Nghiệp vụ mới của Ngành Ngân hàng - Động thái của các Doanh nghiệp?

  • Thread starter letrans
  • Ngày gửi
L
Nới rộng quyền giao dịch ngoại tệ


Quyền giao dịch ngoại tệ được mở rộng hơn so với trước đây.
Cá nhân sở hữu một lượng ngoại tệ nhất định, thay vì trước đây chỉ thực hiện giao dịch ngoại hối giao ngay, tức là bán hoặc mua trực tiếp với ngân hàng thì tới đây có thể áp dụng nhiều hình thức khác, như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn để nhằm hạn chế những rủi ro về tỷ giá.


Đó là nội dung quan trọng của Quyết định 1452/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 10/11.

Trên thực tế, các loại giao dịch trên đã được áp dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam đã có những quy chế về hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ này trong hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với cá nhân có sở hữu ngoại tệ, đây lại là lần đầu tiên được áp dụng.

Theo ông Trương Văn Phước, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN), các nghiệp vụ trên nhằm tránh rủi ro trong trường hợp ngoại tệ có sự biến động mạnh về giá, như giữa USD và euro trong thời gian vừa qua.

Chẳng hạn, một gia đình có con học tại các nước sử dụng đồng euro nhưng lại nắm giữ USD, dự đoán euro sẽ còn tăng giá so với USD trong thời gian tới, và như vậy, gia đình sẽ phải gửi thêm tiền học cho con do tỷ giá tăng.

Để tránh trường hợp trên, gia đình có thể chủ động ký một hợp đồng quyền lựa chọn (option), tức là sẽ mua của ngân hàng một lượng euro trong thời điểm xác định trong tương lai với tỷ giá xác định ngay tại thời điểm ký hợp đồng.

Khi đó, dù tỷ giá tăng cao hơn dự đoán, gia đình trên vẫn có thể mua ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn theo thoả thuận trong hợp đồng.

Nhưng nếu trong trường hợp giá euro không tăng hoặc thậm chí giảm so với USD, gia đình đó có thể huỷ hợp đồng với ngân hàng để mua theo tỷ giá thị trường và tất nhiên phải chịu mức phí nhỏ cho ngân hàng.

Tương tự như vậy, những trường hợp mua bán kỳ hạn tức là cam kết với ngân hàng mua hoặc bán ngoại tệ trong một thời điểm tương lai với mức giá tốt hơn.

Theo đánh giá chung, ngoài mục đích là đưa thêm các công cụ giao dịch cho thị trường, việc mở rộng các loại nghiệp vụ mà cá nhân được áp dụng sẽ giúp thu hút tốt nguồn vốn ngoại tệ vào ngân hàng. Từ trước tới nay, mặc dù vẫn có quy định ngân hàng sẽ bán ngoại tệ cho cá nhân nếu chứng minh được mục đích sử dụng ngoại tệ.

Tuy nhiên, ngay trong những trường hợp đơn giản nhất là cá nhân mua ngoại tệ đi du lịch nước ngoài, thì số ngoại tệ mua được từ ngân hàng vẫn ít hơn so với nhu cầu của họ. Điều này khiến các cá nhân khi có nhu cầu ngoại tệ thường tìm đến các địa chỉ mua/bán ngoại tệ không phải là ngân hàng (thị trường tự do).

Vì vậy, việc đưa thêm các công cụ giao dịch phòng ngừa rủi ro giúp người dân quan tâm hơn tới các giao dịch tại ngân hàng. Theo NHNN, mặc dù đây không phải là mục đích lớn nhất, nhưng cũng là quan trọng khi cá nhân được phép áp dụng các công cụ trong giao dịch hối đoái.

Đối với các doanh nghiệp (cả cá nhân), Quyết định 1452/QĐ-NHNN của NHNN cũng nêu rõ, các giao dịch hối đoái không cần phải chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ, ngoại trừ trường hợp sử dụng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ qua các giao dịch giao ngay hoặc kỳ hạn.

Tức là khi đã sở hữu ngoại tệ rồi thì doanh nghiệp (cá nhân) có thể thực hiện các giao dịch khác mà không cần phải nói rõ sẽ sử dụng ngoại tệ này để mua hoặc hoán đổi ngoại tệ khác để làm gì. Điều này nhằm tránh việc ngân hàng yêu cầu quá nhiều thủ tục giấy tờ không cần thiết như đã từng xảy ra.

Theo Đầu tư
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA