Những tấm gương sáng trong nghề kế toán.

  • Thread starter letrans
  • Ngày gửi
L
Các bạn thân mến,

Sáng nay, khi tôi đọc một tờ báo về một nhân viên kế toán và tự thân tôi nảy ra ý định đưa nhân vật này vào WKT như một tấm gương sáng cho mọi người học tập. Tôi rất mong các anh chị, các bạn nhiệt tình tham gia chuyên mục này với ý tưởng tôn vinh những người làm KẾ TOÁN.

Chuyên mục này sẽ bắt đầu với một cựu sinh viên và giờ đây anh là: Kế toán trưởng. Tâm sự của anh như nào?

Letrans - sưu tầm và trân trọng nổ phát súng đầu tiên:


Với tiêu đề:

Môn học mang tên “lăn lộn và trưởng thành”

SV vừa trông xe làm thêm vừa tranh thủ học bài.
Một người vừa làm sinh viên vừa làm phu chặt sắt, quần quật 5 tiếng mỗi ngày, tiền công 10.000đ. Một người mỗi ngày đạp xe gần 100km từ nhà đến giảng đường rồi chỗ làm thêm để nhận lấy những kinh nghiệm vừa đau thương vừa huy hoàng. Họ đã thành đạt và nói về môn học mang tên “lăn lộn và trưởng thành” thuở sinh viên.

Khi 10.000đ bắt đầu có sức nặng - Dương Hồng Giang, cựu SV trường ĐH Thương mại HN, kế toán trưởng Công ty Dệt may Nam Định

Tôi đã từng làm đủ nghề trong quãng thời SV của mình: gia sư, làm hướng dẫn viên du lịch, đi bán thuốc Mallbro và cả làm phu chặt sắt trên Cầu Diễn. Nghề chặt sắt có thể là nghề không ai tin trong danh mục việc làm thêm của SV.

Tôi đem cầm cái nhẫn trị giá 1.500.000đ của ông anh cho được 200.000 đ nộp các loại lệ phí ở trung tâm giới thiệu việc làm. “VIP” của trung tâm đưa tôi đến Cầu Diễn, thả tôi xuống đấy và lặn mất tăm cùng với 200.000đ. Tôi chưa thể hình dung nổi mình sẽ được làm ở bộ phận nào thuộc cái công ty như một bãi chiến trường ấy.

Tôi nộp hồ sơ cho ông chủ và thay bằng việc đọc, ông ấy quẳng nó vào bếp lò rồi bảo tôi ra giữa trời nắng bắt đầu công đoạn học nghề. Nhà ông chủ đi làm thuê cho công ty Điện cơ của Quân đội, chuyên sản xuất động cơ điện và hàng dân dụng. Các chàng trai lực lưỡng ngày ngày đứng bên cái máy dập phế liệu là tôn sillich ở các mô tơ ra.

Sau thời gian học việc, tôi bắt đầu vác búa đập mô tơ hỏng do chủ nhà mua về. Rồi gỡ lấy sắt thép. Những lá thép han rỉ và dầu mỡ. Sau đó để nó vào những máy đột dập cắt nó ra thành những lá thép nhỏ hơn.

Dưới cái nắng chói chang mùa hè, một SV chuyên ngành kế toán trông không khác với cục sắt là mấy. Có hàng loạt những yếu tố vô cùng độc hại từ bụi silich. Đồ nghề bảo hộ lao động không có. Khi đưa thép vào máy dập chỉ dùng tay không. Và chuyện bất cẩn để cho máy dập nát bàn tay hoặc bất ngờ một ngón tay từ biệt cũng là chuyện đã từng.

Tôi làm quần quật 5 tiếng liền, người ta trả 10.000đ. Được một thời gian tôi bỏ búa đập sắt, bỏ máy dập, bỏ những đống sắt cao ngồn ngộn với tiền công 10.000đ mà đi. Tôi về với cái bằng kế toán còn đang dang dở của mình. Sau lần ấy, tờ 10.000 với tôi (một chàng công tử quen áo là thẳng ly, quen tiêu tiền của bố mẹ), bắt đầu có sức nặng

(theo Báo Sinh viên Việt Nam)
Và bây giờ, xin mời anh chị em đưa ra những tấm gương mà mình từng gặp, từng biết hay từng gặp.
Lưu ý: - Tấm gương là thành viên của WKT luôn được ưu tiên
- Không tham gia nhận xét, bình luận trên khía cạnh tiêu cực về những tấm gương đã được đưa ra.

Rất mong được hợp tác cùng các WKTer.
Trân trọng cảm ơn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

Lan-Anh

Guest
14/10/04
1
0
0
Ha Noi
[B]"Sau lần ấy, tờ 10.000 với tôi (một chàng công tử quen áo là thẳng ly, quen tiêu tiền của bố mẹ), bắt đầu có sức nặng"[/B]


Tớ thấy bài học này rất giá trị, đặc biệt là với những người mới "bước chân vào cuộc sống". Tớ k0 có kinh nghiệm hay như thế, nhưng khi đi làm ở ngoài cũng dần học được sức nặng của đồng tiền là như thế nào.
Chỉ có điều là cho đến bây giờ vẫn không hành động được cho đúng với bài học đó. Chán thật!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA