Áp dụng như thế nào?

  • Thread starter Hamhoc
  • Ngày gửi
H

Hamhoc

Guest
9/11/04
66
0
0
Hanoi
Chào các bạn

Mình không phải dân chuyên nghiệp về kế toán nên hay hỏi các bạn thông cảm nhé.

Mình giả sử Doanh Nghiệp cần phát hành 1 thư bảo lãnh để mở LC giả sử trị giá là :10 Tỉ đồng. Thường thì Ngân hàng yêu cầu Doanh nghiệp phải nộp tiền mặt vào TK ký quỹ trước khi phát hành thư bảo lãnh. Nhưng doanh nghiệp hiện dang thiếu vốn.

1. Nếu doanh nghiệp vay được vốn bằng Tiền mặt, Thì Chi phí trả lãi vay 10 Tỉ đó là chi phí hợp lý hợp lệ

2. Doanh nghiệp không vay được 10 Tỉ bằng tiền mặt nhưng Có cá nhân sẵn sàng cho doanh nghiệp mượn tài sản có giá trị Mình gỉa sử Tài sản có giá trị là 15 Tỉ. để doanh nghiệp thế chấp tài sản này vào Ngân hàng và khi đó Ngân hàng sẽ phát hành cho Doanh nghiệp 1 thư bảo lãnh trị giá 10 Tỉ đồng (Tất nhiên cá nhân đó phải cam kết với Ngân hàng thế chấp tài sản đó đê bảo lãnh cho doanh nghiệp.)

Vấn đề Mình muốn Hỏi là Liêu doanh nghiệp có thể trả cho cá nhân đó một khoản tiền tương dương với khoản tiền lãi như trong trường hợp vay vốn băng tiền không? và chi phí đó có được tính là chi phí hợp lý hợp lệ không? và nó được nêu ở văn bản nào? Hay có cách nào áp dụng trong trường hợp này không?

Cụ thể trong trường hợp này là Mỗi tháng doanh nghiệp trả cho cá nhân cho mượn tài sản để thế chấp là: 10Tỉ x 0.85%/1Tháng

Vì thực tế trong trường hợp này là cá nhân đó rất tin tưởng doanh nghiệp mới đưa Tài sản cá nhân để doanh nghiệp thế chấp Ngân hàng.

Mong nhận đuợc trả lời và tranh luận của các bạn

Trân trọng
Hamhọc
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Mình trả lời sơ lược cho bạn như sau:

1. Nếu DN vay tiền của NH để ký quỹ mở LC thì khoản lãi vay này sẽ được tính vào chi phí hoạt động tài chính (TK 635) và sẽ được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp.

2. Trường hợp cá nhân có tài sản cho DN mượn để thế chấp vào ngân hàng bảo đảm cho khoản tiền vay thì cũng sẽ được đưa vào chi phí của DN với điều kiện sau:

+ Phải có bản thoả thuận (hoặc là hợp đồng) về việc cho mượn tài sản trong đó ghi rõ: giá trị tài sản cho mượn, list tài sản cố định cho mượn, mức lãi hàng tháng phải trả, thời gian mượn tài sản và mục đích mượn tài sản, tên ngân hàng nhận thế chấp. Mỗi khi trả tiền lãi nên diễn giải chi tiết nội dung chi cho khoản này nhé.
+ Khi làm thủ tục vay vốn, trong hợp đồng cầm cố tài sản phải ghi rõ nguồn gốc tài sản, giá trị tài sản (phải trùng khớp với bản thoả thuận mượn tài sản) và nếu được thì nên nói ngân hàng dành cho người cho mượn tài sản 1 chữ ký trong phần hợp đồng cầm cố tài sản.

Đó là những vấn đề chính mà bạn cần làm để được tính tiền lãi vào chi phí hoạt động. Nếu có gì thêm tôi sẽ trao đổi với bạn.

Các bác khác thấy thế nào về vấn đề này nhỉ ?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Bạn làm như bạn tranvanhung là đúng nhưng Mina chỉ thêm một điều là mức trả lãi vay của bạn đối với các cá nhân ở ngoài có thể cao hơn mức trần của NH là 1.2 lần thì bạn vẫn được đưa vào chi phí hợp lý, hiện nay Mina biết một số NH đã cho vay với lãi suất là 1%/tháng đối với VNĐ.
 
H

Hamhoc

Guest
9/11/04
66
0
0
Hanoi
ap

Chào bạn Trần văn Hùng

Trước tiên mình xin cảm ơn Bạn đã trả lời và trao đổi

Tất cả những điều bạn nói Mình hiểu và đã làm cụ thể như sau:
1. Hợp đồng cá nhân đồng ý cho ngân hàng cầm cố tài sản để thế chấp cho việc phát hành bảo lãnh
2. Hợp đồng bảo lãnh ky giữa Ngân hàng và doanh nghiệp
3. Hợp đồng giữa Cá nhân với doanh nghiệp về cho cầm cố và trả lãi

Nhưng ở đây mình muốn hỏi chi phí trả lãi trong hợp đồng giữa cá nhân và doanh nghiệp cho trường hợp này được chấp nhận trong văn bản nào?
Trong 128 không thấy có

Hay đây là trường hợp mình cứ áp dụng đến khi quyết toán giải thích với cơ quan thuế. Nếu giải thích với cơ quan thuế Họ nói không chấp nhận vì không có văn bản nào thì sao?

Trân trọng, Mong bạn trả lời và trao đỏi
Hamhoc






tranvanhung nói:
Mình trả lời sơ lược cho bạn như sau:

1. Nếu DN vay tiền của NH để ký quỹ mở LC thì khoản lãi vay này sẽ được tính vào chi phí hoạt động tài chính (TK 635) và sẽ được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp.

2. Trường hợp cá nhân có tài sản cho DN mượn để thế chấp vào ngân hàng bảo đảm cho khoản tiền vay thì cũng sẽ được đưa vào chi phí của DN với điều kiện sau:

+ Phải có bản thoả thuận (hoặc là hợp đồng) về việc cho mượn tài sản trong đó ghi rõ: giá trị tài sản cho mượn, list tài sản cố định cho mượn, mức lãi hàng tháng phải trả, thời gian mượn tài sản và mục đích mượn tài sản, tên ngân hàng nhận thế chấp. Mỗi khi trả tiền lãi nên diễn giải chi tiết nội dung chi cho khoản này nhé.
+ Khi làm thủ tục vay vốn, trong hợp đồng cầm cố tài sản phải ghi rõ nguồn gốc tài sản, giá trị tài sản (phải trùng khớp với bản thoả thuận mượn tài sản) và nếu được thì nên nói ngân hàng dành cho người cho mượn tài sản 1 chữ ký trong phần hợp đồng cầm cố tài sản.

Đó là những vấn đề chính mà bạn cần làm để được tính tiền lãi vào chi phí hoạt động. Nếu có gì thêm tôi sẽ trao đổi với bạn.

Các bác khác thấy thế nào về vấn đề này nhỉ ?
 
X

XuanDuc

Cao cấp
2/9/04
254
0
16
53
Bình Dương
Hamhoc nói đúng quá xá rồi đó, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý thêm khoản thuế thu nhập cho người có thu nhập cao đối với người nhận lãi >>>>>
 
W

WhoamI

Cao cấp
XuanDuc nói:
nhưng chúng ta cũng cần lưu ý thêm khoản thuế thu nhập cho người có thu nhập cao đối với người nhận lãi >>>>>
Theo Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Có quy định: 3. "Tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi tiền cho vay vốn, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán."
http://www.unifiedtech.net.au/webketoan/forum/showthread.php?t=4713
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Vấn đề Mình muốn Hỏi là Liêu doanh nghiệp có thể trả cho cá nhân đó một khoản tiền tương dương với khoản tiền lãi như trong trường hợp vay vốn băng tiền không? và chi phí đó có được tính là chi phí hợp lý hợp lệ không? và nó được nêu ở văn bản nào? Hay có cách nào áp dụng trong trường hợp này không?

Với câu hỏi này.
Có lẽ câu trả lời là không thể.
Ở đây, dựa trên tài sản bảo lãnh của cá nhân, NH phát hành bảo lãnh cho doanh nghiệp.
Chi phí phát hành bảo lãnh khác xa với chi phí vay vốn.
Và như vậy, DN không thể trả cho cá nhân 1 khoản tiền tương đương.... được.
Điểm thứ 2, theo nội dung kinh tế này, bản chất đây là hoạt động bảo lãnh để nhận bảo lãnh của Ngân hàng. DN có thể trả 1 khoản phí bảo lãnh nữa cho Cá nhân chủ sở hữu tài sản nữa hay ko? chắc là có, bởi nếu ko, chẳng ai dại dột đem tài sản ra làm cái trò này ( trừ phi TS đó của chính SLV DN), nhưng nếu có thì phí là bao nhiêu? theo văn bản nào?
Mong các cao tăng chỉ giáo và trích tham chiếu.
Thanks1
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Về việc này tôi cũng đã trải qua rồi.
1- Hợp đồng bảo lãnh 03 bên giữa DN, ngân hàng, và người đứng ra bảo lãnh cho DN
(Bằng TS hay tiền; Nếu là TS thì phải có hợp đồng cầm cố tài sản BL)
2- Đơn xin phát hành bảo lãnh của DN.
Khi ngân hàng chấp nhận phát hành bảo lãnh thì đơn vị bạn se phải chịu phí phát hành bảo lãnh của ngân hàng
Còn giữa DN bạn va người đứng ra bảo lãnh hai bên phải thỏa thuận ký với nhau một hợp đồng trả phí đứng ra bảo lãnh. Tôi không biết chắc có văn bản cụ thể này nhưng chúng tôi ký hợp đồng trả 0,2% tháng cho giá trị tài sản đem ra bảo lãnh. Tất nhiên đây là một lãi suất rất nhỏ so với việc nếu bạn đi vay tỉền ngân hàng để bảo lãnh. Vì vậy người ta thường không tính lãi suất này theo ngày mà tính tháng thôi (Số ngày khoảng 10 ngày là tính trả chi phí ấy cho 01 tháng rồi - vẫn rẻ mà hơn so với vay ngân hàng mà). Còn ở DN bạn và người đứng ra bảo lãnh bằng TS ấy thế nảo thì hai bên nên thảo thuận.
Hình như phần trăm chi phí này cũng có văn bản cụ thể nhưng ma tôi chưa tim ra thôi
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Theo ý kiến cá nhân tôi:

1. Hợp đồng cầm cố tài sản NH với sở hữu tài sản cá nhân thì:
- Nhất thiết phải là hợp đồng ba bên: NH ( ng cho vay), DN ( người đi vay) và chủ sở hữu hợp pháp của TS ( người bảo lãnh).
- Trong trường hợp TS do nhiều cá nhân đồng chủ sở hữu ( như nhà thuộc sở hữu của cả vợ chồng). thì bắt buộc tất cả các chủ sở hữu phải đồng ký tên, và đều có tên trên hợp đồng này.
- Hợp đồng này phải được công chứng tại phòng công chứng nhà nước.
- và tài sản có thể phải được đăng ký giao dịch đảm bảo tại địa phương ( phòng trừ việc TS có thể dùng cầm cố nhiều nơi).
2. Thỏa thuận riêng về mức phí bảo lãnh: đương nhiên phải có thỏa thuận bằng văn bản, mới có căn cứ để phía DN thanh toán phí cho CSH tài sản.
Nhưng tỷ lệ phí 0,2% e rằng hơi lớn. Cách tốt nhất tham chiếu với mức phí phát hành bảo lãnh của Ngân hàng ( chừng khoảng 2%/năm).
 
T

Tralipton

Guest
17/2/04
78
0
0
46
HCMC, VN
Truy cập trang
Theo mình biết, chi phí lãi tiền vay của cá nhân mà cụ thể ở đây là DN với cá nhân nếu có H Đồng đầy đủ thì được trích vào CP Hợp lý để khấu trừ thuế TNDN. theo diem 7 mục III của TT 128 đó. Với điều kiện là mức trích không được vuợt qúa 1.2 lần so với LS của Ng hàng cùng thời điểm.
(Vì hiện nay NN đang thu hút vốn từ bên ngoài cho nên các khoản thu nhập cho vay tức là lãi vay này cũng không phải đóng thuế TNCN.. )
Trường hợp của bạn là OK!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA