Nỗi khổ DN dùng phần mềm kế toán

  • Thread starter Chiên da xốp
  • Ngày gửi
C

Chiên da xốp

Cao cấp
Tui gặp nhiều doanh nghiệp than khổ khi muốn áp dụng phần mềm kế toán.

Khi đăng ký với thuế thì bị bắt hàng tháng phải in ra tất cả các sổ (theo các hình thức kế toán thông thường) bằng phần mềm kế toán, rồi đem lên cho cán bộ thuế ký vào từng trang, có nơi còn đòi 1 bản lưu có đóng dấu, ký tên của doanh nghiệp.
Trong khi làm kế toán ghi sổ bằng tay thì 3-4 năm cán bộ thuế cũng chẳng kiểm tra sổ làm chi.
Vì vậy nhiều doanh nghiệp cứ lẳng lặng dùng phần mềm, chẳng cần đăng ký làm chi cho mệt, sau đó thì vài tháng mới in ra và chép tay vào sổ. Thế thì khỏe hơn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Bác nói cứ gọi là đúng ý em quá à. Thôi thì doanh nghiệp cứ dùng phần mềm, sẽ tiết kiệm được khối thời gian, công sức. Cuối năm chịu khó chép tay lại một chút, còn hơn làm tay cả năm. Các bác nghĩ thế nào?
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Các bác nghĩ đơn giảm quá , đơn vị bé không nói làm gì. Có đơn vị khi tôi đi kiểm tra chứng từ nhiều đến 5,6 tủ sổ sách 40 chục cuốn dầy cộp làm sao mà ngồi chép lại đây. Thì thà rằng cứ mang lên cho họ ký hàng tháng chỉ mất thời gian mang lên thôi.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,033
410
83
46
Ninh Thuận
L

levy

Guest
bác ơi , chi thuế đó ở đâu vậy . để em biết mà tránh chứ lị. cám ơn nhiều.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
luckygirl85

luckygirl85

Obstinate Lucky
7/3/06
867
6
18
39
Quán nem chua rán Bà Già
SUNF nói:
Bác nói cứ gọi là đúng ý em quá à. Thôi thì doanh nghiệp cứ dùng phần mềm, sẽ tiết kiệm được khối thời gian, công sức. Cuối năm chịu khó chép tay lại một chút, còn hơn làm tay cả năm. Các bác nghĩ thế nào?
thế mà em ko nghĩ ra. ok dù sao công ty em cũng bé tẹo :banana: :banana: :banana:
 
V

VNEff

Guest
22/10/05
18
0
0
người VN nhưng ở USA
Theo tui thì kinh nghiệm không nên thông báo cho thuế biết làm phần mềm kế toán, cứ tự nhiên làm, sau đó nộp sổ như bình thường.
 
V

vh_tham

Guest
25/11/06
34
0
6
39
TPHCM
Cty em vẫn dùng chương trình kế toán nè, nhưng mà đừng đăng ký trên thuế nếu ko thuế bắt phải đưa ra password, là nhiều cái lùm lum lắm, tốt nhất là mình chi đăng ký là in sổ sách kế toán bằng máy vi tính thôi (Excel ây). Hàng tháng chỉ cần nhập vào chương trình sau đó kết xuất dữ liệu ra làm BCThuế rồi in sổ sách lụôn, khoẻ re, cái nào ko cho in thi cuối năm mình ghi tay vậy, đơn giản quá, mà bên em chi co mỗi sổ quỹ tiền mặt là ko dc in thoi
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Thêm một nỗi khổ nữa, đó là mỗi khi nghe nói có thông tư mới thì phải xem có thay đổi biểu mẫu không, nếu có thì chuẩn bị tiền để update, hix hix, BTC là tác nhân giúp làm giàu cho các DN phần mềm.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Thêm một nỗi khổ nữa, đó là mỗi khi nghe nói có thông tư mới thì phải xem có thay đổi biểu mẫu không, nếu có thì chuẩn bị tiền để update, hix hix, BTC là tác nhân giúp làm giàu cho các DN phần mềm.

