Thuốc giảm đau cho... cuộc sống

  • Thread starter benitino
  • Ngày gửi
B

benitino

Trung cấp
10/2/04
72
1
8
42
HCMC
Truy cập trang
Đôi khi, mà có khi là rất thường xuyên, bạn phải đối diện với những chuyện không hay ho hoặc những người chẳng có hứng thú gặp mặt làm bạn khó chịu, thậm chí buồn, bực. Nổi khùng lên hay im lặng chịu đựng đều không phải là giải pháp triệt để. Giành chủ động, đảo ngược tình thế mới là thượng sách. 5 "bài thuốc" đặc hiệu sau, bạn xem có thể áp dụng cho mình...

1. Khoanh tròn - gạch chéo từ "cãi cọ"

Bạn muốn đi nghỉ cuối tuần với đám bạn thân, nhưng "người ta" lại không muốn. Phải giải quyết sao đây? Sẽ bắt người ấy phải chiều mình bằng mọi giá hay chịu nhượng bộ? Cả hai cách đều là thất sách. Có cách khiến cả hai người đều vui vẻ.
Nên tránh những cãi cọ lớn. Làm sao để cả hai đều cảm thấy tiếng nói của mình là có trọng lượng mới tốt. Bạn thử đưa ra cho người ấy một số lựa chọn: Dành ngày thứ bảy cho bạn bè của chàng và ngày chủ nhật cho bạn bè của nàng, hoặc để cho mỗi người có thời gian đi chơi với nhóm bạn riêng của mình. Nên thay câu "Tại sao anh (em) ghét bạn bè của em (anh) thế?" bằng "Sẽ vui lắm nếu có anh cùng chơi với bạn bè của em" hoặc "Anh rất muốn có em đi cùng"... Thỉnh thoảng hai người có xích mích nhỏ - chẳng sao. Nhưng nếu ngày nào cũng có chuyện cãi cọ thì cả hai sẽ đều rất mệt mỏi và chán nản. Bởi vậy, trước khi nói lời nặng nề, hãy tự hỏi mình: "Có nhất thiết phải làm thế không?". Tự nhiên sẽ dằn lòng lại.

2. Tình cảm luôn đặt ở thế chủ động

Chàng có mặt trong đám cưới của anh ruột bạn, đi chơi cuối tuần cùng bạn bè của bạn, ăn tối cùng cả nhà bạn nhiều tới mức không thể nhớ hết được. Tóm lại, mức độ thân thiết giữa chàng và bạn rất cao. Nhưng chàng lại không muốn tiến xa hơn tình bạn. Vậy, làm thế nào để mối quan hệ của hai người tiến thêm bước nữa? Mách bạn

1. Nếu có từ 10 tới 20 vấn đề cần giải quyết, hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất rồi mới chuyển sang việc phức tạp hơn. Nếu không, bạn có thể bị mắc kẹt cả ngày chỉ vì một việc cỏn con đấy.

2. Để ý tới ngôn ngữ của cơ thể. Ngồi thẳng, vai hơi ngả ra sau và luôn nhìn vào mắc người đối diện. Đây chính là biểu hiện của sự tự tin. Hãy bắt tay một cách dứt khoát, cười và gật đầu khi người khác nói nhưng nhớ đừng có cười quá nhiều.


Chú ý tới khung cảnh làm việc. Cố gắng bố trí thời gian và địa điểm làm việc sao cho phù hợp với mình nhất. Nếu không muốn tham dự một cuộc họp vào lúc 3 giờ chiều bởi vào lúc đó đầu óc bạn không được tỉnh táo, minh mẫn, hãy thử bày tỏ ý kiến với sếp xem. Hãy sắp xếp khối lượng công việc lớn hơn vào thời gian nào mà bạn có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Đừng bao giờ bước vào cuộc họp với một cái bụng lép kẹp hay no căng, vì khi ấy bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái nóng nảy hay buồn ngủ. 4. Luôn lạc quan rằng mình sẽ thành công. Hãy thử mà xem, nếu chưa đạt được điều bạn muốn vào lần này thì sớm muộn lần sau cũng sẽ có cơ hội.



Hãy bình tĩnh. Nếu cứ buồn rầu và dằn vặt vì chàng không yêu bạn như mong muốn, bạn sẽ không thành công đâu. Bản thân bạn phải hiểu được mối quan hệ này nên được duy trì ở mức độ nào. Dọn tới nhà chàng để ở cùng, cưới nhau, hay chỉ cùng nhau tận hưởng những ngày cuối tuần? Hãy nói với chàng những suy nghĩ của mình. Biết đâu chàng không muốn tiến xa hơn chỉ vì chàng sợ mất tự do. Hãy khéo léo hỏi xem chàng cảm nghĩ như thế nào về hôn nhân. Hãy chia sẻ cùng chàng những suy nghĩ và dự định tương lai của bạn.

Khoảng cách để tiến tới một đám cưới sẽ là rất xa nếu tất cả những gì bạn muốn ở chàng chỉ là những nụ hôn và sự hài hước. Chỉ khi bạn thật sự chắc chắn về tình cảm của hai người thì hãy nghĩ tới chuyện xa hơn. Sẽ là tuyệt vời nếu hai bạn đã yêu nhau được mấy năm rồi và không có mâu thuẫn gì lớn. Nếu đúng vậy thì sao lại không nghĩ tới một đám cưới cơ chứ. Chàng có thể che chở cho bạn nhiều hơn.

3. Lương ơi, tăng đi nào

Dù chúng ta vẫn chỉ nhắc đến sự hài lòng trong công việc, nhưng rốt cuộc mức lương mới chính là cái chúng ta cần nhiết. Bạn kiếm tiền không chỉ để mua những thứ đồ xa xỉ, mà quan trọng hơn, mức lương còn là sự đánh giá khả năng của bạn trong công việc. Nhưng muốn được tăng lương, bạn phải làm gì?

Chạy xộc vào phòng sếp và la ầm lên: "Tăng lương cho tôi đi!" ư? Tất nhiên, chẳng ai làm thế, trừ khi... không bình thường. Hãy tập trước gương điều bạn định nói, càng cẩn thận bao nhiêu, bạn sẽ càng tự tin bấy nhiêu và số phần trăm thành công cũng sẽ tăng lên. Hãy luôn ghi nhớ những thành tích bạn từng đạt được. Hãy thổ lộ với sếp rằng bạn đang muốn tham dự một khóa học khá tốn kém để nâng cao nghiệp vụ. Sếp nào mà chẳng thích nhân viên của mình có chí tiến thủ. Bạn cũng có thể khéo léo đưa thông tin: có một vài lời mời từ nơi khác với mức lương tốt hơn hiện tại, nhưng nên cẩn thận khi đưa ra thông tin này nếu sếp là người cố chấp.

Khi sếp có vẻ xuôi xuôi, hãy tự để sếp đưa ra một mức lương mới. Nếu bạn tự đưa ra mức lương sẽ có nguy cơ nhận được ít hơn đấy. Trừ khi bạn phải đảm nhận thêm quá nhiều công việc, 10% tăng thêm so với lương cũ là mức hợp lý, đòi hỏi hơn có thể trở nên lố bịch. Nhưng trước hết, hãy tự đánh giá xem mình đã xứng đáng được tăng lương chưa, trước khi đưa ra yêu cầu.

4. Sống với đồng nghiệp họ nhà lười Trong cơ quan, mỗi người đều đảm nhận công việc riêng, nhưng nếu một trong số đồng nghiệp của bạn cứ muốn bạn phải làm thay cả phần việc của họ, bạn sẽ phải ứng ra sao?

Giận dữ và quát ầm lên chắc chắn không phải là cách hay. Việc bạn nổi điên lên cũng có nghĩa là những kẻ lười nhác đã chiến thắng. Những lúc như vậy, hãy thư giãn, đi dạo, hít thở không khí trong lành hay đi uống

Một tách cà phê sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng hoặc sáng suốt hơn.Một ly cà phê, nhưng nhớ đừng nói "lúc này tôi bận lắm" rồi ù té chạy. Im lặng mới chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Nếu sự im lặng không phát huy tác dụng thì hãy nói với họ rằng hiện bạn cũng đang có việc phải làm. Nếu vẫn chưa ổn, bạn có thể đưa ra đòn quyết định, rằng bạn sẽ trao đổi điều này với sếp. Nhưng nên nhớ vũ khí này chỉ sử dụng trong trường hợp tối cần thiết, sau khi các biện pháp trước đó không hiệu quả.
Nếu bạn bị bận đột xuất và phải nhờ đồng nghiệp giúp giải quyết công việc của mình, hãy nói với họ rằng bạn biết họ đang tràn ngập công việc, nhưng bạn có việc gấp quá và chỉ có họ mới có thể giúp bạn. Sẽ dễ được nhận lời hơn nếu bạn tỏ ra hiểu người muốn nhờ.

5. Chính kiến, nếu cần phải viết cả lên trán



Bạn chỉ có thể hoàn thành một công việc trong một thời gian ngắn. Sếp lại muốn bạn phải hoàn thành hai công việc trong một thời gian ngắn hoặc muốn bạn hoàn thành hai công việc một lúc nhưng, chỉ hưởng một mức lương. Bạn phải làm sao? Hãy thử tìm hiểu xem có phải sếp làm vậy vì sếp đang muốn đuổi việc bạn không? Nếu không, hãy trình bày với sếp là công việc sếp giao không thể được hoàn thành với thời gian và nhân lực hạn hẹp như vậy. Có thể bày tỏ với sếp rằng bạn có thể hoàn thành công việc đó trong thời gian ngắn nếu có thêm người trợ giúp. Cố gắng đừng tỏ ra cáu giận. Trình bày một cách ôn hòa và tình tiết sẽ có hiệu quả hơn. Hãy đừng chấp nhận yêu cầu nếu thấy mình không thể làm được.
(Theo Quốc tế TT&TD)




 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA