P
[font=arial, helvetica, sans-serif]Không ai mua một bông hoa để trả tờ một trăm con, nhưng tờ hai trăm con vẫn có giá trị để mua một đôi hoa về cắm lọ dáng thuyền quyên... [/font]
Mười lăm bông hoa hồng thơm được chị hàng hoa gói trong tấm giấy báo, buộc gọn ghẽ bằng một sợi dây lạt. Chị ta chìa bàn tay đen sịt nhựa hoa, nói gọn lỏn:
- Đúng ba nghìn đồng, không bán kém nữa đâu. Bây giờ làm gì còn giá hoa một trăm con nữa. Chị không thấy tờ một trăm con biến mất trên thị trường rồi hay sao?
Rồi chị ta than thở:
- Bao nhiêu mưa nắng dãi dầu mới giữ được những bông hoa tươi thế này. Cả ngày lãi được có ba chục bạc, chẳng đủ tiền đong gạo nộp học cho con. Ông nhà tôi phải đi xe ôm mới đủ.
Mai hỏi vu vơ:
- Xe ôm thì mỗi tháng kiếm được bao nhiêu?
- Đưa về cho vợ năm trăm. Còn lại có bao nhiêu nào ai biết... Nhà những bốn miệng ăn, hai cái miệng học...
Mai nhấn đề. Chiếc xe Wave tàu giật ga rồi vọt đi trong nắng chiều thu hanh hao.
Chị nhẩm tính, mỗi ngày chị hàng hoa lãi được ba mươi ngàn đồng, có nghĩa mỗi tháng chị kiếm được chín trăm ngàn đồng. Cộng với năm trăm ngàn anh chồng đưa, vị chi một triệu bốn trăm ngàn đồng.
Còn gia đình chị? Lương hành chính cộng phụ cấp ăn trưa của chị được bảy trăm rưởi. Hàng tháng chồng chị đưa về sáu trăm. Lương và phụ cấp của anh cũng chỉ vỏn vẹn chín trăm. Anh nói thật với chị, anh phải giữ lại ba trăm cho xăng xe, bia bọt, bạn bè... Vị chi cả gia đình hai vợ chồng hai đứa con cũng chỉ có một triệu ba năm chục (cứ coi như phụ nữ không có khoản chi tiêu riêng), so ra vẫn thua thu nhập của chị hàng hoa. Vậy mà nhà vẫn cứ phải có hoa hồng.
Nếu ít nữa có được tăng lương lên một chút, thì thu nhập tổng cộng có thể lên được tới một triệu rưởi. Nhưng mới tháng trước, một bông hồng gai đỏ còn có giá một trăm. Người mua cũng không ai mua một bông để trả tờ một trăm con, nhưng tờ hai trăm con cũng vẫn có giá trị sử dụng để mua một đôi hoa về cắm lọ dáng thuyền quyên.
Mấy tháng đầu năm khi có tin lương công nhân viên chức sẽ tăng, giá cả ngoài chợ tăng vọt. Dân buôn bán, dân lao động thầm ghen tị với cán bộ Nhà nước. Giá rau, thịt và tất cả mọi thứ hàng yếu phẩm tăng. Giá hoa dĩ nhiên leo thang lên gấp đôi gấp ba. Đến cuối tháng mười, lương chưa tăng, vàng đã có giá đến hơn tám trăm ngàn đồng một chỉ, nghĩa là đã tăng hơn gấp đôi giá bình ổn năm ngoái năm kia. Nhưng vàng có thể ngừng sắm, cũng có nghĩa là ngừng chuyện tích luỹ tiết kiệm lại. Còn hoa thì không thể không có. Bây giờ hoa đã là thứ hàng không thể thiếu được trong đời sống những gia đình thành thị như gia đình chị. Chưa nói đến ngày rằm mùng một, nhà nhà mua hoa cúng lễ...
Có lẽ chị hàng hoa sẽ vẫn âm thầm bán hoa. Giá cao thấp tăng giảm theo thời giá thị trường. Nhưng đồng lương của những cán bộ công nhân viên chức như Mai thì cứ phải đúng khung đúng chuẩn để cả xã hội soi xét. Dường như cái sổ lương mà hàng ngày cô thủ quỹ và chị kế toán trưởng cơ quan cất cẩn thận không phải ai cũng được biết lại cứ nghiễm nhiên phơi bày cho cả xã hội thấy.
Mai chợt nghĩ đến một điều, đúng hơn đó là một mong muốn giản dị: hình như muốn có một mức lương hợp lý, không chỉ là việc chuẩn bị quỹ lương, thông báo rầm rộ trên toàn xã hội. Mà hình như phải có một cách nhìn tổng thể nào đó. Hình như đã đến lúc cần phải có một sự quản lý giá bằng việc mua sắm bằng thẻ tín dụng, bằng mặt bằng bình ổn hàng hoá nội địa.
Hình như...
Mai đi giữa dòng người dòng xe trên phố, ý nghĩ như trôi trên những vườn hoa hồng mà ở đó hoa chỉ việc nở tung những cánh thắm thiên thần, không bị phai tàn và phơi bày ngã giá vì những đồng lương so đo, bấn bíu...
Mười lăm bông hoa hồng thơm được chị hàng hoa gói trong tấm giấy báo, buộc gọn ghẽ bằng một sợi dây lạt. Chị ta chìa bàn tay đen sịt nhựa hoa, nói gọn lỏn:
- Đúng ba nghìn đồng, không bán kém nữa đâu. Bây giờ làm gì còn giá hoa một trăm con nữa. Chị không thấy tờ một trăm con biến mất trên thị trường rồi hay sao?
Rồi chị ta than thở:
- Bao nhiêu mưa nắng dãi dầu mới giữ được những bông hoa tươi thế này. Cả ngày lãi được có ba chục bạc, chẳng đủ tiền đong gạo nộp học cho con. Ông nhà tôi phải đi xe ôm mới đủ.
Mai hỏi vu vơ:
- Xe ôm thì mỗi tháng kiếm được bao nhiêu?
- Đưa về cho vợ năm trăm. Còn lại có bao nhiêu nào ai biết... Nhà những bốn miệng ăn, hai cái miệng học...
Mai nhấn đề. Chiếc xe Wave tàu giật ga rồi vọt đi trong nắng chiều thu hanh hao.
Chị nhẩm tính, mỗi ngày chị hàng hoa lãi được ba mươi ngàn đồng, có nghĩa mỗi tháng chị kiếm được chín trăm ngàn đồng. Cộng với năm trăm ngàn anh chồng đưa, vị chi một triệu bốn trăm ngàn đồng.
Còn gia đình chị? Lương hành chính cộng phụ cấp ăn trưa của chị được bảy trăm rưởi. Hàng tháng chồng chị đưa về sáu trăm. Lương và phụ cấp của anh cũng chỉ vỏn vẹn chín trăm. Anh nói thật với chị, anh phải giữ lại ba trăm cho xăng xe, bia bọt, bạn bè... Vị chi cả gia đình hai vợ chồng hai đứa con cũng chỉ có một triệu ba năm chục (cứ coi như phụ nữ không có khoản chi tiêu riêng), so ra vẫn thua thu nhập của chị hàng hoa. Vậy mà nhà vẫn cứ phải có hoa hồng.
Nếu ít nữa có được tăng lương lên một chút, thì thu nhập tổng cộng có thể lên được tới một triệu rưởi. Nhưng mới tháng trước, một bông hồng gai đỏ còn có giá một trăm. Người mua cũng không ai mua một bông để trả tờ một trăm con, nhưng tờ hai trăm con cũng vẫn có giá trị sử dụng để mua một đôi hoa về cắm lọ dáng thuyền quyên.
Mấy tháng đầu năm khi có tin lương công nhân viên chức sẽ tăng, giá cả ngoài chợ tăng vọt. Dân buôn bán, dân lao động thầm ghen tị với cán bộ Nhà nước. Giá rau, thịt và tất cả mọi thứ hàng yếu phẩm tăng. Giá hoa dĩ nhiên leo thang lên gấp đôi gấp ba. Đến cuối tháng mười, lương chưa tăng, vàng đã có giá đến hơn tám trăm ngàn đồng một chỉ, nghĩa là đã tăng hơn gấp đôi giá bình ổn năm ngoái năm kia. Nhưng vàng có thể ngừng sắm, cũng có nghĩa là ngừng chuyện tích luỹ tiết kiệm lại. Còn hoa thì không thể không có. Bây giờ hoa đã là thứ hàng không thể thiếu được trong đời sống những gia đình thành thị như gia đình chị. Chưa nói đến ngày rằm mùng một, nhà nhà mua hoa cúng lễ...
Có lẽ chị hàng hoa sẽ vẫn âm thầm bán hoa. Giá cao thấp tăng giảm theo thời giá thị trường. Nhưng đồng lương của những cán bộ công nhân viên chức như Mai thì cứ phải đúng khung đúng chuẩn để cả xã hội soi xét. Dường như cái sổ lương mà hàng ngày cô thủ quỹ và chị kế toán trưởng cơ quan cất cẩn thận không phải ai cũng được biết lại cứ nghiễm nhiên phơi bày cho cả xã hội thấy.
Mai chợt nghĩ đến một điều, đúng hơn đó là một mong muốn giản dị: hình như muốn có một mức lương hợp lý, không chỉ là việc chuẩn bị quỹ lương, thông báo rầm rộ trên toàn xã hội. Mà hình như phải có một cách nhìn tổng thể nào đó. Hình như đã đến lúc cần phải có một sự quản lý giá bằng việc mua sắm bằng thẻ tín dụng, bằng mặt bằng bình ổn hàng hoá nội địa.
Hình như...
Mai đi giữa dòng người dòng xe trên phố, ý nghĩ như trôi trên những vườn hoa hồng mà ở đó hoa chỉ việc nở tung những cánh thắm thiên thần, không bị phai tàn và phơi bày ngã giá vì những đồng lương so đo, bấn bíu...
- Cầm Kỳ - VietNamNet