Theo đúng hợp đồng "chuẩn" thì:

- Giá trị hợp đồng kinh tế = Chi phí bản quyền + Chi phí triển khai
- Thời gian bảo hành: thời gian tùy theo từng công ty (default = 12 tháng)
Nội dung bảo hành:
+ Hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện
+ Khắc phục lỗi do PM gây ra
+ Sửa 1 số yêu cầu nhỏ nếu khối lượng <= 1 manday (độ phức tạp ko lớn, ko ảnh hưởng nhiều đến hệ thống). Sẽ có bản phân tích yêu cầu từ phía nhà cung cấp.
+ Nâng cấp cập nhật chương trình (dạng Bugs fixed, Update... - trong đó có chuyện cập nhật theo chính sách mới của nhà nước). Thông thường món này nếu công ty nào làm chuyên nghiệp thì họ thông báo thường xuyên trên website của họ. Thậm chí có cả chức năng live update như Norton nữa)
- Hợp đồng duy trì (maintaince cotract): xx% theo giá trị hợp đồng, tùy theo chính sách và thỏa thuận đã ký trong hợp đồng với khách hàng.
Nội dung của bảo trì:
(Tương tự như bảo hành, có thể làm thêm vài công việc nữa.)

Mọi người cũng biết, Khi đã mua Windows XP rồi thì các Service pack sẽ ko phải mua nữa. Nhưng khi M$ phát hành lên Windows Vista thì KH phải mua thêm (dĩ nhiên là giá nâng cấp).

Hơn nữa, giả sử khách hàng mua Windows XP rồi nhưng lại muốn mua thêm phần mở rộng nào đó tỷ như tôi cần quản lý cái A, cần thêm module B chẳng hạn (chứ ko phải sửa lỗi hay update) thì đương nhiên họ phải bỏ tiền mua thêm rồi (vì đối với bất cứ DN nào, để làm thêm hẳn những gì ngoài hợp đồng là họ phải có chi phí để thực hiện, để sản xuất). Dĩ nhiên, các yêu cầu thêm quá đơn giản, có khối lượng công việc <=1manday thì có thể nhà cung cấp sẽ làm giúp (cái này cũng tùy thuộc mỗi doanh nghiệp hay tính chất lao động mà họ sử dụng).

Ở nước ngoài họ quen vấn đề đó rồi nên ít người thắc mắc, và nhà cung cấp cũng ko lạm dụng làm sai nguyên tắc đó lắm. Và bao giờ mọi nguyên tắc đó cũng thể hiện trong cái hợp đồng mua bán (ở đây là hợp đồng cung cấp, triển khai phần mềm). Rất nhiều nơi bán PM nho nhỏ chỉ có mỗi cái hóa đơn GTGT là xong thì ... phải kêu ca là chuyện đương nhiên thôi. Tớ cũng giải thích nhiều về chuyện đó rồi nhưng ko phải ai cũng biết nội dung hợp đồng cung cấp phần mềm, các phụ lục kèm theo gồm có cái gì (tỷ như: yêu cầu phần mềm, kế hoạch triển khai, giải trình kinh phí, v.v....). Hợp đồng mà ko chặt chẽ thì chỉ khổ khách hàng thôi.

Nếu mọi người còn nghĩ phần mềm là 1 loại hàng hóa trao tay thì có lẽ nên quen với việc "sông chung với lũ". :)

Cheers!
 
nhaquedideple_rathanhpho

nhaquedideple_rathanhpho

Nâng tầm cao mới
Tui gặp nhiều doanh nghiệp than khổ khi muốn áp dụng phần mềm kế toán.

Khi đăng ký với thuế thì bị bắt hàng tháng phải in ra tất cả các sổ (theo các hình thức kế toán thông thường) bằng phần mềm kế toán, rồi đem lên cho cán bộ thuế ký vào từng trang, có nơi còn đòi 1 bản lưu có đóng dấu, ký tên của doanh nghiệp.
Trong khi làm kế toán ghi sổ bằng tay thì 3-4 năm cán bộ thuế cũng chẳng kiểm tra sổ làm chi.
Vì vậy nhiều doanh nghiệp cứ lẳng lặng dùng phần mềm, chẳng cần đăng ký làm chi cho mệt, sau đó thì vài tháng mới in ra và chép tay vào sổ. Thế thì khỏe hơn.

Bên nhaque đang dùng phần mềm, và cũng đăng ký với cơ quan thuế là dùng phần mềm rồi nhưng chưa thấy bắt làm như bạn nói.Năm vừa rồi, mình in báo cáo, sổ sách bằng phần mềm đó???Nhaque đang làm ở quận Đống Đa - Hà Nội
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Nếu mọi người còn nghĩ phần mềm là 1 loại hàng hóa trao tay thì có lẽ nên quen với việc "sông chung với lũ". :)
Phần mềm Misa là "lũ" sao bác 222, Cty Misa lại còn nhận bao nhiêu là huy chương, mua bán có hợp đồng chuyển giao, mua chưa hết một năm (mới khoảng 9 tháng) thì BTC ra QĐ48, cần update theo QĐ48 thì phải mất 500K vì không có bản update riêng, cũng không có cái service pack, chỉ có ver mới thôi và muốn có ver mới thì 500K. Đúng Misa là "lũ" thật, đành phải sống chung thôi. :wall:

Điều này còn tệ hơn là bác 222 mua bản XP pro mới, 9 tháng sau thì Bill chính thức khai tử XP (không còn update nữa), muốn gì thì chuyển sang Vista :bigok:. Giống như bác 222 mua Norton 2006, 9 tháng sau Norton ngừng Live update và bắt đầu bán Norton 2007. :dance2:

Tệ hơn là bởi vì, nếu bác dùng máy cá nhân, không vào mạng, nguy cơ bị phá hoại thấp thì ít ra với bản XP đó bác vẫn xài được. Còn phần mềm kế toán kia nếu không có update thì coi như vứt xọt rác.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Cũng cần phải xem xét theo nhiều chiều khác nhau nữa chứ.

Ví dụ như bạn kinh doanh, nhà nhà kinh doanh, thế giới kinh doanh cũng đều phải tạo ra CẦU MỚI để cho dòng tiền trên thế giới ko ngừng vận động.

Ngay cả chính công ty của bạn cũng đang ko ngừng mong muốn khách hàng cũ và khách hàng mới của bạn phát triển để có thể tạo ra nhu cầu mới đúng ko?

Hơn nữa, thế giới quanh ta là một thế giới động, luôn có nhu cầu thay đổi. 1 em bé cũng phải lớn lên và nhu cầu của em bé đó cũng thay đổi theo thời gian đúng ko? Khi đó em bé ko còn ăn sữa trẻ em, chơi trò chơi nữa. Thanh niên sẽ có nhu cầu của thanh niên, trung niên có nhu cầu của trunh niên, người già có nhu cầu của người già. Tương tự thế, một công ty cũng vậy, có chu kỳ phát triển của nó. Và vì vậy nhu cầu của công ty không ngừng thay đổi. Cũng như thế, một sản phẩm trên thị trường cũng ko ngừng được thay đổi và hoàn thiện. Bạn có biết trước kia M$ chỉ có MS DOS thôi, sau đó lên Windows 3.0, 3.1, Windows 95, 98, ME, 2000, XP, v.v... Vậy chẳng nhẽ tới năm 2007 rồi bạn vẫn còn muốn M$ (đại diện cho nhà cung cấp nói chung) chỉ bán mỗi MS DOS thôi à? Bạn có sure rằng vẫn muốn dùng MS DOS chứ? Hay vẫn thích cài Vista ko có lisence? :)

Nói như vậy để có thể nói với các bạn rằng: thế giới ko ngừng vận động và luôn hướng tới hoàn thiện. Và phần mềm nói riêng, vật thể xung quanh ta nói chung cũng đều có sự thay đổi như vậy (trừ có một số thứ tỷ như môi trường là bị thụt lùi đi thôi).

Về thực tế, rất khó có thể giải thích cho các bạn là để làm ra 1 SP chuyên nghiệp thì công sức, tiền của, rủi ro lớn đến mức nào (cũng như ngành nghề của các bạn vậy, mỗi thay đổi nhỏ trong thiết kế có thể mất bao công sức R&D, thậm chí thay đổi cả 1 dây chuyền sản xuất sản phẩm nữa,...).

Ví dụ, rất có thể khi ra đời 1 quyết định mới, nhà cung cấp phần mềm đã phải tổ chức nghiên cứu phân tích sự thay đổi, đánh giá mức độ thay đổi đó đối với hệ thống, tổ chức 1 dự án quản lý thực hiện sự thay đổi (đối với yêu cầu thay đổi lớn thì có thể phải tổ chức 1 dự án các bạn ạ - có thời gian, có tiền bạc, có nhân lực, có kế hoạch thực hiện,...), viết tài liệu yêu cầu thay đổi đối với phần mềm, phân tích thiết kế lại chương trình khi có thay đổi (từ thiết kế tổng quan tới thiết kế chi tiết), thực hiện viết chương trình theo thiết kế mới (nào là CSDL thay đổi, nào là triggers, store procedures, nào là mức Data layers, mức Business layers, mức Presentation layers... tất cả phải thay đổi hết), kiểm thử những thay đổi mới sau khi viết, kiểm tra tích hợp ứng dụng sau khi đã thay đổi (xem có ảnh hưởng tới các phần hành khác hay không), thay đổi cấu hình sản phẩm (gần như ít người biết đến công việc này của cty phần mềm), tổ chức thay đổi lại tài liệu hướng dẫn sử dụng, in lại một loạt các tài liệu marketing có liên quan đến thay đổi, đào tạo lại cho những nhân viên sales về những thay đổi đó để họ có khả năng giới thiệu cho khách hàng về sự thay đổi, đào tạo cho nhân viên triển khai về các thay đổi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự thay đổi mới của sản phẩm (website, forums, báo chí,...), v.v....

Như vậy bạn đã hình dung chỉ 1 thay đổi đối với phần mềm, các nhà cung cấp sản phẩm chuyên nghiệp (ko tính các cá nhân phát triển phần mềm nhé) phải làm những gì rồi chứ? Những thứ đó có mất chi phí ko nhỉ? (Trên đây mới chỉ là viết sơ sơ thôi chứ ko phải viết chi tiết đâu nhé. Nếu viết chi tiết ra thì chắc ít người hiểu được)


Nói như vậy không hẳn là mình quá đứng về phía nhà sản xuất để bênh họ. Cũng phải nên xem xét cái gì nằm trong phiên bản mới, cái gì là update, cái gì chỉ là service pack thôi. Nếu trong hợp đồng hoặc trong chính sách sản phẩm công bố khi nào mới là lên version mới, khi nào thì chỉ là SPack,...

Nếu có sự thay đổi quá lớn thì chuyên nâng version cũng ko có gì là lạ cả. Bọn mình đã quen với hình thức đó từ rất lâu rồi. Các bạn còn chưa bao giờ thấy bọn Tây nó charge mình về hỗ trợ tính theo giờ đâu. Đến cả demo qua mạng họ còn charge tiền mình nữa là. Thế nên IT ở các nước tiên tiến toàn là những tập đoàn hàng đầu như M$, Oracle, SAP, v.v.... Còn ở VN thì chẳng có mấy cty phần mềm nào có đủ tư cách lên sàn cả. (Thuộc hàng bét nhất trong các ngành nghề có thể kinh doanh thì phải :)). Thế nên các bạn thường xuyên "ca ngợi" phần mềm & dịch vụ Việt nam và "chê bai" phần mềm và dịch vụ của Tây cũng phải thôi (ấy lộn rồi).

Các bác làm phần mềm cũng ko rảnh lên đây và dỗi hơi giải thích dài dòng lòng vòng như tớ đâu.

Check mail cái rồi offline thôi.

Chúc mọi người ngủ ngon.

Cheers

PS: Ủa, hôm nay có avatar rồi à? Thanks Admin nhé :*******
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA