P
Tôi nhớ rất rõ cha tôi: cách ông cười, dáng ông ngồi, những câu chuyện hài hước mà ông thường kể đi kể lại cho tôi nghe, cả khuôn mặt ngốc nghếch mà ông hay giả đò mỗi khi cố làm tôi vui.
Sau này khi cha về hưu, cha con có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn nên tôi càng hiểu cha hơn. Chúng tôi đã làm nhiều thứ cùng nhau. Mỗi khi hai cha con tôi chuyện trò, cha luôn lắng nghe tôi nói. Tôi chẳng bao giờ ngờ rằng những giây phút hạnh phúc ấy đến, rồi đi một cách đột ngột như vậy.
Vào ngày 21/4, khi hai cha con ngồi trò chuyện bên hiên nhà, cha tôi đã nói với tôi cái điều tệ hại nhất: cha đang mắc căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Nghe xong, tôi bủn rủn cả chân tay, không thể nhúc nhích được dù chỉ một chút. Tôi cảm thấy lồng ngực thắt lại, và càng không thể hét to hay la lớn được. Tôi chỉ ngồi yên như một pho tượng và sau đó chúng tôi ôm nhau khóc.
Những ngày sau đó là những ngày dài ở bệnh viện với những đợt hoá trị liệu và bức xạ. Tôi đau lòng khi không thể tìm thấy ở cha người đàn ông mạnh mẽ, vui nhộn và nghị lực mà tôi từng biết. Cha không thể ăn được nữa nên trông cha càng ốm yếu và mệt mỏi hơn bao giờ hết. Sau vài tuần điều trị, cha có khoẻ lên đôi chút. Mẹ tôi có ý định mang cha về nhà chăm sóc nhưng tháng 12 cha lại trở nên yếu đến nỗi không thể về nhà được.
Sinh nhật tôi, 11/12, đã được kỷ niệm trong bệnh viện cùng cha. Lúc đó, cha đã cố gắng hát cho tôi nghe bài hát “Chúc mừng sinh nhật” và hôn lên trán tôi. Tôi cũng đã rất cố gắng khi tự nhủ với lòng rằng mọi việc sẽ trở lại bình thường, dù lòng đau như cắt khi nhìn thấy quanh cha là những thuốc, những lọ và ống dẫn chuyền dịch trên cánh tay của Người. Mỗi tối tôi đều khóc một mình.
Vào đêm 20/12, trong giấc ngủ của tôi cứ chập chờn một dự cảm không lành về ngày mai. Chuông điện thoại nhà tôi reo dồn dập vào sáng sớm, bệnh viện báo rằng hôm nay có thể sẽ là ngày cuối cùng của cha.
Tức tốc chạy đến với cha, ôm chầm lấy cha... nhưng tôi không khóc, tôi không muốn cha nhìn thấy nước mắt tôi rơi vì Người. Tôi biết cha sẽ rất đau lòng về điều đó. Cha đã thầm thì vào tai tôi rằng: cha yêu con nhất trên đời... Cha đã ra đi với nét mặt thanh thản nhất.
Suốt trong những ngày tang lễ, tôi thấy rất nhiều người đến viếng, tất cả họ đều không nói gì, chỉ ngồi đó, lặng lẽ và khóc.
Hình ảnh ấy đeo bám trí óc tôi hoài cho đến sáu tháng sau đó, tôi đã nghĩ thật nhiều về những người đã khóc cho cha tôi, cho một người đàn ông. Tại sao số phận lại dành cho ông một cuộc đời ngắn ngủi đến vậy, tại sao hai mái đầu bạc - ông bà nội tôi - lại đi khóc thương cho một mái đầu xanh... Rồi thì ngày mai ai sẽ đến dự trong ngày lễ tốt nghiệp của tôi đây, ai sẽ dắt tôi đến thánh đường trong lễ cưới của tôi...
Có ai đó đã nói rằng: “Hãy sống sao khi mình nằm xuống người đời sẽ nhỏ lệ tiếc thương mình”. Cha tôi là vậy đó, sống giản dị lắm nhưng ông đã làm được cái điều kỳ diệu ấy. Và ông luôn sống mãi cùng tôi trong tâm hồn.
Theo Thanh Niên Online
Sau này khi cha về hưu, cha con có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn nên tôi càng hiểu cha hơn. Chúng tôi đã làm nhiều thứ cùng nhau. Mỗi khi hai cha con tôi chuyện trò, cha luôn lắng nghe tôi nói. Tôi chẳng bao giờ ngờ rằng những giây phút hạnh phúc ấy đến, rồi đi một cách đột ngột như vậy.
Vào ngày 21/4, khi hai cha con ngồi trò chuyện bên hiên nhà, cha tôi đã nói với tôi cái điều tệ hại nhất: cha đang mắc căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Nghe xong, tôi bủn rủn cả chân tay, không thể nhúc nhích được dù chỉ một chút. Tôi cảm thấy lồng ngực thắt lại, và càng không thể hét to hay la lớn được. Tôi chỉ ngồi yên như một pho tượng và sau đó chúng tôi ôm nhau khóc.
Những ngày sau đó là những ngày dài ở bệnh viện với những đợt hoá trị liệu và bức xạ. Tôi đau lòng khi không thể tìm thấy ở cha người đàn ông mạnh mẽ, vui nhộn và nghị lực mà tôi từng biết. Cha không thể ăn được nữa nên trông cha càng ốm yếu và mệt mỏi hơn bao giờ hết. Sau vài tuần điều trị, cha có khoẻ lên đôi chút. Mẹ tôi có ý định mang cha về nhà chăm sóc nhưng tháng 12 cha lại trở nên yếu đến nỗi không thể về nhà được.
Sinh nhật tôi, 11/12, đã được kỷ niệm trong bệnh viện cùng cha. Lúc đó, cha đã cố gắng hát cho tôi nghe bài hát “Chúc mừng sinh nhật” và hôn lên trán tôi. Tôi cũng đã rất cố gắng khi tự nhủ với lòng rằng mọi việc sẽ trở lại bình thường, dù lòng đau như cắt khi nhìn thấy quanh cha là những thuốc, những lọ và ống dẫn chuyền dịch trên cánh tay của Người. Mỗi tối tôi đều khóc một mình.
Vào đêm 20/12, trong giấc ngủ của tôi cứ chập chờn một dự cảm không lành về ngày mai. Chuông điện thoại nhà tôi reo dồn dập vào sáng sớm, bệnh viện báo rằng hôm nay có thể sẽ là ngày cuối cùng của cha.
Tức tốc chạy đến với cha, ôm chầm lấy cha... nhưng tôi không khóc, tôi không muốn cha nhìn thấy nước mắt tôi rơi vì Người. Tôi biết cha sẽ rất đau lòng về điều đó. Cha đã thầm thì vào tai tôi rằng: cha yêu con nhất trên đời... Cha đã ra đi với nét mặt thanh thản nhất.
Suốt trong những ngày tang lễ, tôi thấy rất nhiều người đến viếng, tất cả họ đều không nói gì, chỉ ngồi đó, lặng lẽ và khóc.
Hình ảnh ấy đeo bám trí óc tôi hoài cho đến sáu tháng sau đó, tôi đã nghĩ thật nhiều về những người đã khóc cho cha tôi, cho một người đàn ông. Tại sao số phận lại dành cho ông một cuộc đời ngắn ngủi đến vậy, tại sao hai mái đầu bạc - ông bà nội tôi - lại đi khóc thương cho một mái đầu xanh... Rồi thì ngày mai ai sẽ đến dự trong ngày lễ tốt nghiệp của tôi đây, ai sẽ dắt tôi đến thánh đường trong lễ cưới của tôi...
Có ai đó đã nói rằng: “Hãy sống sao khi mình nằm xuống người đời sẽ nhỏ lệ tiếc thương mình”. Cha tôi là vậy đó, sống giản dị lắm nhưng ông đã làm được cái điều kỳ diệu ấy. Và ông luôn sống mãi cùng tôi trong tâm hồn.
Theo Thanh Niên Online