Kiểm soát và cắt giảm chi phí

  • Thread starter HaiTam
  • Ngày gửi
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Trong thời buổi bão giá này, hầu hết các ông chủ doanh nghiệp đều cho rằng muốn trụ được thì phải kiểm soát và cắt giảm chi phí. Với vai trò là những người quản lý "túi tiền" của doanh nghiệp chúng ta sẽ phải làm gì ? làm như thế nào để giúp sếp ?

Mình mong muốn rằng sau khi thảo luận xong thông qua chia sẻ tất cả chúng ta sẽ có một tài liệu tương đối (cẩm nang) về chủ đề kiểm soát và cắt giảm chi phí.

Nội dung thảo luận: kinh nghiệm thực tế thực hiện tại đơn vị bạn; kiến thức liên quan; tài liệu tham khảo (sách, web, ...)
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,125
522
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
Đây là tài liệu quản trị chi phí trong DN
 

Đính kèm

  • quantrichiphitrongdn-ctu.rar
    60.4 KB · Lượt xem: 518
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Trích từ bài "Hoạt động mùa thử lửa" trên Thesaigontimes.vn

lúc này phải siết, hồi trước mua tài sản 100 triệu đồng, giám đốc thành viên có thể quyết, nhưng giờ chi 2 triệu tôi cũng duyệt.

Theo tôi biện pháp này có thể có tác dụng kiểm soát nhất định ở khía cạnh làm cho nhân viên "cẩn thận" hơn khi đề xuất chi tiêu và phần nào đó làm cho người giám đốc an tâm hơn vì nghĩ rằng mình kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, biện pháp này có những hạn chế như:
- Thụ động: Khi đã phát sinh phải chi rồi mới kiễm soát thì nhiều khi đã muộn rồi. VD: chi phí điện thoại dù cho là thấy cao đi nữa thì không chi cũng không được.
- Hiệu quả chưa chắc cao: Xét về tổng thể người giám đốc bị kéo vào các sự vụ như thế này thì không có thời gian cho các vấn đề mang tính chiến lược; nhiều khi không có thời gian xem xét khi có nhiều phát sinh thì vấn đề duyệt chỉ còn là hình thức.

Ý kiến các bạn thế nào ? Biện pháp nào hay hơn ?
 
Sửa lần cuối:
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Trong tình hình hiện nay nói cắt giảm chi phí thì tôi cảm thấy là điều không tưởng. Chỉ có điều là tiết kiệm và tiết kiệm thế nào mà thôi.
Cách đây 5 năm khoán 150.000đ/1 tháng/1 máy điện thoại di động là con số khả thi còn bây giờ tuy rằng cước điện thoại có rẻ hơn nhiều nhưng mấy ai dùng đủ cái con số 150k ấy hay toàn phải bù thêm. Vì sao ư! Vì sự phát triển của xã hội. Ai ai cũng điện thoại di động thậm chí con cái còn đang đi học phổ thông cũng có.... còn tiền điện và tiền nước, chi phí văn phòng .... tất cả những cái đó ngày sẽ càng dùng nhiều lên vì xã hội tiên tiến mọi đồ dùng tiện lợi hơn sẽ đi kèm theo các chi phí gia tăng thế nên cắt giảm chi phí với tôi là không thể.
Không cắt giảm được chi phí thì chúng ta làm gì? Chúng ta buộc phải tiết kiệm.
Trước hết chúng ta tiết kiệm nhân công. Trước đây một Cty thường có bộ máy cồng kềnh . Một tháng vài cái văn bản, thư báo đến và đi cũng cần 1 lao động thì bây giờ chúng ta có thể để một ai đó như bộ phận bảo vệ kiêm thêm hay cô phục vụ văn phòng kiêm thêm là điều có thể được.
Thứ hai bộ phận bảo vệ thường phải có ít nhất 5 nguời thay nhau. Đi kèm thêm 5 người đó là chế độ bảo hiểm, lễ tết và các chi phí khác liên quan.... khi xảy ra mất mát nọ kia thì cũng chỉ làm cái biên bản là hết cùng lắm phạt thưởng năm đó rùi mất vẫn hoàn mất . Giờ thì ta lại có thể thuê đơn vị bên chuyên làm dịch vụ bảo vệ. Một tháng bao nhiêu tiền trọn gói thế là xong, không bảo hiểm, không lương theo doanh thu. Doanh thu cao hay thấp cũng vẫn có thế , hàng mất thì lập biên bản và được hoàn trả theo ngữ cảnh cụ thể. Hic ( Nói đến đây thế nào mấy bác bảo vệ cũng tìm đập cho mình mấy nhát)
Tiếp theo là đến nguyên vật liệu............ Mai viết tiếp nhé! lv tiếp đã.
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Trong tình hình nền kinh tế lạm phát như hiện nay, hầu hết các công ty đều đưa ra các chính sách cắt giảm chi phí tối đa. Tuy nhiên, tôi thấy cũng không hiệu quả cho lắm. Ví dụ ở một công ty X. Giám đốc lệnh cho nhân viên phải tiết kiệm tối đa trong việc in ấn tại công ty. Toàn bộ nhân viên sẽ phải in giấy 1 mặt để tiết kiệm, tuy nhiên lại xảy ra 1 việc có 1 nhân viên A đang in giấy 1 mặt nhưng chưa xong, đồng thời lúc đó lại có 1 nhân viên khác in giấy 2 mặt. Và kết quả xảy ra là vừa tốn giấy, vừa tốn mực. Vậy làm thế nào để tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất?

Sẽ có rất nhiều phương án được đưa ra, nhưng ở đây, trước hết tôi đề cập đến ý thức: Bản thân mỗi nhân viên phải tự ý thức và kiểm soát được việc làm của mình trong công việc, ngay từ việc nhỏ nhất.
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Mình xin chia sẻ 2 cách tiết kiệm chi phí:

1. Tiết kiệm chi phí điện thoại: Cái này mình áp dụng ở công ty mình làm trước đây.
- Tổng đài điện thoại hoàn toàn hỗ trợ cho phép chúng ta lập trình hạn chế gọi liên tỉnh, di dộng. Tôi lập trình cho phép máy nhánh nào được gọi, máy nào phải nhập mật khẩu, máy nào ngăn hoàn toàn.
- Thêm một bước nữa: Những nhân viên được gọi mà có mật khẩu, ta sẽ cấp mật khẩu cho từng người. Công ty trang bị phần mềm nối máy tính và tổng đài chuyển toàn bộ nội dung các cuộc gọi ghi nhận đầy đủ thông tin máy nhánh, tài khoản, thời gian gọi, số gọi, ... . Ta hoàn toàn có thể xử lý ra báo cáo theo nhiều yêu cầu khác nhau.

Tôi nhận thấy rằng khi thực hiện như thế thì chi phí điện thoại giảm hẳn vì những cuộc gọi sai mục đích sẽ bị cắt giảm ngay.

2. Văn phòng không có cô nhân viên tiếp tân: Cái này mình thấy một công ty đối tác họ làm.
Bạn đi vào công ty trước mắt bạn là một cái kệ, trên đó là một cái điện thoại, kế bên là danh mục số điện thoại nội bộ. Bạn hẹn gặp ai thì nhấc máy gọi số người đó.

Suy nghĩ đầu tiên của mình là tiết kiệm chi phí cho một cô tiếp tân giỏi ngoại ngữ (vì đây là VP nước ngoài) chắc cũng không ít. Các bạn đừng nghĩ chắc công ty nhỏ phải làm thế nhé ! Mình nghĩ văn phòng ở ngay Nguyễn Huệ, tiền thuê chắc cũng cỡ 10.000usd/tháng đấy.
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Mình xin chia sẻ 2 cách tiết kiệm chi phí:

1. Tiết kiệm chi phí điện thoại: Cái này mình áp dụng ở công ty mình làm trước đây.
- Tổng đài điện thoại hoàn toàn hỗ trợ cho phép chúng ta lập trình hạn chế gọi liên tỉnh, di dộng. Tôi lập trình cho phép máy nhánh nào được gọi, máy nào phải nhập mật khẩu, máy nào ngăn hoàn toàn.
- Thêm một bước nữa: Những nhân viên được gọi mà có mật khẩu, ta sẽ cấp mật khẩu cho từng người. Công ty trang bị phần mềm nối máy tính và tổng đài chuyển toàn bộ nội dung các cuộc gọi ghi nhận đầy đủ thông tin máy nhánh, tài khoản, thời gian gọi, số gọi, ... . Ta hoàn toàn có thể xử lý ra báo cáo theo nhiều yêu cầu khác nhau.

Tôi nhận thấy rằng khi thực hiện như thế thì chi phí điện thoại giảm hẳn vì những cuộc gọi sai mục đích sẽ bị cắt giảm ngay.
Chi phí mua phần mềm máy tính nối mạng, chi phí quản lý nó mình nghĩ là tốn hơn cái tiền để cho nhân viên gọi điện thoại đó anh.:wall:
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Chi phí tất cả chỉ có 1tr5 bao gồm phần mềm cài trên 1 máy tính và dây COM nối từ tổng đài vào máy tính. Thế là cứ máy tính mở lên là phần mềm tự động chuyển hết dữ liệu cuộc gọi từ tổng đài về tức thời. Phần mềm sử dụng cực kỳ đơn giản bất cứ mở phần mềm trên máy đều có thể theo dõi các cuôc gọi và muốn tổng hợp phân tích kiểu gì cũng được.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Cách 1 mà anh Tâm đề cập thì tất cả công ty của mình đều áp dụng và khẳng định đây là cách giảm tối đa chi phí địên thọai- cực kỳ hữu hiệu. TUy nhiên, áp dụng cái này thì phải có sử dụng tổng đài điện thọai=> áp dụng cho công ty có nhiều nhân viên. Tổng đài Panasonic giá rẻ nhất giờ cũng phải 20tr/cái.

Cách 2: cũng phải có tổng đài điện thọai. Cách này làm mình nhớ đến lần vào khách sạn newworld, họ cũng áp dụng cách này bớt reception.
Thanks anh đã gợi lại, mình phải đề nghị công ty làm cách này xem sao.

KIểm sóat chi phí:

1/một trong những cách giảm lãi vay đó chính là siết chặt tín dụng bán hàng. Chi phí lãi vay thời gian vừa qua tăng lên đến 2%/tháng và là gánh nặng cho tất cả doanh nghiệp.
Để giảm chi phí này công ty nên siết chặt lại chế độ tín dụng:
-giảm thời hạn nghiệm thu trên hợp đồng.
-việc phục vụ khách hàng phải tốt hơn để nhanh chóng nghiệm thu.
=> tăng thời gian quay vòng vốn sẽ giảm một phần chi phí lãi vay cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng là con dao hai lưỡi nếu siết chặt quá, khách hàng cũng ngán không ký hợp đồng :quiet:

2/Tăng thời gian chiếm dụng vốn :wall: hix...thời buổi lọan lạc, ai nấy phải lo cho bản thân trước. Cách này áp dụng cũng giảm được chi phí nhưng chỉ sợ điện thọai di động của KTT bị cháy máy.

3/Siết chặt hàng tồn kho: việc tồn kho vượt mức sẽ là gánh nặng chi phí cho đơn vị. Tuy nhiên, để áp dụng just in time như nước ngòai họ vẫn làm thì VIệt Nam ta chắc còn khó lắm.

4/Cẩn thận với giá dollar: trong nền kinh tế đô-la hóa như VN, việc đấu thầu các dự án bằng giá tiền VIệt và nhập hàng dự án với giá USD dễ dẫn các Dn đến con đường phá sản. Tốt nhất tình hình USD lên thì cứ chơi theo kiểu chia đôi tỷ giá giữa VCB và thị trường tự do.

5/Mở tài khỏan USD ở NH "đàng hòang" và bán hàng thu tiền ở TK này.
Đợt vừa rồi đi chơi với chú quắn mới biết thông tin: cty A mở tài khỏan USD ở VCB, khi bán hàng thu tiền USD, VCB mua lại với giá của "Nhà nước". Đến khi cty A cần USD (ngay ngày hôm sau), VCB lại bán với giá "thị trường tự do". Xem như 1 USD đã được VCB ăn cướp hết....3000đ/USD:eyepop:

6/Giảm chi phí thuê mặt bằng:
Công ty A thuê 150m2 ở số 8 Nguyễn huệ với giá 60USD/m2 tương đương 9000 USD. Chỉ cần 4500 USD là mình có thể thuê một ngôi biệt thư với diện tích sử dụng gấp đôi( dĩ nhiên vi trí không thuận tiên bằng nhưng rất thỏai mái)

7/Cách cuối cùng: hãy nhờ kế tóan group lại những nhóm chi phí và tính tỷ lệ từng nhóm chi phí trên tổng thể chi phí. Rà sóat lại xem chi phí nào có thể cắt giảm và triệt để cắt giảm. Quân pháp bất vị thân, người không vì mình trời tru ất diêt. Đơt vừa rồi FPT nhà ta đã cho 1000 chú nhân viên lên đường (chiếm 10% lao động) để cắt giảm chi phí tiền lương. Kinh thật
 
Sửa lần cuối:
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Thứ hai bộ phận bảo vệ thường phải có ít nhất 5 nguời thay nhau. Đi kèm thêm 5 người đó là chế độ bảo hiểm, lễ tết và các chi phí khác liên quan.... khi xảy ra mất mát nọ kia thì cũng chỉ làm cái biên bản là hết cùng lắm phạt thưởng năm đó rùi mất vẫn hoàn mất . Giờ thì ta lại có thể thuê đơn vị bên chuyên làm dịch vụ bảo vệ. Một tháng bao nhiêu tiền trọn gói thế là xong, không bảo hiểm, không lương theo doanh thu. Doanh thu cao hay thấp cũng vẫn có thế , hàng mất thì lập biên bản và được hoàn trả theo ngữ cảnh cụ thể. Hic ( Nói đến đây thế nào mấy bác bảo vệ cũng tìm đập cho mình mấy t)

Công ty mình cân nhắc giữa việc thuê bảo vệ và tư tổ chức, CUối cùng cách tự tổ chức vẫn rẻ hơn. BÔng có xem lại giá thuê bảo vệ chưa ? mắc lắm. Vả lại, thuê bảo vệ thì họ chỉ làm bảo vệ mà không chịu làm các việc lặt vặt khác => phải tốn thêm người lo việc sửa bóng đèn, khoan móc... :help: LÚc mất đồ, chưa chắc đã đòi bồi hòan được gì.

tigon nói:
Trong tình hình nền kinh tế lạm phát như hiện nay, hầu hết các công ty đều đưa ra các chính sách cắt giảm chi phí tối đa. Tuy nhiên, tôi thấy cũng không hiệu quả cho lắm. Ví dụ ở một công ty X. Giám đốc lệnh cho nhân viên phải tiết kiệm tối đa trong việc in ấn tại công ty. Toàn bộ nhân viên sẽ phải in giấy 1 mặt để tiết kiệm, tuy nhiên lại xảy ra 1 việc có 1 nhân viên A đang in giấy 1 mặt nhưng chưa xong, đồng thời lúc đó lại có 1 nhân viên khác in giấy 2 mặt. Và kết quả xảy ra là vừa tốn giấy, vừa tốn mực. Vậy làm thế nào để tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất?

Giải quyeết cho Gôn; bảo Giám đốc mua cái máy in đảo chều, in được 2 mặt cùng lúc :beer:
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Tôi chưa thấy ai nhắc đến vấn đề quản lý rủi ro công nợ trong thời điểm khó khăn này, tiết giảm tối đa chi phí là một trong chuổi biện pháp chống chọi với tình hình kinh tế hiện nay. Quản lý công nợ, phòng tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán giống như Bông Bạch Tuyết vừa qua có lẽ mới là ưu tiên hàng đầu của nhà quản lý tài chính tốt bởi trong giai đoạn này công nợ mới tiềm tàng những rủi ro lớn nhất, có hệ luỵ trực tiếp tới vận mệnh của doanh nghiệp. Tuy bài viết của tôi lạc đề so với chủ đề đang đặt ra, nhưng tôi rất mong mọi người cùng thảo luận những biện pháp tài chính chung nhằm ý thức cách hành xử trong hoạt động tài chính - quản lý doanh nghiệp giai đoạn hết sức khó khăn hiện nay. Mong các bạn cho ý kiến.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Sửa lần cuối:
T

tranxuanthien

Guest
27/3/05
99
0
0
Tam Ky
Trong nhiều khoản chi phí cho hoạt động của một văn phòng hiện nay, tôi thấy có mấy khoản có thể cắt giảm và trên thực tế có tính khả thi:
1. Điện thoại: Có mấy lý do khiến chi phí cho điện thoại trở thành một loại chi phí lãng phí tiềm tàng:
- Hiện tượng dùng điện thoại công cho việc tư diễn ra khá phổ biến. Nếu chịu khó rà tìm trong bảng kê cước điện thoại chắc chắn bạn sẽ thấy tổng số cước dành cho việc riêng trong một máy điện thoại bàn không phải là nhỏ.
- Nhiều doanh nghiệp còn định ra mức khoán cước điện thoại cao hơn so với nhu cầu thực tế.
- Trang bị máy điện thoại bàn với mật độ dày đặc, trong khi hầu như hiện nay ai cũng có máy di động.
- Sử dụng điện thoại, Fax sai phương pháp, thiếu chuẩn bị về nội dung, kỹ năng. Chẳng hạn: gọi điện thoại làm việc mà không biết phải nói sao cho ngắn gọn đủ ý, dùng máy fax theo kiểu fax xong VB lại phải tốn 1 cuộc gọi nữa để bên kia xác nhận.
Từ đó có thể đề ra được các giải pháp cắt giảm loại chi phí này (mời các bạn thảo luận thêm)
2. Điện: trụ sở các cơ quan, doanh nghiệp thông thường được thiết kế dùng điện theo kiểu hoành tráng, nghĩa là cường độ ánh sáng dư thừa, một công tắc dùng để bật tắt cho cả dàn bóng đèn. Phong cách dùng điện của đa số nhân viên lại rất chi là “hiện đại”. Ngoài ra dụng cụ tiêu thụ điện cũng chưa được quan tâm ở mức tối ưu về tiêu tốn điện năng về mặt trang bị cũng như sử dụng.
Chừng ấy lý do (chưa hết đâu) trách chi nhà nước hô hào tiết kiệm điện bao nhiêu thì đâu vẫn hoàn đấy.
Nhiều giải pháp đề ra không có gì mới, người ta vẫn đề cập thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng ấy: dùng đèn tiết kiệm điện, thiết bị tiết kiệm năng lượng... vẫn đem lại hiệu quả, nhưng theo tôi cái gốc vẫn nằm trong đầu của mỗi con người: không thể nói suông, phải dùng biện pháp kinh tế mới xong (!)
3. Xăng dầu: Cái này liên quan nhiều đến mấy sếp nghe, nhưng không thể không nói. Nếu chỉ hô hào cắt giảm, nhưng chỉ cắt giảm được các chi phí liên quan đến nhân viên, mà không nhắc chi đến các chi phí chỉ có sếp mới tiêu tốn thì không ổn. Để làm điều này chỉ có một cách, theo quan điểm cá nhân, có tính khả thi là khoán.
Nếu lãnh đạo có tâm, có tầm thì chắc chắn ủng hộ hoàn toàn cho việc cắt giảm khoản phí này.

Còn nhiều khoản mục khác nữa, hẹn quay lại bàn tiếp
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
tiết kiệm chi phí!

Trong nhiều khoản chi phí cho hoạt động của một văn phòng hiện nay, tôi thấy có mấy khoản có thể cắt giảm và trên thực tế có tính khả thi:

Chúng ta đang đề cập đến việc cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp và mở đầu chúng ta bắt đầu bằng việc đề cập đến việc cắt giảm cước điện thoại! sau đấy là cắt giảm bảo vệ! sau đấy là cắt giảm nốt nhân viên lễ tân đánhl; văn thư và thay bằng cô lao công tạp vụ (với doanh nghiệp làng nhàng). Sau đấy chúng ta quan tâm đến vấn đề quản lý tăng trưởng và chi phí! rồi chúng ta đề cập đến cắt giảm sa thải nhân lực; siết chặt hàng tồn kho! siết chặt tín dụng bán hàng tăng cường chiếm dụng vốn...
Thực ra những điều chúng ta đang đề cập không phải là không có khía cạnh đúng nhưng tôi không đồng ý các quan điểm tiết kiệm chi phí bằng cách: giảm cước điện thoại bằng cách theo chân nhân viên xem nó gọi điện cho ai? cắt giảm nhân viên lễ tân, văn thư, đánh máy để chị lao công có thể đảm nhận việc đó. Rồi cắt giảm bảo vệ...
Các phương án trên cần xem xét lại chúng ta đang đề cập đến vấn đề cắt giảm chi phí nhưng để cắt giảm được những chi phí ấy chúng ta cần bao nhiêu chi phí bỏ ra để cắt giảm chi phí ấy???
Bảo vệ, lễ tân là không hẳn là bộ mặt của doanh nghiệp nhưng với một doanh nghiệp đang muốn thể hiện vị thế của mình thì những bộ phận ấy không thể thiếu. Họ biểu hiện lòng hiếu khách, khoa học trong công việc của doanh nghiệp. Cứ không phải ai đến cũng có thể biết được nhìn vào danh bạ để ở trên bàn mà gọi lên từng nhân viên được! đấy là ý tưởng sai lầm! Và nếu chúng ta cho rằng chỉ có những khách hàng và đối tác có quan hệ mới đến làm việc với chúng ta tại trụ sở doanh nghiệp của chúng ta lại càng sai lầm nữa. Tăng trưởng phải đồng nghĩa với có nhiều khách hàng hơn chứ! Chẳng lẽ tôi đến Công ty bạn tôi thấy vắng hoe ở tầng 1 bảo vệ thì hỏi bảo không biết (mà tôi đang là xếp thì việc gì tôi phải hỏi bảo vệ mà phải có người đon đả hỏi tôi với nụ cười dễ mến là dạ thưa chị gặp ai chứ???).
Thứ nữa với tổng đài ngăn chặn cuộc gọi đi được chứ nó không thể tự động chuyển cuộc gọi đến! Nếu như cho rằng nhân viên văn thư lễ tân chỉ là tiếp nhận vài cái công văn hoặc thông báo là sai lầm: Họ là những cô gái dù không có được chuyên ngành để có được thu nhập cũng như công việc như chúng ta nhưng bù lại họ có giọng nói muốn đập đầu vào tường, có con mắt biết nói và có điệu cười làm cho người ta muốn trở lại một lần nữa! và nữa là họ tiết kiệm được chi phí phải lắp cho nhiều máy điện thoại cho nhiều phòng ban vì họ có thể chuyển đựơc cuộc gọi đến thông qua tổng đài! Vậy thì bỏ họ đi chúng ta tiết kiệm được cái gì??? Lễ tân và bảo vệ thể hiện nếp sống công nghiệp bên ngoài của doanh nghiệp chúng ta cần những nhân viên PG sản phẩm nhưng lễ tân và bảo vệ là những PG doanh nghiệp.
Chúng ta đề cập đến quá nhiều chi phí chùa vì nhân viên sử dụng điện thoại để buôn dưa lê nhưng chúng ta lại đưa ra cách xử lý là khóa máy lại bằng mật mã rồi ai có thì mở mà không thì thôi!
Về bản thân tôi nếu mà cứ khoá máy như thế cho dù biết mật mã tôi cũng chẳng dùng để gọi kể cả gọi cho người trong công ty. Tôi đề cao tác phong nhanh nhẹn và hoạt bát trong công việc chứ không phải lúc nào tôi nhấc máy lên cũng bấm vài con số rồi bấm # mới gọi được. Thà tôi cứ dùng di động của tôi cho xong đáng mấy xu! Thế thì thay vì cấm được nhân viên sử dụng điện thoại vào việc riêng thì nó lại gây tắc nghẽn cho nhiều bộ phận. Tôi sẵn sàng bỏ tiền túi ra để gọi cho bạn tôi nhưng tôi không thể bỏ tiền túi ra gọi cho khách hàng của công ty được đâu ạ!
Đấy chỉ là suy nghĩ cá nhân nhưng điều cốt yếu sâu xa của vấn đề này là nhân viên có quá nhiều thời gian rảnh và họ không có việc gì nên gọi điện thoại cho đỡ buồn (vì không phải lúc nào cũng có người rảnh để nói chuyện cùng họ trong cùng văn phòng).
Tôi nói đến đây thì mọi người sẽ nghĩ đến thế thì kiếm việc cho nó làm không nghỉ 4 tiếng mỗi ca là xong!
Vấn đề không đơn giản vậy! Có người có thể ngồi chơi trong thời gian của nhất định của tháng nhưng đến ngày ngươi ta lại bận. Khó mà ước lượng được thời gian hoàn thành công việc của một nhân viên vì tuỳ thuộc năng lực, nhạy bén, nắm bắt cũng như "cách" hoàn thành công việc của họ nữa! đành rằng với mỗi doanh nghiệp họ sẽ có cơ cấu quản trị trực tuyến đến từng bộ phận từng nhân viên nhưng không phải lúc nào công việc cũng phù hợp với số lượng nhân viên hiện có.
Tôi đang nghĩ đến chúng ta nên làm việc ngày 06 h thôi. Nhưng trong thời gian đó chúng ta nên đảm bảo cho ông chủ là chúng ta sẽ làm việc đầy đủ với tư cách là người lao động (thực ra vấn đề này là khó vì với tư cách là lao động thì ai cũng có tư tưởng trốn việc và ông chủ nào cũng muốn chúng ta làm việc10h thay vì 6h). Tôi đã từng được làm việc như thế: sáng từ 8 h -11h và chiều 2h - 5h: không vào nét đọc báo; không gọi điện cho cá nhân không có quan hệ kinh tế với công ty. Nước đặt tại bàn làm việc và không có chỗ dành cho ngồi tụ tập uống nước. Hết giờ rồi thì muốn đi đâu thì đi! Nhưng sau đấy thì lại có vấn đề trong trường hợp này: Múi giờ của Công ty tôi lệch với Công ty khác; Đối tác không thể thu xếp được thời gian để có thể kịp gặp chúng tôi trong giờ chúng tôi làm việc vì vậy một số nhân viên vẫn không được nghỉ sau 5h. Mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện! Rồi dù tập trung làm việc cường độ cao không nghỉ (chỉ uống mấy ngụm nước- ai làm việc người đó) nhưng chẳng may mà xong trước 5 h hay 11h thì thật tồi tệ! Tôi không có việc gì để làm nữa mà cũng chẳng dại bảo tôi đang ngồi chơi! Thế là hý hoáy mở hết cái này cái kia ra đọc nhưng không phải nét mà từ mấy cái file đã lưu mà mắt nhìn đồng hồ! (khi chúng tôi được giao việc thường là đầu tuần và xếp sẽ hỏi lúc nào chúng tôi xong thì chúng tôi phải đưa ra thời gian dự kiến xong- trong thời gian nhanh nhất và chậm nhất; Công việc chúng tôi làm có thể ước lượng được - lập dự án). Nói chung là không quản lý được thời gian rỗi của nhân viên trong công ty nên tốt nên hết nó không có gì làm thì cho nó về sớm nhưng như vậy lại làm mất tính kỷ luật của công ty bấy lâu nay.
Đấy chỉ là ví dụ điển hình để quản lý cước điện thoại như chúng ta đang nói.Có thể tôi đang đi xa đề nhưng chúng ta đang nghĩ quẩn về chi phí này.Việc nhân viên được sử dụng thoải mái "phúc lợi" của Công ty cũng là một yếu tố kích thích tinh thần gắn bó và cống hiến của người lao động. Chúng ta đang đề cập đến việc quản lý "vắt chày ra nước" mà chúng ta cũng nên nghĩ chúng ta là người lao động hãy có suy nghĩ khách quan trong vấn đề điện thoại vì đây là hình thức ngầm trả cho người lao động một khoản khả dĩ. Còn nếu nó vượt quá mức bình thường thì mới đáng lo ngại.
Trước đây! xếp tôi có nói chuyện với tôi khi tôi đề cập đến việc tiết kiệm mấy chi phí này: anh ấy bảo: anh biết bọn nó "thịt" của anh chứ! Nhưng anh để cho bọn nó "thịt". Anh biết nhưng anh không nói! Không phải quản lý chặt quá là tốt đâu em! Cứ thả mấy cái vặt vặt ấy cho bọn nó! Thế bọn nó mới thích làm việc chứ không có gì ướt mồm thì bọn nó phá ngay! (nếu ai đó tinh ý có thể hiểu được câu nói này theo nhiều nghĩa)
Với lại khi tôi nói ra những điều này thì hẳn những người đang đề cập đến vấn đề nên khoá cái điện thoại lại thì chắc mẩm là mình sẽ được giao mật mã vì vị trí của mình trong công ty??? Và các bạn có chắc chắn rằng các bạn không dưới 100 lần trong 1 năm đã sử dụng điện thoại Công tycho việc riêng.
Rồi một vấn đề nữa là chúng ta đề cập đến thuê trụ sở 150m2 với giá 9.000 USD/ tháng.
Về vấn đề này trụ sở của công ty không đơn thuần là đủ diện tích để cho từng ấy nhân viên ngồi! Nó phải có vị trí dễ nhìn, dễ tìm, dễ thấy có kiến trúc hình khối hiện đại và thể hiện được sự uy nghi, tôn nghiêm, hoành tráng và nó phải là trung vị so với các "vệ tinh" của công ty. Vị trị trụ sở đem lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp ở các khía cạnh: giảm thời gian gặp gỡ các đối tác cần thiết, Quảng bá hình ảnh tốt nhất về công ty có vị thế nếu nó có vị trí đẹp (đừng bảo là bạn làm ở FPT mà bạn nằm ở ngách...ngõ.... phố Đại La - Đường 1 chiều không được đậu ô tô nhé), thu hút được nhiều nhân viên giỏi (lao động việt nam không sẵn sàng rời trung tâm thành phố để làm việc đâu ạ). Như vậy thì các bạn cũng hiểu rằng 9.000 USD không chỉ để trả cho 150 m2 sử dụng đâu ạ! nếu mà so sánh kiểu ấy thì lên Cao Bằng; Lạng sơn thì cắm cọc đến đâu thì sử dụng đất đến đấy chứ chẳng cần tiền đâu ạ (hơi quá tí)
Các mục chi phí khác mà chúng ta đã đề cập đến như: tăng chiếm dụng vốn, quản lý vốn tín dụng, tăng cường quay vòng hàng tồn kho... Thì với các mục này các bạn chỉ nêu được gạch đầu dòng đại ý mà chưa nói được cụ thể chúng ta nên làm thế nào để người đọc dễ hình dung được.
Tôi cũng thừa hiểu được mỗi doanh nghiệp có đặc thù khác nhau nhưng hãy lấy ví dụ dẫn chứng và phân tích. Với quyển sách của ai đó đã post lên tôi không chắc rằng tôi đủ thời gian để đọc hết trứơc khi đề tài này đóng lại!
 
Sửa lần cuối:
L

leminhthuyvn

Trung cấp
14/8/07
63
0
6
HP_ HN2
Theo mình nghĩ : Đừng bao giờ để NHU CẦU cảu mình đi xuống mà hãy biết tận dụng lợi thế của nó. Cảm ơn bài của Lady1983.
Mình đang fải nghĩ nát óc xem nên nói thế nào với Sếp hói nhà mình về tất cả những vấn đề nêu trên. Mình chưa có kinh nghiệm nhiều nên mong các bạn cùng nhau thảo luận đẻ mình có thể học hỏi để có thể áp dụng trong công ty mình. :wall:
 
tonbatuong

tonbatuong

Trung cấp
10/10/03
70
0
8
An giang
Hiện nay do giá nhiên liệu biến động làm tăng chi phí SXKD nên phải dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế một thời gian. Thời điểm này chính sách tiết kiệm nên nhằm vào chi phí năng lượng là chính, nhằm kéo giá dầu xuống (chỉ cần giảm tiêu thụ so với công suất khai thác là nó giảm ngay!).
Mình nghĩ các bạn đừng lo lắng thái quá, nếu DN bị lãi suất NH cao thì ngành Thuế sẽ phải giảm mức thu ở khu vực SXKD nhưng lại thu được bên NH và đầu tư tài chính. Nếu các tổ chức cơ quan và DN hè nhau cắt giảm nhân công thì sẽ xảy ra vấn đề trợ cấp nghèo khó và thất nghiệp tràn lan. Người Mỹ vừa qua đã được hòan thuế thu nhập và được mua nhà trả chậm từ 20 - 40 năm.
 
H

hdqt

Guest
27/2/08
33
0
0
Ha noi
Ở Cty tôi đã từng có biện pháp mà đôi bên cùng có lợi đó là Cty giao cho tổ chức Đoàn thanh niên làm một số việc mà lẽ ra phải thuê bên ngoài làm vừa tạo điều kiện cho ĐTN có kinh phí mà lại hết ít tiền hơn khi phải thuê ngoài đấy, các bạn thấy sao?

Theo mình những cách kiểm soát và cắt giảm chi phí như chúng ta đang bàn thì áp dụng với các Cty Cổ phần dễ hơn còn với các DN nhà nước thì hơi khó bởi chính những khoản chi phí chơi golf, tiếp khách ... của các sếp là rất lớn mà sếp chưa có ý thức tiết kiệm thì nhân viên cũng ít người làm. Cách mà nhiều Cty đang làm là cắt giảm CP điện thoại như mọi người đã đề cập ở trên đã ít nhiều có tác dụng, mình nghĩ các Cty cũng nên thuê bảo vệ, tạp vụ của các Cty chuyên cung cấp bảo vệ và tạp vụ(Thăng Long, Hoàn Mỹ...) mình ký kết hợp đồng rõ ràng các phần việc họ phải làm mà mình không phải đóng bảo hiểm cho họ, không phải trả tiền ăn trưa cho họ và các ngày lễ, tết Cty cho bao nhiêu thì họ được bấy nhiêu. Còn vấn đề "điện" nữa cơ quan nào cũng máy tính, điều hòa..., mỗi CQ nên ra quy chế về tiết kiệm điện và phải có người giám sát việc này để trong các cuộc họp khen thưởng và "kỷ luật" kịp thời, vài lần nhân việc sẽ tự ý thức.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
luckygirl85

luckygirl85

Obstinate Lucky
7/3/06
867
6
18
39
Quán nem chua rán Bà Già
Nói chung là các bác làm quản lý thì luôn luôn muốn tiết kiệm mọi chi phí một cách tối đa nhất, còn chúng em là nhân viên luôn luôn tìm cách ăn cắp hợp lý các khoản chi phí của Công ty dùng vào việc riêng một cách cũng tối đa nhất.
Bởi vì sao? Có tiết kiệm chi phí cho các bác thì cũng chỉ làm giầu cho các bác mà thui, còn chúng em với đồng lương ấy sẽ phải tranh thủ làm thêm mới đủ sống này, mà đã làm thêm thế nào chả mang vào Cty in, dùng điện thoại Cty trao đổi và... rất nhiều!
Đã bao giờ các bác nghĩ đến một điều: Nếu giảm được bao nhiêu chi phí thì tiền tiết kiệm đó sẽ chia đôi, Cty 1 nửa và các nhân viên được một nửa chưa? Nếu các bác làm như thế đảm bảo các bác vẫn được lợi rất nhiều!
Em chỉ xin mạo muội có ít ý kiến thế thui!

Post by Bong05
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
không hẳn thế!

Hiện nay do giá nhiên liệu biến động làm tăng chi phí SXKD nên phải dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế một thời gian. Thời điểm này chính sách tiết kiệm nên nhằm vào chi phí năng lượng là chính, nhằm kéo giá dầu xuống (chỉ cần giảm tiêu thụ so với công suất khai thác là nó giảm ngay!).
Mình nghĩ các bạn đừng lo lắng thái quá, nếu DN bị lãi suất NH cao thì ngành Thuế sẽ phải giảm mức thu ở khu vực SXKD nhưng lại thu được bên NH và đầu tư tài chính. Nếu các tổ chức cơ quan và DN hè nhau cắt giảm nhân công thì sẽ xảy ra vấn đề trợ cấp nghèo khó và thất nghiệp tràn lan. Người Mỹ vừa qua đã được hòan thuế thu nhập và được mua nhà trả chậm từ 20 - 40 năm.

bạn đang suy luận một cách sai lầm rằng nền kinh tế luôn luôn cân bằng về lợi ích và cho rằng lãi suất ngân hàng cao thì ngân hàng sẽ thu được nhiều lãi hơn trong hoạt động kinh doanh.
Bạn nên nhận biết được rằng vừa rồi hệ thống ngân hàng không sụp đổ cũng là may mắn lắm rồi và đến thời điểm hiện tại thì có vẻ như đỡ hơn nhưng chưa hết nguy cơ tiềm ẩn về việc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam. Suy thoái là một tác động tất yếu nhưng chúng ta hãy lo đến vấn đề xa hơn là khủng hoảng.
Dấu hiệu vừa rồi cho thấy là các ngân hàng không có tiền để cho vay dù rằng doanh nghiệp vẫn cắn răng để vay. Đã có câu hỏi về đồng tiền việt nam đi đâu? chúng ta không nên đề cập quá xa vấn đề này và hãy tập trung vào chủ đề tiết kiệm chi phí!
Các số liệu báo cáo tài chính của ACB có thể đẹp nhưng đấy chỉ là phần nổi của tảng băng khi mà một cơ số ngân hàng chịu thua lỗ rất nhiều và có nguy cơ phá sản khi liên tục phải giải chấp tài sản cầm cố để tránh vỡ nợ!
Trở lại với vấn đề tiết kiệm! Chúng ta (báo chí) đang đề cập đến rằng là người dân nên tự nhận thức được rằng họ không nên lợi dụng quá nhiều vào việc được sử dụng giá nhiên liệu rẻ! Những người khi viết ra dòng đó cổ xuý cho việc chúng ta phải tăng giá xăng! và đánh lên đầu người tiêu dùng hoàn toàn! (tôi sẽ phân tích tại sao đánh lên đầu người tiêu dùng mà không có ai gánh chịu nếu có ai đó thắc mắc).
Giá xăng của chúng ta hiện nay là 19.000 đ/l tương đương với 1.21USD/l trong khi đó người Mỹ được tiêu dùng xăng với giá ~ 1USD vậy ta đang dùng giá rẻ hay là đắt?
Chúng ta cũng có dầu đấy chứ?
Vấn đề này tôi đã có bài viết cách đây 1 tuần nhưng đã bị gỡ xuống tôi sẽ đề cập sau. Tốt nên hết nên tập trung vào đề tài ngày hôm nay.
Tiết kiệm chi phí!
Chúng ta đang nói đến giai đoạn thử lửa cho doanh nghiệp vì kinh tế suy thoái
chúng ta nói đến cắt giảm công suất và sa thải công nhân.
Chúng ta lại nhắc đến thất nghiệp tràn lan và kinh tế mỹ..
Thực tế cho thấy rằng báo chí đã bảo đây là giai đoạn thử lửa cho doanh nghiệp và tât yếu doanh nghiệp cũng phải tự lo lấy bản thân thôi chứ chẳng làm gì khác được. Báo chí ca ngợi những doanh nghiệp tồn tại sau khi vượt qua khó khăn và xem khủng hoảng như là 1 lần tập dượt cho doanh nghiệp việt nam. Cũng là 1 nhận định đúng nhưng sâu xa hơn chúng ta phải quan tâm đến điều khiến chúng ta phải bàn luận!
Không phải kinh tế khủng hoảng mới phải tiết kiệm nhưng tiết kiệm như thế nào và tiết kiệm cái gì mới là vấn đề mà vì sao phải tiết kiệm đấy mới là cách để chúng ta chấp nhận nó đơn giản nhất.
Tốt nên hết những quan chức điều hành vĩ mô phải đứng ra gánh trách nhiệm về vấn đề này trước khi cổ xuý cho các phương tiện thông tin đại chúng kêu gọi doanh nghiệp tiết kiệm và tìm đường vựơt qua khó khăn. Khi doanh chủ đầu tư bước vào thì chúng ta kêu gọi mời mọc và hứa hẹn tương lai. Đến khi có chuyện thì lại đối xử theo kiểu "bồng con bỏ chợ". Hàng trăm tỷ đô la bơm trực tiếp cho các tập đoàn được xây dựng từ các Tổng công ty 90-91 tạo nên sự lãng phí và không có hiệu quả, bơm tiền quá nhiều vào thị trường khiến lạm phát, đồng vnđ mất giá! nghiễm nhiên lạm phát tăng cao khi mà chúng ta đang nhập siêu! (hãy xem các bài viết của tôi về ngoại tệ trong diễn đàn hỏi đáp). Nhu cầu tiêu dùng quá lớn trong khi đó các doanh nghiệp không thể tăng trưởng kịp thời để đáp ứng. Chỉ riêng giá vnđ mất giá so với U đã khiến chúng ta lao đao chứ chưa nói đến tác đông của việc biến động giá dầu và khủng hoảng lương thực.
Nếu cứ theo con đường cắt giảm công suất sa thải công nhân thì chúng ta đang tự chặt chân chúng ta. các doanh nghiệp đang phục vụ trực tiếp cho các nhu yếu phẩm thiết yếu hiện nay của thị trường nên tăng cường hoạt động và mở rộng công suất đáp ứng thị trường và chính phủ nên có chính sách hỗ trợ hợp lý để tránh nhập siêu (chúng ta sẽ tránh được tình trạng khan hiếm đô la như thời gian vừa rồi).
Các dự án có hiệu quả nên tập trung gấp rút hoàn thành để đưa vào sử dụng nhằm tăng cung cho nền kinh tế và đảm bảo việc làm cho lao động để tránh bất ổn xã hội khi thất nghiệp quá nhiều.
Về phía doanh nghiệp tự các doanh nghiệp cũng đang hình dung ra họ phải làm gì và chúng ta nên từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc thù ngành nghề kinh doanh và các ý kiến khả dĩ đưa ra đường lối để doanh nghiệp có thể đứng vững.
Các phương án về tiết kiệm chi phí tôi đã bảo là nên phân tích rõ hơn là những phương án khoa học nhưng chỉ mang tính lý luận chưa mang tính thực tế và ứng dụng nhiều. Và lại quy mô của đề tài này dù bó gọn trong doanh nghiệp nhưng nó lại rất rộng vì không có đặc thù riêng cho doanh nghiệp nên chúng ta chỉ có những ý kiến chung chung như thế cũng đúng thôi ạ!
tôi nghĩ khi chúng ta thảo thuận về vấn đề này chúng ta nên đưa ra giả thiết vào hoàn cảnh cụ thể về 1 doanh nghiệp với các đặc điểm và từ đó mỗi cá nhân nên suy diễn là mình sẽ làm gì khi điều hành!
 
Sửa lần cuối:
tonbatuong

tonbatuong

Trung cấp
10/10/03
70
0
8
An giang
Mình đã nói rằng các biến động ... vừa qua ''...tăng chi phí SXKD nên phải dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế một thời gian''. Một thời gian thôi nhé các bạn ! Vì hiện nay mọi người đều phải "cày" cho cuộc sống gia đình và sự tồn tại, nên sự khó khăn sẽ qua từ từ vì chúng ta cũng đang còn tạo ra được của cải và chất xám cho xã hội; những hành động của Chính Phủ có mạnh tay hoặc trễ vì quý ngài phải lo ''vĩ mô"
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA