Một số chỉ tiêu phân tích???

  • Thread starter hong hot
  • Ngày gửi
H

hong hot

Cao cấp
Hóng hớt muốn hỏi cách tính toán và phân tích một số chỉ tiêu sau, nhờ các bác giúp với nhé:

Note: đặc điểm đối tượng phân tích là tổ chức tín dụng quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay.

Đánh giá về tín dụng Moody’s, Standard and Poor’s, Fitch-IBCA cụ thể là những gì?

Capital của TCTD được chia thành tier one, tier two.. có nghĩa gì và cách phần loại cụ thể như thế nào?

Weighted risk assets là gì? trong đó có đề cập Banking Book và Trading Book cụ thể là như thế nào?

Adequacy ratios? CAD-BIS regulation cụ thể là gì?

ROA (average)?

ROE (average)?

Những chỉ tiêu trên có cái hóng hớt còn chưa có khái niệm nên nhờ các bác giải thích kiểu a bờ cờ giúp. Mong nhận được hồi âm của các bác.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
Thưa bác Hong Hot, đây là một số thông tin liên quan tới những vấn đề mà quan bác hỏi:

- Adequacy Ratios hay Capital Adequacy Ratios: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Được tính như sau: (Vốn tự có/Tài sản có quy đổi theo mức độ rủi ro)
Trong đó:
- Tài sản có quy đổi theo mức độ rủi ro (tài sản có rủi ro - Weighted risk assets) là tổng tài sản có được quy ra theo một phương pháp nhất định với một hệ thống tỷ lệ/ hệ số rủi ro cho các khoản mục tài sản khác nhau:
VD: Tín dụng trong hạn - rủi ro: 5%
Trái phiếu Chính phủ - rủi ro: 0%
Nợ nhóm IV (nợ xấu) - rủi ro: 50-100%
......(những con số trên chỉ là giả định)
- Capital của Tổ chức tín dụng thường được chia ra làm cấp I, cấp II (tier one, two):
Theo đó:
Vốn cấp I bao gồm:
+ Vốn điều lệ (vốn được cấp, vốn góp)
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
Vốn cấp II bao gồm:
+ Một số quỹ như: Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ,....
+ 30% Phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định hiện hành của Pháp luật (và đương nhiên được trừ đi nếu đánh giá giảm).
+ Dự phòng rủi ro chung.
- Một số chỉ số tài chính khác:
+ ROA: RETURN ON ASSETS: Lợi nhuận trên tổng tài sản có và được tính bằng Tổng thu nhập ròng sau thuế / Tổng tài sản có (assets).
+ ROE: RETURN ON EQUITY: Lợi nhuận trên vốn tự có được tính bằng Tổng thu nhập ròng sau thuế / Tổng số vốn tự có.
+ Adequacy ratios or Capital Adequacy Ratios (CAR): Hệ số an toàn vốn tối thiểu: được tính bằng: Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro (tỷ lệ này theo tại Việt Nam hiện nay hình như là 8%).
Banking book và Trading Book thì em không có tài liệu nào viết về khái niệm để giải thích cho bác nên thôi thì, bác hỏi đồng chí Google nhé.
Một số tổ chức tài chính đã đưa ra cho mình một hệ thống chỉ tiêu và theo đó hình thành nên Hệ thống đánh giá: Moody's, Standard, Pitch-IBCA hay tiêu biểu nhất là BASLE do Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) bảo trợ.
 
H

hong hot

Cao cấp
Em được mở mắt rồi, cảm ơn bác Le trans, dưng còn cái vụ banking book với chết đinh book thì quả thật tìm ử google khó lắm, bác nào biết bớt chút thời gian chỉ bảo với.
 
H

hong hot

Cao cấp
Thêm nữa, các bác lại cho hỏi cái Assets Liabilities Management Committee thì chức năng nhiệm vụ cụ thể của nó là gì? ai kiểm soát hoạt động của nó và nó thường được hỗ trợ bởi các công cụ quản lý nào? Bác nào cho ví dụ ở một tổ chức tín dụng Việt Nam nào đó thì hay quá.
 
H

hong hot

Cao cấp
Nốt phát nữa, Các mô hình quản lý rủi ro thanh toán ở các tổ chức tín dụng VN hiện nay như thế nào? về phía Nhà nước thì họ cung cấp cho TCTD công cụ quản lý qua việc duy trì các hệ số nào?

Ngân hàng nhà nước hay cơ quan quản lý NN nào đó có đưa ra các phân tích về rủi ro thị trường liên quan đến việc thiết lập các chính sách quản lý rủi ro thanh toán không?
 
H

hong hot

Cao cấp
Thôi còn nốt cái này cho em hỏi luôn: trong điều kiện cơ chế lãi suất như ở VN hiện nay, các TCTD thường có mô hình quản lý rủi ro lãi suất như nào cho hiệu quả?
 
L
hong hot nói:
Thôi còn nốt cái này cho em hỏi luôn: trong điều kiện cơ chế lãi suất như ở VN hiện nay, các TCTD thường có mô hình quản lý rủi ro lãi suất như nào cho hiệu quả?

Hiện nay ngân hàng nhà nước Việt nam đã cho phép thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh theo đó các công cụ phái sinh (derivative Instrusment) được áp dụng cho mục tiêu phòng ngừa (Hedging) trong đó có công cụ Hoán đổi lãi suất chẳng phải là một công cụ cực kỳ hữu hiệu cho việc phòng ngừa rủi ro đấy sao ?

Bác xem thêm tài liệu về công cụ phái sinh nhé, thông thường những cái này bác nên tham khảo tài liệu nước ngoài bởi vì trong nước viết không hay đâu nhé.
 
L
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Hóng hớt thích thì quẳng địa chỉ email đây. ABC làm cái gì cho mệt. Tất cả các vấn đề cần quan tâm đều có tài liệu thích hợp. Quick viết thì cũng được thôi, nhưng mà dài dòng lắm, mà lại đang lên cơn lười. Cứ đưa tài liệu trước, rồi Hóng hớt đọc, thích clarify cái gì sẽ được trả lời cái đấy. Cần kinh nghiệm Việt Nam thì sẽ có. Okay?
 
nang

nang

Guest
Trước đó, cho Hong hot cái này về Trading book và Banking book đã. Rất dễ hiểu.


Trading book is a book used to record transactions entered into by a bank for the profit making purposes. It may include buying transactions in anticipation of increasing in prices and vice versa selling transactions in anticipation of falling in price. If the prediction of the price movement is not accurate then the Bank may suffer a huge loss from its trading book. The underlying instruments for buying and selling can be a currency, a financial instrument such as bond, share, valuable papers etc.



Banking book on the another hand is a book used to record transactions entered into by a bank for the risk management purposes. It includes buying transactions that are backed by a corresponding KNOWN selling transaction and vice versa. The results of the banking book is therefore known with certainty as opposed to the trading book. Normally banks use trading book to square its positions (either short or long) to hedge against the risk of market movement for its own self or do so on behalf of its clients who are exposed to risk which needs to be hedged.


Giờ Nang măm măm chút đã. Mai trả lời tiếp nha.
 
L
Nhân tiện đây cho nhà em hỏi các bác có tài liệu nào lliên quan đến hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ Bao thanh toán (factoring) không nhẩy ???

Quick hoặc nang có thì cho xin nhé ??? Hướng dẫn càng cụ thể càng tốt.

Email của em: businessmanvnn@yahoo.com

Các bác giúp cho !!!
 
N

Nguyen Van Hong

Guest
24/8/04
2
0
0
Hochiminhcity
letrans nói:
Nhân tiện đây cho nhà em hỏi các bác có tài liệu nào lliên quan đến hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ Bao thanh toán (factoring) không nhẩy ???

Quick hoặc nang có thì cho xin nhé ??? Hướng dẫn càng cụ thể càng tốt.

Email của em: businessmanvnn@yahoo.com

Các bác giúp cho !!!


Các bạn có thông tin mới gì về Ngân hàng xin vui lòng Update cho tôi với. Tôi sẵn sàng chia sẻ cùng . Email cua tôi hongminh340@yahoo.com. Rât mong tin
 
H

hong hot

Cao cấp
hong hot nói:
Thêm nữa, các bác lại cho hỏi cái Assets Liabilities Management Committee thì chức năng nhiệm vụ cụ thể của nó là gì? ai kiểm soát hoạt động của nó và nó thường được hỗ trợ bởi các công cụ quản lý nào? Bác nào cho ví dụ ở một tổ chức tín dụng Việt Nam nào đó thì hay quá.
Các bác làm ơn giải quyết nốt mấy cái outstanding này cái??

Bác Quíck ơi, nghỉ tết lâu thế?
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Sorry hóng hớt nhé, đang nghỉ tết, mấy hôm nay đi chơi nhiều quá. Công ty hóng hớt không được nghỉ à? Tối nay nhé.
 
L
Trong này xôm trò thật nhưng hình như chẳng có bác nào để ý đến việc em hỏi về bao thanh toán (Factoring) cả hay sao ấy nhỉ ?

Cũng là việc gấp gấp lắm rồi ???

Ơ >>> Nhanh tay lên nào anh chị em ơi ???
Ơ >>> Nhanh tay lên nào anh chị em ơi ???
 
nang

nang

Guest
Tìm được rồi nè, Letrans, là English version. Nếu ngon lành ngay thì Nang gửi luôn cho. Không thì chịu khó đợi translate chút. Thế thì chỉ là dạng Text được thôi. Liên hệ với Nang để lấy nha. (danh sách CFC. OK?)
 
S

seprain

Guest
16/10/04
19
0
0
Hà Nội
Hình như, từ trước đến giờ NHNN chưa có một quyêt định nào hướng dẫn cụ thể việc hạch toán nghiệp vụ này ..............Tuy nhiên gần đây vừa có một quyết định QĐ 1096/2004/QĐ-NHNN 6/9/2004, Về quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD.......Bạn có thể tìm đọc để nghiên cứu và tự tìm cách hạch toán
Theo mình nghiệp vụ này có phần giống với 2 nghiệp vụ bảo lãnh, chiết khấu..........
Mình cũng muốn tham khảo về vấn đề này..............nhưng ko biết liên hệ với bạn NANG ở đâu ( vì mình chưa tham gia CFC???????)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA