Cứu Iem Ới Mấy Wuynh Mịu Ơi!

  • Thread starter bopbop
  • Ngày gửi
B

bopbop

Guest
Chào các anh, chị em bà con xa gần iem là sinh viên KT hiện tại em đang tìm hiểu về thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam mà iem lại không thể kiếm được số liệu đầy đủ về sự phát triển của thị trường thẻ ở Việt Nam từ khi bắt đầu cho đến nay. Kính mong các Sư Wuynh + Sư Mịu giúp sức ... em xin cảm ơn và hậu tạ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
Trước hết đề nghị đồng chí post bài nên sử dụng đúng văn phong tiếng Việt theo như quy định của diễn đàn.
Về vấn đề bạn hỏi: Tôi xin cung cấp cho bạn một bài viết được đăng trên Báo Nhân dân như sau:
Sáu trăm triệu thẻ thanh toán lưu hành trên thế giới với doanh thu 1.026 tỷ USD đã làm thay đổi thói quen kinh doanh và tiêu dùng ở nhiều quốc gia. Hội nhập với kinh tế thế giới, các ngân hàng tại Việt Nam đang phát triển phương thức thanh toán này, song vẫn còn lắm gian nan.

Thị trường thẻ Việt Nam khởi động

Theo bước phát triển của ngành tài chính - ngân hàng thế giới, trong hai, ba năm gần đây, dịch vụ thẻ đã được triển khai mạnh ở Việt Nam. Nếu trước năm 2001, Việt Nam có 10 ngân hàng tham gia lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẻ, thì đến nay hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều tham gia thị trường. Ðó là ACB, UOB, VCB, BIVD, INCOMBANK, AGRI-BANK, CHOHUNG BANK, EXIMBANK, SAIGONBANK, INDOVINABANK, ANZ, HSBC, SACOMBANK và EAB. Trong đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) dẫn đầu về thị phần (khoảng 40%) với ưu thế là thanh toán được nhiều loại thẻ, 200 máy ATM và xấp xỉ 10.000 thẻ mới được phát hành hằng tháng. Thị trường thẻ sôi động, phong phú các loại: thẻ tín dụng (VISACARD, MASTERCARD, JCB, Diner's Club, ACB card), thẻ ghi nợ (Access Card, ACB E - card, VCB Connect 24) và thẻ ATM. Không chỉ là đại lý phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế, chín ngân hàng tại Việt Nam đã phát hành thẻ nội địa.

Xuất hiện ồ ạt nhưng mức độ và hiệu quả sử dụng thẻ thanh toán chưa cao. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giá trị thanh toán của các loại thẻ thanh toán chiếm chưa tới 1% tổng giá trị thanh toán, yếu nhất so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc). Thẻ nội địa mới dừng ở hình thức giữ hộ tiền, chưa phát huy được tiện ích lớn nhất là thay thế tiền mặt. Trong chín ngân hàng thì có hơn một nửa phát hành loại thẻ có chức năng rút tiền. Chỉ có thẻ của ANZ, ACB, Sacombank và EAB có thể vừa rút tiền vừa thanh toán trực tiếp.

Hiện nay, 10 ngân hàng trong cả nước có hệ thống ATM riêng, nhưng hầu hết đều xử lý giao dịch tách rời với hệ thống ngân hàng bán lẻ và hệ thống của các tổ chức thẻ quốc tế ngoại trừ mạng lưới máy của ANZ, HSBC và VCB. Do đó, tại nhiều điểm ATM, khách hàng chỉ có thể thực hiện những giao dịch truyền thống như: rút tiền mặt, kiểm tra số dư và đổi mã số cá nhân, chứ không thể rút tiền bằng thẻ tín dụng, thanh toán hóa đơn và nhiều dịch vụ phụ khác. Hơn nữa, việc đầu tư công nghệ riêng, nối mạng riêng của các ngân hàng gây bất tiện cho khách hàng khi hệ thống thanh toán của họ không chấp nhận hoặc không tương thích nhau.
Và những "chướng ngại vật"
Dù có bước khởi động đáng ghi nhận, Việt Nam vẫn là nơi phát triển mạnh "nền kinh tế tiền mặt". Thực tế, còn rất nhiều cản trở cho sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán ở nước ta.
Trước hết, chúng ta chưa có một môi trường pháp lý thống nhất cho việc phát hành và sử dụng thẻ. NHNN đã ban hành "Văn bản hướng dẫn thực hiện thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam" và "Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ". Tuy nhiên, trong quy chế, việc phát hành thẻ vẫn yêu cầu phải bảo đảm tín dụng như tín dụng trung và dài hạn, cho dù phát hành thẻ là loại tín dụng có tính chất khác hẳn. Các cá nhân muốn sử dụng thẻ buộc phải thế chấp hoặc ký quỹ với một tỷ lệ khá cao, làm hạn chế việc phát hành và sử dụng thẻ của các ngân hàng thương mại. Việc quản lý ngoại hối trong dịch vụ thẻ cũng chưa được đề cập riêng và rõ ràng, nên các ngân hàng còn thận trọng trong cấp hạn mức tín dụng và thanh toán cho các khách hàng. Bộ Luật hình sự Việt Nam hiện nay cũng chưa quy định tội danh và khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Một vài trường hợp đặc biệt đã và sẽ xảy ra có thể gây những khó khăn cho ngân hàng trong phân xử, giải quyết các tranh chấp phát sinh, gây phí tổn về tài chính.

Thêm vào đó, từ các nhà lập chính sách vĩ mô đến các nhà quản trị kinh doanh đều chưa nhất quán quan điểm tập trung nâng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại. Việc khuyến khích mở tài khoản trong dân cư chưa thu được kết quả khả quan. Tính đến nay, tài khoản cá nhân mới đạt 206 nghìn với số dư gần 3.900 tỷ đồng. Mọi khoản thu nhập của cá nhân (gồm lương tháng, tiền thưởng) hầu hết đều được trả bằng tiền mặt, trong khi đó phát hành thẻ căn cứ rất nhiều vào việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng như thu nhập của cá nhân trên tài khoản. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam còn ở mức cao, từ 23% đến 25%.

Về phía người dân, thói quen dùng tiền mặt bám rễ rất sâu. Mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm thấp cũng là một trở ngại cho việc mở tài khoản, phát triển sử dụng thẻ. Người dân Việt Nam vẫn còn lạ lẫm trong việc giao dịch với ngân hàng và tiếp nhận các dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Ðối với nhiều người, thẻ thanh toán là một sản phẩm công nghệ hiện đại dành cho người giàu. Một số người không dám sử dụng vì không tin hoặc thiếu hiểu biết về việc sử dụng, thanh toán và bảo mật công cụ thanh toán mới này. Những người quen sử dụng thì ngại phí cao khi chuyển đổi ngoại tệ.

Các CSCNT cũng chưa ý thức được tiện ích của dịch vụ. Họ chỉ chấp nhận thẻ như phương tiện thanh toán cuối cùng khi khách hàng không có tiền mặt. Sự bất cập trong mức chiết khấu phần trăm doanh số thanh toán theo hóa đơn thẻ khiến CSCNT nhận được thấp hơn doanh thu bán hàng. Hơn nữa họ không thể trốn thuế cho những giao dịch bằng thẻ. Bởi vậy, nhiều CSCNT không muốn chấp nhận thẻ, thậm chí còn thu thêm phụ phí, làm khách hàng ngại sử dụng thẻ. Lý do trên làm mạng lưới CSCNT khó được mở rộng, gần như chỉ tập trung tại các thành phố lớn.

Chính các ngân hàng cũng chưa tổ chức hoạt động xúc tiến thị trường một cách khoa học. Nhân dân chưa được phổ biến đầy đủ về tiện ích của thẻ. Ngay cả tầng lớp trí thức, nhận thức về thẻ cũng chưa rõ ràng. Thêm vào đó, việc phát triển thanh toán thẻ đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại cùng với một đội ngũ cán bộ có đủ khả năng quản lý và vận hành hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, các tài liệu cũng như hoạt động đào tạo về nghiệp vụ thẻ tại Việt Nam hầu như không có. Chi phí cho tài liệu và các khóa đào tạo tại nước ngoài là không nhỏ, nên khó tiến hành thường xuyên để cập nhật thông tin, nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng gặp phải áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, sự bất cập trong công tác phát hành và tính phí lãi.

Những "ổ gà" trên đường đi của thị trường thẻ tại Việt Nam là không nhỏ. Tuy nhiên, một tín hiệu vui đã đến khi cuối tháng 11-2003, Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia (Bank Net) được trù bị thành lập với tổng vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Ngay khi đi vào hoạt động, Bank Net sẽ góp phần quy tụ hệ thống ATM tại Việt Nam, thiết lập kết nối tập trung với các tổ chức thẻ quốc tế. Vì hệ thống mạng thanh toán và trình độ công nghệ thông tin của các đơn vị chưa đồng bộ nên ít nhất hai năm nữa, hệ thống ATM của Việt Nam mới có thể hoàn thiện và quy về một mối. Nhưng không phải viển vông để hy vọng trong tương lai không xa, thẻ thanh toán sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa với nền kinh tế, "bắc cầu" cho sự hòa nhập của Việt Nam vào cộng đồng tài chính - ngân hàng quốc tế. (Báo nhân dân).

(Tôi hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp được gì đó cho bạn trong quá trình nghiên cứu về thị trường thẻ, bạn cũng có thể đăng nhập Web site của các ngân hàng để có thể tìm hiểu thêm về lĩnh vực này).
Chúc bạn thành công !
 
B

bopbop

Guest
Hichic,em đã bit lỗi của mình rùi. Cảm ơn sự giúp đỡ của huynh nhiều lắm!!!!!!
Rất mong các bạn, bà con xa gần, huynh muội nếu ai có tài liệu nào nữa thì cung cấp tiêp cho em với. Em xin chân thành cảm ơn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA