Để tìm hiểu sâu về các phương pháp này, các bạn có thể suy ngẫm dựa trên một số thắc mắc sau:
+ Mỗi phương pháp nêu trên có thể đáp ứng tốt đến mức nào sự phù hợp giữa chi phí hàng tồn kho - Giá vốn hàng bán với doanh thu trên Báo cáo KQKD?
+ Phương pháp nào báo cáo hàng tồn kho trên BCĐTS với giá phù hợp nhất tại ngày lập CĐTS?
+ Các phương pháp ảnh hưởng ntn đến TNDN và thuế TNDN?
Trong một thị trường ổn định, khi giá không đổi, việc lựa chọn phương pháp định giá hàng tồn kho nào không quan trọng lắm. Khi giá ko đổi từ kỳ này sang kỳ khác thì tất cả các phương pháp đều cho kết quả giống nhau. Tuy nhiên, trong một môi trường không ổn định, khi giá lên xuống thất thường thì mỗi phương pháp cho một kết quả khác nhau.
Các phương pháp trên đều đã được thừa nhận trong VAS và đều có những lý lẽ để ủng hộ cho việc sử dụng mỗi phương pháp: phương pháp đích danh có thể được ủng hộ vì nó hoàn toàn làm phù hợp giữa chi phí và doanh thu; tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử thường sử dụng cho các loại hàng hoá có giá trị cao, có ít sản phẩm tồn kho và ít sản phẩm bán ra (đảm bảo nguyên tắc hiệu quả); Phương pháp bình quân gia quyền có khuynh hướng che giấu sự biến động của giá, thường được sử dụng cho các đơn vị có nhiều hàng hoá tồn kho có giá trị nhỏ; Phương pháp FIFO cung cấp một cách đánh giá hàng tồn kho trên bảng CĐTS sát với giá hiện hành của hàng hoá thay thế nhất; Phương pháp LIFO chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định trị giá vốn của hàng bán, do đó kết quả của nó là sự tương xứng tốt nhất giữa chi phí hiện hành và doanh thu trên BCKQKD.
Do phương pháp định giá hàng tồn kho thường có ảnh hưởng cụ thể trên các báo cáo tài chính nên sự lựa chọn phương pháp nào cần phải được công khai trong phần thuyết minh BCTC. Thông tin này rất quan trọng để người đọc có thể hiểu được các báo cáo.
Vì cách lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các BCTC vì vậy theo cảm quan, một số công ty có khuynh hướng mỗi năm lựa chọn lại phương pháp một lần. Mục đích các công ty này là làm sao có được phương pháp lập báo cáo TC thuận lợi nhất. Tuy nhiên, nếu như cho phép điều này, những người sử dụng thông tin trên BCTC sẽ khó có thể so sánh, đánh giá các báo cáo của một công ty qua các năm cũng như ảnh hưởng tới thuế TNDN. Giả dụ lãi tăng lên, người đọc BCTC khó có thể xác định được sự tăng lên này có phải là do đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn hay từ việc thay đổi phương pháp kế toán. Chính vì vậy mới có nguyên tắc nhất quán để đảm bảo không xẩy ra điều này.
Nguyên tắc nhất quán đòi hỏi một công ty phải sử dụng các phương pháp kế toán giống nhau từ kỳ này sang kỳ khác, có như vậy mới đảm bảo tính có thể so sánh được của các BCTC các kỳ liên tiếp nhau.
Tuy nhiên, nguyên tắc nhất quán không có nghĩa là một công ty không bao giờ có thể đổi phương pháp kế toán. Đúng hơn, nếu công ty thực hiện một phương pháp kế toán khác như một sự cải tiến trong quá trình lập BCTC thì sự thay đổi có thể được thực hiện. Tuy vậy, sự thay đổi này phải đảm bảo nguyên tắc công khai toàn bộ, có nghĩa là toàn bộ bản chất của sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đến thu nhập sau thuế phải được công khai đầy đủ trong phần Thuyết minh BCTC.