Tản mạn ngày cuối ở Lehman- from Mac-san's blog

  • Thread starter phamcung
  • Ngày gửi
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Bài này có thể không liên quan tới technical topic nào cụ thể của mục CFA, nhưng liên quan tới Lehman Brothers, một trong big 4 của Wall Street nơi mà có nhiều CFA holders đã từng làm và muốn làm.
Hôm nay là một ngày khá đặc biệt, và là một trong số ít ngày mình được trở về nhà sớm hơn thường lệ. Ngày công ty tuyên bố phá sản. Chưa bao giờ mình ở trong hoàn cảnh này và có lẽ cũng chưa chuẩn bị tinh thần cho ngày này đến nhanh như thế. Ngồi trên xe buýt về mà cảm giác khó tả, tâm trạng miên man, với nhiều cảm xúc lẫn lộn, buồn, giận, thương, trông chờ ngày mai. Mọi việc diễn ra nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng.
Cuộc khủng hoảng tín dụng thật là kinh khủng và dai dẳng. Suốt từ 2007 đến nay, thị trường tài chính luôn bị đe dọa bởi đám mây khủng hoảng tín dụng dẫn đến sụt giảm giá chứng khoán toàn cầu. Hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt công bố các khoản lỗ khổng lồ. UBS, Merrill Lynch, Citi, Bear Stearns, Lehman và hàng loạt tên tuổi khác đều không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng. Đã bao lần các chuyên gia phân tích dự đoán cuộc khủng hoảng đã qua, thị trường chứng khoán đã chạm đáy. Mình cũng đã muốn tin như thế nhưng rồi đáy sau lại sâu hơn đáy trước. Bear Stearns chết vào tháng 3 tưởng như đã đặt dấu chấm cho một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử tài chính.
Lehman với thế mạnh trong lĩnh vực chứng khoán bất động sản được cho rằng sẽ chịu tổn thất lớn từ cuộc khủng hoảng tín dụng này. Song với kết quả kinh doanh 2007 khả quan, nhiều người kể cả mình đã tin rằng Lehman có thể vượt qua cơn bão này. Nhưng sự tồi tệ lại đến vào năm 2008 khi lần đầu tiên ngân hàng này báo cáo lỗ trong Q2 và phải huy động thêm 6 tỷ vốn. Cổ phiếu Lehman đã giảm từ đỉnh 80$ vào năm 2007 xuống 20$ trong một thời gian ngắn.
Mới chỉ đầu tuần trước khi thị trường đồn Lehman sẽ lỗ khoảng 4 tỷ trong Q3, giá cổ phiếu đã sụt không phanh. Thực tế Lehman có hàng tuần để đàm phán với KDB nhằm đưa ra được một kế hoạch tăng vốn trước khi thông báo kết quả Q3. Nhưng rồi mọi nỗ lực đàm phán đi vào bế tắc. Có lẽ lúc đó Ban lãnh đạo Lehman vẫn chưa thể nhận thức được mức nghiêm trọng của vấn đề. Thị trường đã phản ứng tiêu cực làm cho giá cổ phiếu giảm 45% trong ngày thứ 3 còn 7.79. Ban điều hành nhanh chóng thay đổi kế hoạch công bố kết quả Q3 sớm hơn 1 tuần từ 17/9 lên 10/9 nhằm ổn định tâm lý thị trường. Một kết quả thực tế sát với dự đoán thị trường Q3 lỗ 3.9 tỷ. Tổng số dự phòng giảm giá lũy kế cho danh mục đầu tư liên quan đến bất động sản lên tới 8 tỷ. Với một danh mục bất động sản rủi ro lên tới 60 tỷ, chiếm 10% tổng tài sản và gấp 3 số vốn chủ sở hữu, cùng với một kế hoạch tái cơ cấu trên giấy thiếu tính khả thi, giá cổ phiếu đã giảm tiếp còn 7.25 vào ngày thứ 4.
Điều tồi tệ thực sự đến vào ngày thứ 5 khi giá cổ phiếu tiếp tục rớt 43% còn 4.22. Việc Moodys đe dọa hạ định mức tín nhiệm của Lehman đã xóa đi mọi nỗ lực cứu chữa. Việc hạ mức tín nhiệm đồng nghĩa với việc phải thực hiện các "margin call" tăng tài sản đảm bảo cho các giao dịch với khách hàng. Đấy là chưa nói các khách hàng sẽ hạ hạn mức giao dịch với Lehman và chi phí huy động vốn tăng cao. Để đáp ứng margin call thì Lehman sẽ phải đặt thêm tài sản đảm bảo lên đến khoảng 3 tỷ USD. Điều này có lẽ là qua xa xỉ với Lehman tại thời điểm hiện nay. Mặc dù khả năng thanh khoản của Lehman được đánh giá là khá tốt song với các khoản lỗ ngày càng tăng từ danh mục đầu tư liên quan tới bất động sản, việc huy động vốn mới gần như không thể thì sớm muộn Lehman cũng rơi vào rủi ro thanh khoản nếu không có giải pháp chiến lược kịp thời.
Nửa đầu tuần trước mặc dù luôn được cập nhật thông tin nhưng mình và các đồng nghiệp vẫn nghĩ vấn đề là bình thường và có thể giải quyết thông qua M&A. Lịch sử nước Mỹ chưa để một ngân hàng đầu tư như Lehman phá sản. Hậu quả sẽ vô cùng nặng nề. Ai cũng nghĩ như vậy và cho rằng CEO đang tạo áp lực cho FED phải cung cấp vốn giải cứu Lehman.
Nhưng kể từ thứ 5, tâm lý mọi người bắt đầu phân tán và lo ngại. Bắt đầu một ngày mới luôn là cập nhật thông tin trên internet và giám đốc chi nhánh thông báo tình hình. Ngày thứ 6 cp giảm tiếp xuống 3.56 cho thấy tình hình nguy kịch của vấn đề. Mọi người bắt đầu được chuẩn bị tinh thần. Tất cả trông chờ vào điều kỳ diệu cuối tuần khi thông tin BOA và Barclays sẽ đàm phán mua Lehman.
Cuối tuần trôi đi nhanh chóng. Các quan chức của FED và Kho bạc TW cùng các CEO phố Wall được triệu tập tới làm việc liên tục không nghỉ. Đến đêm thứ 7 số phận Lehman được định đoạt khi cả BOA và Barclays đều không tìm được tiếng nói chung với Lehman và Chính Phủ. Các bên mua đặt điều kiện Chính Phủ phải bảo trợ cho các khoản lỗ từ việc mua danh mục rủi ro của Lehman.
Phải nói rằng Chính phủ đặt trong tình trạng tiến thoái lưỡng man khi họ không thể làm gì được. Mới tháng 3, họ tung ra 29 tỷ giải cứu Bears. Tuần trước họ mua lại Freddie Mac và Fannie Mae, 2 tập đoàn cho vay bất động sản lớn nhất của Mỹ và cũng là đứa con của họ. Cổ phiếu 2 công ty này rớt còn 70 -75 cent và Chính phủ sẽ phải bơn hàng trăm tỷ. Trong khi đó vẫn đề lúc này không chỉ có Lehman mà còn hàng loạt tập đoàn tài chính đang chết lâm sàng. ML, AIG và Washington Mutual đều đang nguy kịch. Các anh hùng khác trên phố Wall đều đang bị thương nặng và lo hàn gắn vết thương của chính họ. Vấn đề giải cứu của Chính phủ không những đặt ra vấn đề "moral hazard" mà trong lúc này khi cuộc bầu cử nước Mỹ đến gần thì điều đó càng nghiêm trọng. Đảng Dân Chủ đã gây áp lực đối với Đảng Cộng Hòa về việc lấy tiền thuế của dân đi giải cứu. Chính vì thế Chính phủ cũng lực bất tòng tâm.
Với việc đàm phán cứu Lehman đi vào ngõ cụt, BOA được lệnh cứu ML và cuộc đàm phán lịch sử mua một ngân hàng đầu tư lớn thứ 3 phố Wall chỉ diền ra trong ngày chủ nhật với mức giá 29/ cổ phiếu. Phải nói CEO của ML rất tỉnh táo và nhanh chóng kết thúc được đàm phán một cách thành công. Về phương diện này, Ban lãnh đạo của Lehman thật có lỗi với hàng ngàn cổ đông và nhân viên.
Trở lại chuyện Lehman, đêm qua mình cũng không ngủ được. Tìm thông tin trên mạng rồi đi ngủ lại suy nghĩ miên man. Mình mơ Lehman phá sản nhưng khi tỉnh dậy chỉ đủ thời gian đến văn phòng bắt đầu một ngày làm việc bình thường. Việc đầu tiên là tìm thông tin và bắt đầu xuất hiện tin đồn phá sản. Giám đốc chi nhánh triệu tập cuộc họp khẩn thông báo tình hình và chuẩn bị tinh thần cho anh em. Mặt Ông hôm nay trông buồn và nghiêm trọng cho thấy chuyện chẳng lành. Khổ nổi hôm nay lại ngày nghỉ ở Tokyo và HK. Không khí yên ắng bao trùm. Mọi người check qua email rồi bán tán nhau. Các nhóm to nhỏ vào phòng họp rồi đi ra với các tâm trạng khác nhau. Nhìn vào chat nội bộ thấy mấy đồng nghiệp bên Mỹ vẫn sáng đèn vào tối chủ nhật, mình gửi chat hỏi thăm tình hình nhưng không nhận được hồi âm. Mình chạy sang bên sàn trading hỏi thăm tình hình. Thấy nói các đối tác đã ngừng giao dịch với Lehman rồi. Các trader không được thực hiện giao dịch mới mà chỉ được phép unwind các position hiện tại. Một người nói các đồng nghiệp bên Mỹ đang đến văn phòng dọn đồ. Mọi việc đã an bài. Mọi người chạy ra quán bia nhậu nhẹt, hàn huyên. Câu hỏi đầu tiên ai cũng quan tâm là "Bạn có đang mua nhà trả góp không?" Có lẽ ở nước ngoài người ta sợ nhất khi mất việc là phải trả tiền vay mua nhà. Điều đó cho thấy họ rất lo mất việc.
2h chiều, công ty mua bia lên văn phòng làm một bữa tiệc chia tay đơn giản nhưng cảm động. Mọi thứ diễn ra hết sức chóng vánh. Không có nhiều phát biểu bởi lúc này công ty như rắn mất đầu. Các bác sếp chi nhánh cũng không thực sự điều gì đang xảy ra với các bác.
Những phút sau đó là việc mọi chìm xuống. Mình nhận được thư chia tay của các bạn văn phòng khác. Mặc dù chưa có thông tin chính thức nhưng mình cũng viết thư chia tay mọi người các văn phòng khác nhau. Mọi người đóng gói và chuẩn bị ra về không biết ngày mai có cần đến văn phòng nữa hay không. Vào đọc báo nhìn cảnh một số đồng nghiệp ở NY chào nhau ra về, đeo ba lô với màu xanh truyền thống của Lehman thật cảm động.
3h chiều chính thức có thông tin công ty sẽ nộp đơn phá sản theo Chương 11 Luật phá sản của Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của một định chế tài chính 158 năm tuổi., một sự kiện chấn động giới tài chính toàn cầu.
Chỉ sáng mai thôi khi các đồng nghiệp NY, London, Tokyo, Hồng Kông đến văn phòng sau ngày cuối tuần nghỉ, họ sẽ là người mất việc làm. 27 ngàn con người bị thất nghiệp trong lúc thị trường tài chính khủng hoảng. Cùng một lúc hàng ngàn chuyên viên tài chính đi xin việc tại các trung tâm tài chính thật không dễ dàng. Sau lưng họ còn là gia đình, còn tiền nhà trả góp. Giá cổ phiếu sẽ giảm về con số 0, các cổ đông sẽ trắng tay. Các đối tác sẽ có thể không thu hồi được tài sản từ Lehman. Hàng loạt các model, các hệ thống phức tạp và cả một thương hiệu tạo dựng được sau 158 năm sẽ về số 0 tròn trĩnh. Hậu quả thật là khốc liệt.
Vừa buồn, vừa giận mà thương CEO Dick Fuld. Ông ấy đã gắn bó 2/3 quãng đời để xây dựng Lehman thành một ngân hàng đầu tư thứ 3 phố Wall với nhiều thành tích đáng nể. Ông đã không đủ nhanh nhậy để có thể kết thúc đám phán cứu được Lehman, thành quả của Ông sau 4 thập kỷ gắn bó. Ông sẽ về hưu ở tuổi 62 cùng nắm cổ phiếu không còn giá trị, nhưng hãy nhìn 27k con người đã cùng Ông làm nên thương hiệu Lehman. Hãy nhìn các cổ đông và khách hàng. Hãy nhìn những tài sản vô hình của công ty. Chẳng nhẽ không còn giải pháp nào tốt hơn cách Ông đã chọn hoặc không còn sự lựa chọn?
Chúc Ông và các đồng nghiệp những điều tốt lành nhất ở phía trước. Cuộc sống là như thế.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tojoACCA

Guest
20/6/08
28
0
0
HCM
Bad news, khi nghiên cứu về loans, bonds luôn tham chiếu với Lehman Bros...vậy mà...buồn thật...
 
D

David de Jack

Guest
17/7/08
18
0
0
không rõ
Xin hỏi nhân vật "mình" ở trên phải là anh Phạm Cung không!
Hâm mộ anh quá!
Mình thương anh em nhà Lehman quá. Nhớ chỉ cách đây vài tháng mình còn mơ ước được làm trong Lehman Brothers và cả Merry lynch
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Bất động sản có sức mạnh khủng khiếp thật, ngân hàng trên 150 tuổi vẫn bị cuốn bay.

HIx, thế mà bất động sản của ta cứ lên tù tù. Khi nào bất động sản của Vn xuống giá 30-40% như Mỹ để anh em ta kiếm mảnh đất cắm dùi:inlove:
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Cái nhân vật "minh" đấy không phải là tớ đâu ạ. Nhân vật này là Mac-san (Huy Mạc), trước đã từng ở KPMG, rồi sau sang Nhật làm cho Lehman của Nhật, cái thời điểm viết bài này là thời điểm là ngày thứ hai đen tối của Lehman, hình như nghe nói là đã trôi sang Lehman Hongkong thì phải, tớ cũng không nắm rõ lắm. Bài của Mac-san tổng hợp rất tốt những ngày hấp hối của Investment Bank lớn thứ tư của Mỹ. Qua bài này mới thấy mấy cái Credit Rating của mấy cái thằng như Moody, hay Fitch quan trọng thế nào- tụt một nod là mất thêm mấy tỷ đô ngay lập tức.

Trường hợp của AIG, đang nằm trên thớt cũng tương tự, theo NY times, chỉ cần một thằng định giá mà nó cho tụt một nod là phải thêm mấy tỷ marginal call, cả ba thằng Moody, Fitch, Standard and Poor nó xúm lại, thế là AIG phải chồng thêm hơn một chục tỷ cho các counterparties- thế là làm ăn ngon thì vẫn ngon mà chết thì vẫn chết.

Ở mình mấy cái nhà băng bị tụt hạng mà vẫn "nhơn nhơn", coi như có gì đâu. Cũng là một cái may. Chứ không là lại có mấy chục nghìn chú bankers ra đường ngay lập tức...
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Hii....Tớ cũng thích theo dõi cái này mà chẳng có time.

Tớ đoán sau các vụ credit crash này sẽ có một tay viết văn cực giỏi có cái đầu tư duy tài chính logic viết ra một hoặc một vài cuốn sách bestseller nói về những sự kiện này.

Giống như kiểu "world flat" "Lexus and Oliver tree" "Economic Hit Man" hay "Currencies wars" gì gì đấy! Hiii....

Thôi chờ đợi cuối năm nay ra cuốn sách bestseller mua về đọc cho có cái nhìn logic. Chứ giờ cứ nghe báo nói cái tổ chức tín dụng này, qui mô to thế này mà đùng một cái tuyên bố phá sản hoặc sáp nhập giá stock down xuống còn có 0,16 cent trong vài tiếng thì....cũng chỉ biết thế chứ không hiểu tại sao nó thế. Hiii

À, mà hôm rồi (cách đây vài tháng) đọc "Currencies Wars" thì thấy Leman Brothers là một liên minh gia đình tài chính khá hùng mạnh và có nhiều bàn tay vô hình nhúng vào để xây dựng nó (kể cả để thao túng các tổ chức tài chính nhỏ khác và thao túng chính trị nữa)

Có lẽ tớ về đọc lại để nghĩ về những ngày vinh quang đi lên của Leman.

Còn AIG thì được FED trợ giúp. Hiii....Mấy hôm trước đây tớ lại cứ nghĩ kiểu gì AIG sẽ sập vì AIG đang phải gánh nhiều gánh nợ rủi ro từ việc sụp đổ các ngân hàng đầu tư kia. Tớ lại cứ nghĩ sau khi Leman đổ thì AIG cũng sập theo vì AIG đang bảo kê cho Leman và khách của nó.

FED giúp rồi! Nhỡ đâu quan chức FED và ban bệ AIG và một vài tổ chức tín dụng khác có dây mơ rễ má nhỉ?

Chắc chờ một cuốn sách bestsellerRRRRRRRRRRR.....

Tác giả là ai? Có thể là Mr.Benake hoặc Mr. Poison thì hay và chính xác vì các bác ấy mới biết mọi ngõ ngách.

Một điều hơi bực mình là Leman nó chẳng có cái chi nhánh kẹo con nào ở VN và các dnghiệp VN cũng chẳng vay tiên ở Leman hay gì gì đấy liên quan. Thế mà thị trường chứng khoán cứ đỏ rực mới lạ? Cái hôm Tây nó tèo thì mình lại vượng. Hôm Tây vượng thì mình lại tèo. Còn hôm nay, Tây tèo ta cũng muốn tèo theo (trongkhi trong lòng vẫn khoẻ re). Hông có hỉu?
 
Sửa lần cuối:
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Xin thưa là cái giá mà AIG phải trả cho FED là cực cao- ngoài việc FED giành được 80% share của AIG, lãi vay của khoản 85 tỷ đô đó là libor 3 months + 8.5% (tức là vào khoảng hơn 11%/năm). Lý do mà AIG không thể sụp đổ vì nếu AIG mà sụp thì khối thằng dựa vào những cái guarantees của AIG cũng sẽ sụp đổ theo.

Xem statement of Fed

For release at 9:00 p.m. EDT

The Federal Reserve Board on Tuesday, with the full support of the Treasury Department, authorized the Federal Reserve Bank of New York to lend up to $85 billion to the American International Group (AIG) under section 13(3) of the Federal Reserve Act. The secured loan has terms and conditions designed to protect the interests of the U.S. government and taxpayers.

The Board determined that, in current circumstances, a disorderly failure of AIG could add to already significant levels of financial market fragility and lead to substantially higher borrowing costs, reduced household wealth, and materially weaker economic performance.

The purpose of this liquidity facility is to assist AIG in meeting its obligations as they come due. This loan will facilitate a process under which AIG will sell certain of its businesses in an orderly manner, with the least possible disruption to the overall economy.

The AIG facility has a 24-month term. Interest will accrue on the outstanding balance at a rate of three-month Libor plus 850 basis points. AIG will be permitted to draw up to $85 billion under the facility.

The interests of taxpayers are protected by key terms of the loan. The loan is collateralized by all the assets of AIG, and of its primary non-regulated subsidiaries. These assets include the stock of substantially all of the regulated subsidiaries. The loan is expected to be repaid from the proceeds of the sale of the firm’s assets. The U.S. government will receive a 79.9 percent equity interest in AIG and has the right to veto the payment of dividends to common and preferred shareholders.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Thông qua những diễn biến gần đây của nền tài chính thế giới, đặc biệt là việc chính phủ Mỹ thâu tóm các tổ chức tài chính có ảnh hưởng lớn đến tài chính toàn cầu, tôi có cảm giác Chính phủ Mỹ ngày càng gần hơn cái gọi là :"Tư bản nhà nước". Xét về mặt lịch sử và hiện tại, vấn đề này có rất nhiều điều để bàn.

Tôi đang suy nghĩ vấn đề này dưới góc nhìn :"Tập đoàn đa quốc gia tan rã và trở về tay 1 Nhà nước" ==> "Siêu nhà nước: Quyền lực quân sự + quyền lực kinh tế"

Nếu đúng như vậy thì tình hình kinh tế - chính trị - xã hội thế giới trong thời gian tới có lẽ sẽ có nhiều thay đổi, vì CP Mỹ sẽ sử dụng công cụ tài chính trong tay mình để phục vụ cho các chính sách của Nhà nước Mỹ một cách mạnh mẽ hơn nữa.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Chính phủ Mỹ hành động như thế nào trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trực tiếp là ai sẽ là người trúng cử tổng thống trong kỳ bầu cử sắp tới. Báo Mỹ nói rằng Mc Cain (và Đảng Cộng hoà) là người theo chủ nghĩa "bàn tay vô hình", là người cổ vũ cho "Deregulation"- tự do hơn về các quy định, còn Obama (và đảng Dân chủ) thì quan niệm là nhà nước cần can thiệp sâu hơn vào thị trường (tài chính)- ở đây chỉ nói là can thiệp ở khía cạnh là thiết lập các quy định, các quy chế điều phối thị trường.

Việc can thiệp của FED trong thời gian vừa qua là một trường hợp bất khả kháng trong cuộc khủng hoảng cả thế kỷ mới có một lần (theo như lời của ông Alan Greenspan). Về dài hạn mà nói thì chính phủ Mỹ khó có thể tiếp tục xu hướng này vì (1) nguồn lực của chính phủ Mỹ- cái mà Viva gọi là tư bản nhà nước cũng chỉ có hạn, và (2) người dân Mỹ- những người đóng thuế (tax payers) sẽ phản đối việc chính phủ Mỹ dùng tiền do mình đóng góp để cứu những con tàu đã và đang chìm.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Hôm nay, báo Tuổi trẻ có đăng 2 bài viết liên quan đến vấn đề này, mình xin dẫn lại để các bạn tham khảo và có 1 cách nhìn đa chiều hơn.

Cuộc giải cứu “phá nguyên tắc”

TT - Bộ Tài chính Mỹ đang đề xuất khoản tài chính 700 tỉ USD để giải cứu thị trường tài chính. Thực chất đây là hành động “can thiệp hành chính” vào thị trường và được đánh giá là chưa có tiền lệ, vì cho đến nay Mỹ luôn ủng hộ quan điểm hãy để thị trường vận động, tránh những can thiệp của nhà nước vào thị trường.

Theo quan điểm này, các ngân hàng mất khả năng thanh toán phải bị sáp nhập, mua lại, kể cả phá sản. Khi đó, sẽ có người được lớn, kẻ trắng tay. Thế nhưng lần này Chính phủ Mỹ đã không theo nguyên tắc này. Tổng thống G.Bush khi đề cập việc phải chi tiền để cứu thị trường tài chính Mỹ đã nói: nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với những thử thách chưa từng có và chính quyền Mỹ đang can thiệp bằng những hành động chưa từng có tiền lệ.

Các nhà phân tích, chuyên gia một thời ủng hộ không can thiệp hành chính giờ đây cũng đang “gật gù” với giải pháp này vì họ hiểu rằng nguy cơ quá lớn, nếu không can thiệp thì cái giá phải trả lớn hơn rất nhiều lần so với việc giữ một nguyên tắc mà cuối cùng chẳng giải quyết được vấn đề và có thể đẩy tình hình nằm ngoài tầm kiểm soát.

Những tập đoàn, ngân hàng lớn trước đây luôn phản ứng với việc chính phủ ở một số nước can thiệp vào thị trường giờ đang “mừng rơi nước mắt” với giải pháp can thiệp thị trường của Chính phủ Mỹ. Bởi nếu để thị trường “tự xử” thì số phận của họ cũng sẽ bị xóa sổ như Lehman Brothers hoặc hàng loạt ngân hàng, công ty tài chính khi ở các nước Đông Nam Á diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

Để có thể cứu thị trường tài chính, nước Mỹ phải dành ra một khoản 700 tỉ USD mua lại những khoản nợ xấu nhằm ổn định thị trường, sau này khi tình hình ổn định sẽ bán lại. Trường hợp đã bán đi nhưng thu về không đủ, có nghĩa là Chính phủ Mỹ đã dùng tiền thuế của dân Mỹ để cứu các ngân hàng. Rồi đây, người dân Mỹ sẽ phải trở lại với câu chuyện chính phủ sử dụng tiền thuế cứu thị trường. Nhưng trước mắt, các thủ tục để đổ tiền giải cứu đang gấp rút hoàn tất.

T.TUYỀN

Goldman Sachs và Morgan Stanley chuyển đổi hình thức hoạt động:

Từ bỏ “độc lập”, chấp nhận giám sát


Morgan Stanley buộc phải xin chuyển đổi mô hình hoạt động của mình - Ảnh: IHT

TT - Trong một diễn biến bất ngờ, hai ngân hàng (NH) đầu tư lớn còn lại của Phố Wall là Goldman Sachs và Morgan Stanley đã xin chuyển đổi hình thức hoạt động sang tập đoàn NH thay cho phương thức đầu tư độc lập hiện tại.

Theo Bloomberg, “Phố Wall từng định hình thế giới tài chính toàn cầu trong suốt hai thập niên qua đã chấm dứt” với sự đổ vỡ của mô hình NH đầu tư độc lập đã có từ những năm 1930 ở Phố Wall.

Có gì thay đổi so với trước? Quyết định này sẽ giúp hai NH trên mở các NH thương mại để nhận tiền gửi, cũng có quyền như các NH thương mại khác trong tiếp cận chương trình cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Mô hình mới sẽ được giám sát chặt chẽ hơn so với những hoạt động trước đây của các NH đầu tư. Quyết định của FED sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng năm ngày sau khi xem xét các vấn đề chống độc quyền.

“Chúng tôi tin rằng Goldman Sachs, dưới sự giám sát của FED, sẽ trở thành thể chế an toàn hơn với các nguồn tài chính đa dạng” - chủ tịch Goldman Lloyd Blankfein nói sau quyết định chuyển đổi. Chủ tịch Morgan Stanley John Mach thì nhận định: “Cấu trúc mới sẽ đảm bảo cho Morgan Stanley ở trong vị thế mạnh nhất có thể. Nó đồng thời cho thị trường biết rõ sức mạnh tài chính và khả năng tiếp cận các nguồn vốn”.

Trở thành tập đoàn NH, các hãng này phải chấp nhận các biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ hơn từ NH và một số cơ quan chính phủ thay vì chỉ chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán liên bang như trước. Các hãng cũng giống các NH thương mại với việc phải công bố thông tin nhiều hơn, tuân thủ các quy định về vốn dự trữ và giảm các khoản đầu tư rủi ro cao. Trong nhiều thập niên, các hãng tài chính như Morgan Stanley và Goldman Sachs phất lên là nhờ các quyết định đầu tư mạo hiểm để kiếm lợi nhuận trong khi không chịu nhiều sự quản lý của các cơ quan nhà nước.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson đang tích cực vận động cho việc sớm thông qua gói cứu trợ tài chính 700 tỉ USD. Dù thống nhất rằng cần phải sớm thông qua gói cứu trợ tài chính nhưng phe Dân chủ muốn có một số điều kiện đi kèm cùng với dự luật. Theo IHT, bộ trưởng tài chính các nước G7 đã có cuộc họp trực tuyến vào tối 21-9 (sáng qua theo giờ VN) về khả năng hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng lần này.

THANH TUẤN

(Nguồn: Chuyên mục Kinh tế - Báo Tuổi trẻ, ngày 23/09/2008)
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Cái nhân vật "minh" đấy không phải là tớ đâu ạ. Nhân vật này là Mac-san (Huy Mạc), trước đã từng ở KPMG, rồi sau sang Nhật làm cho Lehman của Nhật, cái thời điểm viết bài này là thời điểm là ngày thứ hai đen tối của Lehman, hình như nghe nói là đã trôi sang Lehman Hongkong thì phải, tớ cũng không nắm rõ lắm. Bài của Mac-san tổng hợp rất tốt những ngày hấp hối của Investment Bank lớn thứ tư của Mỹ. Qua bài này mới thấy mấy cái Credit Rating của mấy cái thằng như Moody, hay Fitch quan trọng thế nào- tụt một nod là mất thêm mấy tỷ đô ngay lập tức.

Mạc Quang Huy là nhân viên của Lehman tại Sydney trong những ngày cuối cùng.

Investment banks no longer appear in Wall Street :D
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Bất động sản có sức mạnh khủng khiếp thật, ngân hàng trên 150 tuổi vẫn bị cuốn bay.

Lehman Brothers chỉ là đứa trẻ 9 tuổi đội lốt người khổng lồ 158 tuổi sau khi được "cứu sống" lại hoàn toàn vào năm 1998.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA