 800 h. Vì bảng chỉ số không dừng lại ở đó mà đầu bảng là singapo với 30 h để nắm rõ luật. Như vậy, một nhân viên của Sing chỉ mất hơn 1 ngày la có thể nắm bắt được văn bản luật vừa ban hành thì 1 nhân viên Việt nam mất gần 2 tháng.
Thứ nhất: văn bản luật của Việt Nam ban hành quá nhiều và thay đổi liên tục có quá nhiều người nhàn rỗi ngồi để nghĩ ra văn bản này thay thế cho văn bản kia. (bản thân tôi cũng chưa thấy được sự tiện lợi trong việc phân làm 2 cách hoạch toán cho các doanh ngiệp hiện nay QĐ 15/48) trong khi đó thì nhân viên kế toán nào cũng phải tìm hiểu 2 văn bản này cùng một lúc vì biết đâu ngày nào đó mình phải làm theo văn bản này chứ không phải văn bản kia.
Mà thể hiện rõ nhất là trong diễn đàn hỏi đáp chúng ta cũng chỉ trỏ cho người nào đấy hỏi về 1 vấn đề gì đấy thì chúng ta chỉ giới thiệu cho họ tài liệu để đọc thay vì chúng ta giải thích cho họ hiểu được ý nghĩa của nội dung văn bản vì không phải ai đọc cũng hiểu!
Các bạn (có thể không phải là tất cả) và tôi (đã từng) làm việc liên quan đến kế toán và có mấy ai trong các bạn nghĩ rằng kế toán không đơn thuần là thủ tục chấp hành luật pháp và đóng góp ngân sách. Mấy người nghĩ hơn nữa là kế toán là trốn thuế để thu lợi cho doanh nghiệp và ông chủ trả lương cho bạn từ nguồn đó. Nhưng trên hơn nữa có mấy người đã từng nghĩ rằng mình là những chiến lược gia về tài chính là nguồn cung cấp thông tin quản trị. Ngoài kỹ năng định khoản, lên sổ kế toán chúng ta cần nói thay các con số cho ban lãnh đạo và chúng ta cải thiện con số đó ở kỳ sau thế nào?
Chúng ta luôn bằng lòng với quan điểm kế toán là kế toán và chỉ phục vụ cho mục đích thu. Tôi đã từng tranh cãi về khấu hao và ý nghĩa cũng như tác động của khấu hao đến dòng tiền của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính và ý kiến cho rằng khấu hao là khấu hao và việc trích khấu hao đơn thuần chỉ là phương pháp ghi nhận chi phí phát sinh phù hợp với kỳ tính thuế theo văn bản quy định... Như vậy, ngay cả bản thân chúng ta những ngừơi đang đề cập đến vấn đề tiết kiệm chi phí thì vốn kiến thức cũng như khả năng nắm bắt vấn đề về luật pháp của mỗi cá nhân chúng ta cũng đã tạo nên nhiều chi phí không hợp lý đối với doanh nghiệp hiện nay.
Một xu thế hiện nay là các doanh nghiệp thường đầu tư với quy mô đầu tư quá lớn nhưng không đem lại hiệu quả hay công suất không đáp ứng được quy mô đầu tư. Họ xây 1 nhà xưởng rộng lớn nhưng chỉ đặt mấy cái máy lèo tèo và đi vào chỉ thấy thấp thoáng mấy công nhân. Họ sẵn sàng vay hàng chục tỷ đồng để đầu tư vào xây dựng cơ bản trong khi máy móc và công suất không đạt mức yêu cầu và thường xuất hiện "nút cổ chai" trong quá trình ssản xúât. Khối lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ không qua được điểm hoà vốn và khoản vay dần được chuyển sang quá hạn và nguy cơ vỡ nợ vì vốn lưu động càng ngày càng thâm hụt.
Bên cạnh đó cách bố trí dây chuyền công nghệ để phù hợp và có khoa học nhất cũng chưa được các ông chủ này chiếu cố xem xét. (thường chỉ xuất hiện các doanh nghiệp nhỏ - tư nhân)
Mâu thuẫn muôn đời giữa người lao động và ông chủ là thu nhập của họ nên các doanh nghiệp hiện nay có sự biến động nhân lực rất lớn và biến động nhân lực cũng tạo nên nhiều chi phí không hợp lý cho doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố tạo nên vấn đề này và chúng ta cũng nên biết để tránh cho doanh nghiệp mình ổn định về nhân lực:
- Nhân viên không có tác phong công nghiệp; luôn có thái độ tự bằng lòng về mình; gây bè, kéo cánh và tạo vị thế cục bộ và tồn tại dựa trên sự khôn khéo về cư xử hơn là thực lực. Vì thế khi xuất hiện nhân viên mới thì ngay lập tức bị nhóm này tẩy chay và đâm sau lưng vì không phù hợp với "cơ chế" đang vận hành.
- Các ông chủ keo kiệt "vắt nước không lọt tay" có thói quen "cả vú lấp miệng em" vẫn giữ đơn giá tiền lương cho người lao động từ năm 1995 đến giờ. Thái độ này khiến việc nhân lực được tuyển vào doanh nghiệp như "bắt nhái bỏ đệm" (đây là nguyên nhân dẫn đến 70% nhân lực trong doanh nghiệp biến động)
- Ngoài ra các yếu tố khác như: môi trường cảnh quan công sở; quy mô; loại hình doanh nghiệp cũng là yếu tố làm biến động nhân lực (thường nhân viên văn phòng).
Các doanh nghiệp hiện tại cũng chưa hình dung ra được cách sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh một cách có hiệu quả mà họ chỉ cuống lên đi vay tiền ở ngân hàng khi thiếu tiền chứ không hề nghĩ đến việc sử dụng vốn chiếm dụng tạm thời này để phục vụ cho các chỉ tiêu tăng trưởng cũng như đem lại nguồn vốn lớn hơn ở tương lai để có được thặng dư vốn sau khi thanh toán nợ! Và như vậy vô hình chung xuất hiện nhiều chi phí bất hợp lý dù rằng nó vẫn phục vụ hoạt động kinh doanh nhưng không đem lại nhiều hơn chi phí nó bỏ ra: Doanh nghiệp vay tiền mua ô tô con cho xếp đi; vay tiền mua các tài sản xa xỉ phẩm khác như: máy giặt, ti vi, tủ lạnh...
Đấy gần như là tình trạng chung và phổ biến tại các doanh nghiệp TNHH - cổ hần vừa và nhỏ hiện nay còn nhiều vấn đề nữa nhưng tôi chưa quan sát thấy tôi hy vọng sẽ đuợc các bạn chia sẻ!
 
Sửa lần cuối:
tonbatuong

tonbatuong

Trung cấp
10/10/03
70
0
8
An giang
Vừa qua là những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế không bền vững cho mọi người trong giai đoạn tiền khủng hoảng nguồn cung năng lượng và lương thực (ở các nước và cả VN trong 10-20 năm nữa !)
; do thiếu kiểm soát và cắt giảm sự hoang phí đấy... Với VN, vừa mới " lên hạng" lại phải xuống...vì chưa tạo ra của cải và hàng hóa nhiều!!! 2 Lúa mà... và không có giá ! (như giá đất đai VN và cả CK lên " rất nóng", khiến ai cũng ham đầu cơ để rồi ... thức tỉnh vì bán cho ai?)
 
tamnt07

tamnt07

Sống đơn giản, lấy nụ cười làm căn bản!
21/3/07
5,621
618
113
The Capital
Đề tài này rộng quá và là vấn đề muôn thuở của các doanh nghiệp.
Mình chỉ xin đề cập đến một mảng rất nhỏ trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, đó là chi phí văn phòng phẩm.
Những điểm cần chú ý trong chi phí văn phòng phẩm, mình xin kê ra một số:
1. Đầu tiên, tìm nhà cung cấp văn phòng phẩm, doanh nghiệp phải đi khảo sát giá cả, chất lượng... xem chỗ nào vừa rẻ, vừa tốt, hàng phong phú, vận chuyển nhanh, cho nợ... (khó kiếm quá nhỉ hì hì...)
2. Người đi mua: phải trung thực, trách nhiệm, không bớt xén, ăn %,....
3. Mua về rồi bảo quản, sắp xếp, lưu kho như thế nào.
4. Chế độ cấp phát ra làm sao cho hợp lý (phụ thuộc vào định mức sử dụng tuỳ từng bộ phận, tuỳ từng công ty)
5. Quản lý nhu cầu sử dụng: Nhân viên nào có nhu cầu thì đăng ký với bộ phận hành chính, nếu có thì duyệt cấp, không có không còn thì tập hợp lại, hàng tháng chẳng hạn lên lịch đi mua.
6. Quy chế sử dụng cho từng loại văn phòng phẩm (loại cấp thường xuyên, cấp theo yêu cầu- tuỳ từng bộ phận, loại hình nhân viên, cấp bậc nhân viên; cấp theo nhu cầu thời điểm...)
7. Quản lý các đồ dùng văn phòng lớn (vì có liên quan đến sử dụng văn phòng phẩm) như máy in, máy huỷ tài liệu, máy vi tính, máy photocopy, fax, điện thoại, máy dập ghim, máy đóng gáy, bàn ghế, điều hoà nhiệt độ....
Mời mọi người cho biết ý kiến từng phần, có kinh nghiệm gì thì chia sẻ cho mọi người với nhé!
 
Y

YDnS

Guest
Theo tôi ý kiến này chí lý

Trích từ bài "Hoạt động mùa thử lửa" trên Thesaigontimes.vn



Theo tôi biện pháp này có thể có tác dụng kiểm soát nhất định ở khía cạnh làm cho nhân viên "cẩn thận" hơn khi đề xuất chi tiêu và phần nào đó làm cho người giám đốc an tâm hơn vì nghĩ rằng mình kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, biện pháp này có những hạn chế như:
- Thụ động: Khi đã phát sinh phải chi rồi mới kiễm soát thì nhiều khi đã muộn rồi. VD: chi phí điện thoại dù cho là thấy cao đi nữa thì không chi cũng không được.
- Hiệu quả chưa chắc cao: Xét về tổng thể người giám đốc bị kéo vào các sự vụ như thế này thì không có thời gian cho các vấn đề mang tính chiến lược; nhiều khi không có thời gian xem xét khi có nhiều phát sinh thì vấn đề duyệt chỉ còn là hình thức.

Ý kiến các bạn thế nào ? Biện pháp nào hay hơn ?


Theo tôi ý kiến này chí lý

Đúng là dân kế toán, thấy giá cả tăng cao là đòi cắt giảm chi phí; Nhưng giám đốc nghĩ gì ? làm cho chi phí sinh lời cơ.

Xét ở khía cạnh vĩ mô thì nền kinh tế muốn phát triển không thể không kích thích chi tiêu được, Mong các bác xem lại
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Lostly

Lostly

Trung cấp
Trong thời kỳ khó khăn như hiện nay Công ty tôi cũng đã tiến hành một số biện pháp để kiểm soát chi phí như sau xin post lên cho mọi người cùng góp ý (Công ty Thương mại).
1.Phân loại và xác định những khoản mục chi phí
- Chi phí Marketing
- Chi phí vận chuyển hàng hoá
- Chi phí Xăng xe, Công tác phí
- Chi phí lương Nhân viên
- Chi phí đầu tư
- Chi phí tiếp khách, quan hệ
- Chi phí nghỉ mát, lễ
- Chi phí văn phòng phẩm
- Chi phí thuê Văn phòng ...
2. Xác định tỷ lệ chi phí trên tổng chi phí
3. Xác định chi phí nào cần kiểm soát chặt hơn, chi phí nào cần lưu ý tiết kiệm.
4. Tiến hành thực hiện tại các phòng ban của Công ty.
Sau khi có cái nhìn tổng quát Công ty tôi đã thực hiện như sau:
1. Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản chi phí dành cho Marketing (yêu cầu cán bộ thực hiện đánh giá thường xuyên và bộ phận lãnh đạo trực tiếp đánh giá với thời gian dày hơn)
2. Yêu cầu các cán bộ công ty lập kế hoạch Công tác định kỳ trước 03 tháng và theo từng tuần, từng tháng kết hợp công tác để giảm thiểu chi phí đi lại
3. Đánh giá lại tình hình tài chính và rút bớt một số hạng mục đầu tư chưa mang lại lợi nhuận hoặc thu hồi vốn lâu.Đánh giá lại tình hình tài chính của Công ty và tăng cường rút ngắn vòng quay các khoản thu nợ.Quyết liệt hơn với các khách hàng có biểu hiện chậm trễ trong việc thanh toán.
4. Không thể giảm chi phí lương nhân viên thậm chí còn phải tăng lương định kỳ trước thời hạn để người lao động có thêm thu nhập đối phó với tình hình lạm phát. Rút bớt khoản chi phí đi nghỉ mát thay vào đó chuyển cho người lao động 50% bằng tiền và 50% còn lại phân bổ thay thế cho khoản tiền lế tết như vậy cũng dư ra khoảng 1/3 tổng số tiền chi cho các năm.
6. Các chi phí văn phòng phẩm, điện, nước.. không lớn nên khuyến cáo sử dụng một cách hợp lý ( VD:Nên bật điều hoà lúc 9h sáng trở đi và tắt trước khi về 45 phút, thông báo theo dõi chặt chẽ các số điện thoại không phải gọi cho khách hàng..)
7. Xác định mục tiêu chính là giữ vững và tăng doanh số đầu ra đồng thời trao đổi với cán bộ nhân viên trong công ty để tăng cường tính chuyên nghiệp trong công việc và tự giác tiết kiệm.
Sau 05 tháng đánh giá cũng thấy giảm được khoảng 7% so với năm trước nhưng cái được lớn hơn là ý thức của mọi người và guồng máy công ty được vận hành tốt hơn, Cái mất là cũng phải cho nghỉ một vài người vì ý thức kém.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA