Thêm một kênh hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp

  • Thread starter letrans
  • Ngày gửi
L
Thêm một biện pháp để thu hồi vốn khi bán hàng, giảm công việc cho công tác thu nợ, tránh được rủi ro trong quá trình thanh toán của đối tác,......
Đó là những lợi ích sơ bộ mà các bạn cần biết về một loại nghiệp vụ mới của các Ngân hàng.

NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN - FACTORING.

I. Giới thiệu đôi nét về Bao thanh toán:

- Bao thanh toán về bản chất là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của Tổ chức tín dụng ( gọi là đơn vị bao thanh toán) cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Việc mua bán này thường được thực hiện theo Hợp đồng bao thanh toán và dựa trên cơ sở MIỄN TRUY ĐÒI tức là đơn vị bao thanh toán sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro liên quan đến việc thu nợ bao gồm cả rủi ro tín dụng.
- Hiện nay, Bao thanh toán được thực hiện cả hoạt động trong nước và lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Quy trình bao thanh toán được thực hiện như sau:
1. Trước hết, giữa bên mua hàng và bên bán hàng có một hợp đồng mua bán hàng hoá. Theo đó, bên mua hàng thực hiện thanh toán chậm theo hợp đồng và bên bán hàng có trách nhiệm giao hàng hoá theo đúng hợp đồng kinh tế phát sinh.
2. Bên bán hàng đề nghị Đơn vị bao thanh toán (ngân hàng XXX) thực hiện việc thu nợ thông qua nghiệp vụ bao thanh toán.
3. Đơn vị bao thanh toán phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng và tình hình tài chính của các bên (đặc biệt là bên thứ 3 - Bên mua hàng).
4. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận hợp đồng bao thanh toán
5. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng gửi thông báo đến cho bên mua hàng.
6. Bên mua hàng thông báo chấp thuận việc thực hiện bao thanh toán cho đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng.
7. Đơn vị bao thanh toán chuyển tiền cho bên bán theo hợp đồng bao thanh toán.
8. Đơn vị bao thanh toán theo dõi và thu nợ từ bên mua hàng.
9. Đơn vị bao thanh toán tất toán hợp đồng bao thanh toán với bên bán hàng.
10. Giải quyết các vấn đề khác phát sinh.

II. Lợi ích của Nghiệp vụ bao thanh toán
1. Đối với bên bán hàng:
- Có thêm một kênh huy động vốn.
- Thu hồi vốn nhanh, đẩy nhanh vòng quay vốn.
- Tránh được rủi ro từ việc thu nợ và giảm gánh nặng cho kế toán công nợ và giảm được một số chi phí phát sinh liên quan đến việc quản lý nợ.
- Ngăn chặn được rủi ro tỷ giá (nếu khoản thanh toán là ngoại tệ)
- Nâng cao tính cạnh tranh trong doanh nghiệp (chào bán hàng với điều khoản thanh toán hấp dẫn).
2. Với bên mua hàng.
- Tăng sức mua của doanh nghiệp mà không cần sử dụng các hạn mức tín dụng sẵn có của doanh nghiệp.
- Có thể mua hàng không qua việc mở thư tín dụng (L/C).
- Có thể chào mua hàng với điều khoản thanh toán hấp dẫn.
3. Với Đơn vị bao thanh toán ư ?
- Thu phí nghiệp vụ bao thanh toán.
- Là một hình thức cấp tín dụng đầy tiềm năng.
........

III. Khung pháp lý cho nghiệp vụ Bao thanh toán:
- Ngày 06/9/2004 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước sẽ có công văn hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ này trong thời gian tới.

Với những thông tin trên, các bạn còn chần chừ gì nữa.
Đi lên phòng Giám đốc, với tư cách là một nhân viên kế toán - Hãy thuyết trình về một lợi thế của công ty và nhận lời khen của Lãnh đạo đơn vị.

Bài viết có tham khảo:
- Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004.
- Tạp chí thị trường tiền tệ ngày 15.5.04 (của Ths Quách Tường Vi).
- Accounting of Factoring.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA