Phải hạch toán thế nào trong trường hợp này

  • Thread starter ducanh
  • Ngày gửi
D

ducanh

Guest
12/11/04
47
0
6
40
Ha Noi
Hôm nay em đi thi vấn đáp môn KTTC bị thầy hỏi một câu mà đến bây giờ vẫn không sao trả lời được mọi người có thể trả lời giúp em được không.Nguyên văn câu hỏi như sau :
DN mua một TSCĐ bằng quỹ phúc lợi dùng vào hoạt động phúc lợi .Dùng được một thời gian thì chuyển TSCĐ đó sang dùng cho hoạt động sxkd ,lúc đó TSCĐ đó có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hay không .Nếu có thì hạch toán như thế nào ,còn nếu không thì hạch toán như thế nào .
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
Theo tôi, cậu có thể hạch toán nghiệp vụ trên như sau:
- khi mua tài sản cố định:
+ Phản ảnh nghiệp vụ mua TSCĐ:Nợ TK 211/ Có Tk thích hợp (111,112....)
+ Đồng thời kết chuyển nguồn: Nợ TK 4312/ Có TK 4313 (Quỹ PL đã hình thành tài sản).
- Khi chuyển sang cho mục đích Kinh doanh:
+ Phản ánh số thuế được khấu trừ ( phải tính toán đấy nhé):
Nợ TK 133/ Có TK 211.
+ Đồng thời kết chuyển nguồn : Nợ TK 4313/ Có TK 411.

Không biết làm như vậy có được không ? Các bác có ý kiến gì không nhỉ ?
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Riêng về thuế GTGT đầu vào của TSCĐ :
Thực tế thì còn phải xem từ lúc mua đến khi chuyển sang sdụng cho mục đích kinh doanh có còn trong phạm vi được khấu trừ thuế không ( trong vòng 3 tháng tính từ ngày xuất hoá đơn ). Nếu đã quá 3 tháng không được khấu trừ thuế.

Nếu được thì :
- htoán giảm giá trị TSCĐ đó nếu trước đã htoán cả thuế GTGT đầu vào vào nguyên giá.
- hoặc giảm chi phí nếu trước đã htoán thuế GTGT đầu vào vào chi phí.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
Nhân tiện đây xin cho em hỏi luôn.
Trong trường hợp này, ban đầu TSCĐ sẽ không trích khấu hao vì dùng cho hoạt động phúc lợi. Nhưng sau đó sẽ phải tiến hành trích khấu hao vì dùng cho hdsxkd.
Vậy việc trích khấu hao (giả sử theo phương pháp khấu hao đều) sẽ dựa trên mức giá nào? Giá gốc của TSCĐ hay giá trị còn lại của TSCĐ? Nếu tính trên giá trị còn lại thì hao mòn của TSCĐ trước đó được xác định như thế nào?
 
Sửa lần cuối:
T

thuytienxanh

Guest
Mình nghĩ thế này,
Khi dùng TSCĐ vì mục đích phúc lợi, hao mòn được tính:
Nợ TK 4313:
Có TK 211:
Khi chuyển sang dùng cho bộ phận kinh doanh theo quy định của Thuế, VAT đầu vào không được khấu trừ, Nguyên giá để tính khấu hao bây giờ là giá trị còn lại trên TK 211 .
 
P

Pushita

Guest
24/9/04
23
0
0
42
Ha Noi
To Nguyen Hang: theo em thì thế này
Khi TSCĐ phục vụ cho mục đích phúc lợi, tính hao mòn dựa trên nguyên giá TSCĐ (gồm cả thuế GTGT), mức hao mòn theo quy định, hạch toán
Nợ TK 4313
Có TK 214

Khi chuyển sang sử dụng cho mục đích SXKD, nếu bỏ qua vấn đề liên quan đến thuế, ta sẽ trích khấu hao dựa trên giá trị còn lại của TSCĐ, thời gian sử dụng (hay thời gian khấu hao) sẽ được xác định lại (do điều kiện sử dụng TSCĐ thay đổi) và sẽ được điều chỉnh nếu có chênh lệch đáng kể. Khi trích khấu hao, hạch toán:
Nợ TK Chi phí (627, 641...)
Có TK 214

Nếu xét đến ảnh hưởng của thuế
Đối với thuế GTGT đầu vào, em nghĩ nếu chuyển đổi mục đích sử dụng trong thời gian 3 tháng thì sẽ vẫn được khấu trừ thuế đầu vào thôi, có điều mình phải xác định (tính toán) giá trị thuế đầu vào được khấu trừ: có thể thực hiện phân bổ dựa trên giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng hoặc lấy ngay giá trị còn lại đó chia cho (1+%thuế suất)x%thuế suất.
Vấn đề là thuế có chấp nhận không?
Khi hạch toán thì làm như chị Halongcity
Giảm nguyên giá: Nợ 133/Có 211: phần thuế được khấu trừ
Trích khấu hao sẽ thực hiện trên phần giá trị còn lại của TSCĐ
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
Pushita nói:
Khi TSCĐ phục vụ cho mục đích phúc lợi, tính hao mòn dựa trên nguyên giá TSCĐ (gồm cả thuế GTGT), mức hao mòn theo quy định, hạch toán
Nợ TK 4313
Có TK 214
Uh cảm ơn Pushita nhé. Minh cũng hiểu cách hạch toán thì tiến hành như vậy. Nhưng mình không hiểu 1 vấn đề thế này: Hao mòn là hiện tượng khách quan, để phản ánh giá trị hao mòn của TS thì người ta tiến hành trích khấu hao bằng các phương pháp. Vậy để theo dõi giá trị hao mòn của TS phục vụ hoạt động phúc lợi, nhà quản lí dùng cách nào? Hay vẫn dùng các phương pháp tính khấu hao?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Mình thấy QD 206 có nói DN vẫn tính mức hao mòn như TS dung cho hđộng kinh doanh nhưng không biết nếu sử dụng pp khác pp đường thẳng thì có phải làm công văn gởi BTC như TS dùng vào hđkd không?
 
P

Pushita

Guest
24/9/04
23
0
0
42
Ha Noi
Theo mình nghĩ một TSCĐ đang hoạt động thì dùng vào mục đích phúc lợi hay mục đích kinh doanh thì mức hao mòn cũng tương tự nhau thôi, nó vẫn hoạt động như thế, vẫn chịu các tác động khách quan như thế (có khác chăng thì là khi sử dụng vào mục đích kinh doanh, TSCĐ đó bị hao mòn nhanh hơn do: bị khai thác nhiều hơn-hao mòn hữu hình, hay do sản phẩm do nó làm ra bị lỗi thời-về mặt kỹ thuật hay thị hiếu). Điểm khác biệt lớn nhất là hao mòn của TSCĐ phục vụ cho mục đích kinh doanh được tính vào chi phí và do đó cần quản lý chặt chẽ hơn. Do đó mình thấy việc tính hao mòn của TSCĐ cho hd phúc lợi vẫn có thể sử dụng các pp và thời gian khấu hao như với TSCĐ cho hd kinh doanh.

Thời gian khấu hao cũng chỉ là một ước tính kế toán, tùy thuộc vào doanh nghiệp, miễn là nó hợp lý.

to Lannhu: Cần gì phải làm công văn nếu ta sử dụng các phương pháp khấu hao trong quy định (3pp), chỉ cần đăng ký pp khấu hao đối với mỗi tài sản mà thôi.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
To Pushita,
1 TS thuộc đối tượng áp dụng pp KH đường thẳng, nếu muốn chuyển sang pp giảm dần thì bạn phải làm CV và được sự cho phép thì mới đăng ký với cục thuế chứ, đau thể tự do lựa chọn được trừ trường hợp mặc nhiên theo QĐịnh thôi.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
To: lannhu và Pushita

Các bạn phải xác định rằng công việc các bạn làm là phục vụ công tác kế toán của Doanh nghiệp hay là phục vụ cho công tác quyết toán thuế. Về nguyên tắc, bạn có thể áp dụng phương pháp khấu hao nào mà chuẩn mực kế toán cho phép. Tuy nhiên, hiện tại đối với những TSCĐ như các bạn đề cập thì cơ quan thuế chỉ cho phép trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

Từ đó dẫn đến sự chênh lệch giữa số liệu kế toán và số liệu thuế. Phần chênh lệch này sẽ biến mất cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng ước tính, nó được gọi là timing difference. Đối với khoản thuế phải nộp do sự chênh lệch giữa 2 phương pháp tính khấu hao, hiện tại ở VN chưa có tài khoản để hạch toán các khoản thuế này. Do đó bạn có thể hạch toán trực tiếp vào tài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Thế nhé
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
To Ned,
Theo bạn những TS không như đề cập là những TS nào, không phải là TS thuộc 2pp KH còn lại chứ? Giả sử 1 cty đang sử dụng TS thuộc pp KH đường thẳng nhưng do đặc điểm, tình hình hoạt động nên làm CV xin BTC KH theo pp giảm dần và được chấp nhận thì lúc này thuế không có lý do gì để bác bỏ được.
Còn việc xuất hiện chênh lệch giữa kê toán và thuế theo mình nghĩ là do ước đoán năm sử dụng của thuế và DN khác nhau, cái này cũng do không cụ thể từ khung thời gian sử dụng TS thôi. DN thì muốn thời gian KH là tối thiểu, còn thuế thì tối đa.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
lannhu nói:
To Ned,
tình hình hoạt động nên làm CV xin BTC KH theo pp giảm dần và được chấp nhận thì lúc này thuế không có lý do gì để bác bỏ được.
Còn việc xuất hiện chênh lệch giữa kê toán và thuế theo mình nghĩ là do ước đoán năm sử dụng của thuế và DN khác nhau, cái này cũng do không cụ thể từ khung thời gian sử dụng TS thôi. DN thì muốn thời gian KH là tối thiểu, còn thuế thì tối đa.

Hu hu, tại sao lúc nào cũng phải công văn nọ công văn kia, đau hết cả đầu.

Cũng không phải doanh nghiệp nào cũng muốn thời giàn khấu hao là tối thiểu (nếu có chắc là làm ăn chụp giật)

Vấn đề là tôi chỉ muốn chỉ cho các bạn cái mâu thuẫn và chưa có điểm chung giữa Lannhu và Pushita. Bạn Lannhu chắc khi bạn làm kế toán bạn chỉ chăm lo mỗi một việc là đối phó với thuế. Chức năng chính của kế toán là phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải là phục vụ cho thuế.

Trở lại vấn đề về khấu hao TSCĐ. Tỷ lệ và phương pháp khấu hao là do những người quản trị doanh nghiệp quyết định phù hợp với tình hình thực tế sử dụng của TSCĐ. Lúc này nảy sinh một vấn đề là tỷ lệ và phương pháp khấu hao của doanh nghiệp có thể không nằm trong khung quy định của luật thuế. Khi đó có thể phát sinh ra những khoản thuế phải nộp thêm. Khoản thuế này người ta gọi là deferred tax đấy bạn Lan à. Tôi cũng nhắc lại luôn là tại VN chưa có tài khoản để kế toán hạch toán những khoản thuế này, mà thông thường hạch toán luôn vào tài khoản thuế TNDN và lợi nhuận trước thuế.

Bạn ở TPHCM, chắc bạn phải biết rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các FDIs họ luôn chấp nhận những khoản thuế phải nộp do nguyên nhân chi phí thực tế của doanh nghiệp không phải là chi phí hợp lệ cho mục đích thuế. Các khoản chi này vẫn được hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ, lúc đó kế toán sẽ ước tính ra khoản thuế phải nộp thêm và hạch toán như trên đã đề cập.


P/S: Làm kế toán mà quên thuế đi thì mới làm tốt được
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Làm gì mà giận đến nỗi khóc dữ vậy bạn ned. Mình đồng ý với bạn mục đích chính của người làm kế toán là phục vụ cho DN, còn với với thuế chỉ là phụ nhưng cũng không nên coi thường nó. Tránh được khoản thuế cho cty (mình nói theo khía cạnh làm đúng luật) thì cũng được coi là phục vụ cho cái lợi ích của cty đấy chứ, nếu không thì tại sao mọi kế toán lúc nào cũng quan tâm đến các khoản chi hợp lý, hợp lệ nhỉ.
Đó chỉ là ý kiến còn phiến diện của mình, có gì sai sót bạn bỏ qua nhé.
P/S: Quên thuế thì sợ họ sẽ buồn đó.
 
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Đọc phản ứng của Ned mình thấy giật mình vì thấy mình hình như cũng sợ Thuế hay sao ấy? Nhưng suy nghĩ mấy hôm mới thấy: Thì ra mình coi các văn bản thuế nhiều quá nên bị ảnh hưởng thôi.. Vì sau thời gian làm việc Quyết toán với thuế tớ cũng thấy mình bình đẳng với họ và tớ đã thật sự thuyết phục được họ trong một số vấn đề khá nhạy cảm. Tớ công nhận "mồm mép" tớ cũng dữ ghê.
 
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Quên nữa, công ty tớ hiện nay phần lớn các tài liệu về TSCĐ của công ty thất lạc hết trơn rồi. Mỗi kỳ Quyết toán lục lại muốn chết nhưng vẫn không đủ, những lần trước tớ đã cố gắng lấp liếm nhưng qua Tết tớ lại phải quyết toán mà bây giờ xem lại trên sổ sách lại quá nhiều giá trị còn lại cho một TSCĐ do có quá nhiều bản lưu TSCĐ cho mỗi năm. Tớ có thể căn cứ vào Bảng TSCĐ mà Thuế đã chấp nhận gần nhất và bổ sung thêm các phát sinh mới để lập thành một bản mới được không?
Bà con trong diễn đàn giúp tớ với
 
C

comay

Guest
19/5/04
17
0
0
40
Khanh Hoa
Bà con cho Comay hỏi một tý, trong kế toán XNK gia tri bao bì tính riêng khi nào thì hạch toán vào TK 1526,khi nào thì đưa vào 153.Do không có tài liệu về phần này nên Comay không rõ lắm.Mong mọi người trả lời giúp,cảm ơn nhiều nhiều.
 
C

comay

Guest
19/5/04
17
0
0
40
Khanh Hoa
Sao không có ai trả lời giúp với,hichic..Comay đánh nhầm một tý TK 1562 chứ không phải 1526 hihi
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
To Comay,

Theo mình nếu chỉ dùng cho mục đích sản xuất thì có thể đưa vào TK 152.

Thân chào.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
comay nói:
Bà con cho Comay hỏi một tý, trong kế toán XNK gia tri bao bì tính riêng khi nào thì hạch toán vào TK 1526,khi nào thì đưa vào 153.Do không có tài liệu về phần này nên Comay không rõ lắm.Mong mọi người trả lời giúp,cảm ơn nhiều nhiều.
Bao bì tính riêng khi thu mua hàng hoá đưa vào TK 1532. Đây là trường hợp hàng mua tách biệt hoàn toàn với bao bì, nghĩa là không nhất thiết khi bán hàng phải kèm theo bán bao bì.
TK 1562 phản ánh chi phí thu mua hàng hoá, luôn được phân bổ vào giá vốn hàng bán khi bán hàng.
Như vậy giá trị bao bì khi thu mua hàng hoá được tính vào TK 1532 khi nó được tính riêng tách biệt, còn khi giá trị này không được tính riêng mà cộng chung với tất cả các chi pí thu mua khác (vận chuyển, bốc dỡ...) thì đưa vào TK 1562.
Tên gọi tiểu khoản cũng phản ánh được bản chất của nó rồi mà.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA