Mừng Năm Con Gà!

  • Thread starter anhoanh
  • Ngày gửi
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
Chỉ còn 17 ngày nữa là chúng ta lại sẽ chào đón năm con gà. Nhân dịp này mình xin Chúc Tất Cả Các Bạn Một Năm Mới An Khang Thịnh Vượng, Tấn Tài Tấn Lộc.

Các Bạn Hãy click chuột vào link dưới đây để thấy không khí ngày Xuân nhé !

http://fun.more.jcisio.com/Nam_moi.htm

Nhân đây Bác nào có chuyện gì hay hay về con gà thì post lên nhé!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Thế anh có thích thơ về con gà không em biếu bác một bài về Gà !
 
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
Thơ thì càng hay chứ sao Bác cam_to_80. Bác Post sớm lên để mọi người cùng vừa đọc vừa "cúp" hạt dưa nhé! Có khi đọc xong bài thơ của Bác mọi người sẽ quên đi sự thiếu vắng của món thịt gà vào dịp tết năm nay đấy!
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Dạo này H5n1 nhiều lắm các anh ạ ! mà thôi khéo em post thơ thịt gà đến tết các bác chả dám ăn thì chả biết nói thế nào !
(hình như chưa bao giờ em nghiêm chỉnh được thì phải )
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Thôi nhân vụ đi Mỹ miều ( cái này chắc HN mới rõ ) em tả lại cho các bác xem cái :
Cánh gà !

Vừa đút vào xong lại kéo ra
Chao ơi ngon quá chiếc cánh gà
Beo béo, cay cay, màu sốt đậm
Liếm tay, mút mút, rồi xít xoa

Cánh gà chắc nịch lại mập to
Đút lò nướngãong thổi phí phò
Nhâm nhi ngậm cánh vào trong miệng
Xơi ngày ba bữa bụng tròn vo


Thôi vui vui cấp độ này thôi chả có bà con lại mắng !
 
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
Chú bé Denis về quê và chơi trong sân nhà. Lũ gà tây đuổi theo chú. Bà nhìn thấy và nói:
- Cháu đừng sợ! Gà tây không dữ đâu. Tết giáng sinh nào cháu chẳng ăn thịt chúng!
- Bà ơi, nhưng những con gà này chưa chín!
 
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
Các Bạn đọc câu chuyện này nhé!

(viết để dỗ một đứa hư hỏng tuổi con gà)

Em có thấy cái vật đen đen trên cao kia không? Đúng rồi, cái đó là con gà. Con gà là con gà, nó khác với con vịt chứ! Khác như thế nào thì chút nữa về nhà em tra tự điển hay lên net tìm đọc sẽ hiểu rõ hơn. Còn con gà đậu trên nóc ngôi đền đó em nghĩ nó là một bức tượng à, có lẽ nó được tạc bằng đá hay được đúc bằng xi măng ư? Không phải đâu cô ơi! Em có biết ai mang nó lên đó không? Vì sao người ta lại mang nó lên đó em cũng không biết phải không? Chuyện này ly kỳ lắm, vì thế có khi người ta mới gọi ngôi đền này là đền con gà. Anh kể cho em nghe nhé, không bịa đâu. Những người lương thiện như anh thì không bao giờ bịa, Thượng đế biết điều đó!
( Be continued )
 
Sửa lần cuối:
G

gbbrucelee80

Guest
28/12/04
19
0
0
Viet Nam
He he
nhiều răng làm thơ hay thật, buổi sáng ra mới uống cà phê xong, đọc thơ của nhiều răng mà tự dưng thèm chân gà nướng mới lạ chứ.
 
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
anhoanh nói:
Các Bạn đọc câu chuyện này nhé!

(viết để dỗ một đứa hư hỏng tuổi con gà)

Em có thấy cái vật đen đen trên cao kia không? Đúng rồi, cái đó là con gà. Con gà là con gà, nó khác với con vịt chứ! Khác như thế nào thì chút nữa về nhà em tra tự điển hay lên net tìm đọc sẽ hiểu rõ hơn. Còn con gà đậu trên nóc ngôi đền đó em nghĩ nó là một bức tượng à, có lẽ nó được tạc bằng đá hay được đúc bằng xi măng ư? Không phải đâu cô ơi! Em có biết ai mang nó lên đó không? Vì sao người ta lại mang nó lên đó em cũng không biết phải không? Chuyện này ly kỳ lắm, vì thế có khi người ta mới gọi ngôi đền này là đền con gà. Anh kể cho em nghe nhé, không bịa đâu. Những người lương thiện như anh thì không bao giờ bịa, Thượng đế biết điều đó!
( Be continued )
Chúng ta tiếp tục nhé!
Lúc anh ra đời thì còn có loài gà. Anh còn nhớ những năm bé tí nhà anh ở kế bên nhà một ông già tên là ông Jimaky, ông ấy rất ghiền trò nuôi gà đá. À, gà đá là trò chơi của những người thích đá gà. Đá gà không phải là mình đá con gà bằng chân như em tập đá môn Karate đâu, mà là thả hai con gà trống ra cho chúng đánh nhau. Vũ khí của chúng là mỏ và cựa. Mỏ và cựa là gì hả? Thôi, em về tra trên net sẽ biết, anh giải thích không được đâu. Đại khái là họ thả hai con gà cho chúng đánh nhau cho tới khi một con thua cuộc bỏ chạy, hay bị con kia giết chết. Dã man hả? Ừ, thì dã man, biết làm sao được, cái gì vui thì thế nào cũng dã man chứ.

Gà để đá nhau còn gọi là gà chọi. Ông Jimaky nuôi loại gà này. Anh còn nhớ mỗi buổi sáng ông đều ra sân chăm sóc chúng. Có khi ông thả cho chúng đá nhau như em dợt võ trong sân tập. Gà đẻ trứng rồi ấp cho trứng nở ra con. Ấp là làm sao hả? Rắc rối quá, mai anh sẽ đưa em đến Viện bảo tàng các động vật đã tuyệt chủng xem thì sẽ biết. À, ở đó có xác ướp của bọn nhà thơ nữa đấy, đặc biệt là có một gã mồm được dán kín bằng băng keo công nghệ siêu bền, anh sẽ giải thích vì sao người ta lại làm như thế với gã sau.

Đến khi anh 10 tuổi thì có lần anh có một con gà do chính mình nuôi. Nó là một con gà tre, nhỏ hơn con gà chọi. Anh nuôi được vài tháng thì nó bị ăn trộm mất, buồn ghê gớm.

Sau đó có nhiều chuyện đáng quan tâm hơn, anh quên bẵng loài gà. Chỉ lâu lâu ăn các loại thức ăn được chế biến từ thịt gà như gà luộc lá chanh, gà cà ri, gà nấu nghệ, gỏi gà, gà rô ti, gà hầm đậu… thì mới chợt nhớ rằng trên đời này có một loài động vật được gọi là loài gà. À quên, những năm anh 30 tuổi có đôi lần theo bạn bè rủ rê đi nhậu nhẹt hư hỏng thì gặp một loại gà khác trong các nhà hàng máy lạnh, nhưng đó là chuyện khác, không liên quan gì mấy đến loài gà mà anh đang kể.
 
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
(continued)
Mọi chuyện không có gì đáng nói cho đến trước lúc em ra đời 327 năm. Lúc đó sau trận dịch Sars xảy ra chừng vài tháng là đến dịch cúm gà. Ban đầu loại virus mang mầm dịch này có tên là K1V5, nó hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới và cũng có trên xứ này. Người ta dập được cơn dịch này sau vài tháng, sau đó nó lại tái phát với một loại virus khác có khả năng gây tác hại kinh khiếp hơn, loại này là V7K4.
Trận đại dịch cúm gà năm đó ghê gớm lắm. Cả hàng triệu người chết, tang tóc khắp nơi. Người ta phải giết hết gà để phòng ngừa. Đi đâu mọi người cũng bịt mặt bịt mũi. Không ai dám chào hỏi ai vì sợ lây nhiễm, họ chỉ ú a ú ớ trong khẩu trang và ra dấu bằng tay thay vì nói ra bằng lời. Ai có nuôi gà phải mang ra nộp để thiêu hủy rồi mang đi chôn. Kể cả các loài gia cầm và các loài có lông vũ tương cận như vịt, bồ câu, chim cút… đều bị tiêu diệt.
Loài gà bị thảm họa diệt chủng. Vài mươi năm sau không mấy ai còn nhớ mùi vị thịt gà, hay tiếng gáy con gà, thậm chí cả hình dáng con gà ra sao. Gà với khủng long trong một nghĩa nào đó cũng có cùng số phận như nhau. Trẻ con muốn biết lông con gà màu gì, cựa gà trống mọc ở đâu, gà trống khác gà mái thế nào… thì chúng đều phải lên internet hay giở lại những cuốn sách cũ kinh khủng được chứa trong tòa nhà thư viện cũng hoang phế kinh khủng để xem. Còn bọn người lớn thì có khi lẫn lộn loài động vật lông vũ có tên là gà với các cô gái ở quê lên thành phố làm nghề bán bia ôm. Bia ôm là biểu hiện suy đồi của thiên đường nhưng lại là biểu hiện thăng hoa của trần thế, thi sĩ Buchipe ở thế kỷ 21 bảo vậy. Buồn ghê hồn phải không em!

Bây giờ anh trở lại câu chuyện con gà trên nóc đền thờ kia nhé.
Đó là thời đại của khủng bố và dịch bệnh. Của tiên tri khải thị và thầy bói. Của cuồng sĩ và vô sỉ. Con người đã hoang mang sau hai trận thế chiến và nhiều cuộc chiến tranh khác nên lại càng thêm hoang mang.
Hồi đó ở gần đây có một khu dân cư sinh sống. Họ đến từ miền Bắc Mỹ sau khi chán ngán đời sống hiện đại, họ từ chối mọi văn minh máy móc. Với chiếc rìu thô sơ của các thế kỷ trước họ khai phá núi rừng lập nghiệp. Trong số những gia đình đó, có hai vợ chồng nọ có ba đứa con gái và một đứa con trai. Cô con gái út chỉ mới 13 tuổi, tên cô là Mangola, cô hay cười tít mắt. Mấy đứa kia thì có thể cho mấy tuổi cũng được vì chúng không phải là nhân vật chính trong chuyện này nên chúng ta không cần quan tâm. Họ sống đạm bạc, đơn giản nhưng hạnh phúc.
Đa phần những người Bắc Mỹ di cư vào đây, mà ngày đó người ta gọi là người North B52, theo tín ngưỡng Karumta. Dân cư khu làng này cũng vậy. Nhưng họ chưa có đền thờ và mong ước có một ngôi để thờ phụng Thượng đế vĩ đại và tối cao.
 
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
( Continued)
Ngày nọ có một vị giáo sĩ rất trẻ theo lệnh Đức Karumty lên đây lập chi nhánh của giáo phái. Ông rất trẻ, chỉ vừa trên 30, thế mới là rắc rối. Dạo đó Thượng đế còn nuôi trong đầu mỗi kẻ tôi tớ của mình một con cá. Từ 30 năm nay Thượng đế nuôi trong cái đầu có mái tóc nhuộm đỏ của ông giáo sĩ trẻ một con cá nhà táng. Em biết rồi đó, quỉ hói đầu Sawukara luôn luôn chờ cơ hội để tấn công con người, nhất là những kẻ trẻ tuổi như vị giáo sĩ này. Con cá nhà táng mà Thượng đế nuôi có nhiệm vụ xơi tái những mưu toan của quỉ, mà loại thực phẩm này thì nhiều vô kể trong tâm trí con người, vì thế nó lớn nhanh vô cùng. Mỗi khi đói khát tội lỗi và đòi ăn thì nó quẫy đuôi. Thế là ông lại té nghiêng té ngửa. Mà nó chỉ quẫy đuôi khi có người nào làm điều gì đó mờ ám đứng gần ông. Vì thế ban đầu mỗi ngày ông té không biết bao nhiêu bận (Ai mà chẳng có đôi điều mờ ám nhỉ!), nhưng về sau mỗi lần cá quẫy ông chỉ nghiêng ngã liêu xiêu chút đỉnh thôi. Ngã hoài rồi cũng quen với cách lấy lại thăng bằng mà.
Thật ra, có một gã thanh niên cô độc trong làng không làm cho con cá cảm thấy bị quấy rầy vì tội lỗi. Mọi người gọi gã là nhà thơ Hoongotu. Có nhiều ngày gã không nói một lời với ai. Có khi lại đọc những lời huyên thuyên mô tê ri nớ mà gã gọi là thơ như bị ma nhập. Có người nghe chúng loẻng xoẻng như tiếng bạc cắc chạm nhau. Có người nghiệm ra những suy tưởng hổ lốn hầm nhừ như cháo lợn. Những khi như thế, mọi người đều nín thở rồi chuồn êm, kể cả con cá nhà táng trong đầu vị giáo sĩ tóc đỏ cũng nằm im thin thít. Bao giờ cũng vậy, những lời mang chất thơ sền sệt trào ra lênh láng, ngập dần quanh chân gã, dâng cao dâng cao dần, cho đến tận mũi làm gã ngạt thở, gã ngất, thì lời ngưng chảy.[1] Vài tuần sau nguồn thơ hồi phục thì gã lại đọc tiếp, cứ thế!

Trước kia dân làng thường làm lễ nghinh chào Thượng đế vĩ đại và tối cao ngoài khu đất trống. Khi vị giáo sĩ về, ông hô hào mọi người góp công sức xây dựng một ngôi đền. Chẳng bao lâu ngôi đền thờ nhỏ bằng gỗ dần dà thành hình. Mọi người đều hoan hỉ nhưng chưa nghĩ ra được một cái tên cho nó. Vùng đất này mới khai khẩn nên chưa có tên, người ta gọi tạm là Nameless Village.
 
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
(Continued)
Ngày nọ, ổ trứng của nhà Mangola nở được 4 con. Mẹ Mangola chia cho 4 đứa nhỏ mỗi đứa một con để chúng chăm sóc. Mangola được chia một con gà trống gầy nhom lông đen thui. Mangola thương nó, mà nó cũng quấn quít em lắm.
Tháng sau thì dịch cúm gà xảy ra.
Không ai dám nuôi giữ đàn gà của mình. Mỗi sáng có xe chở đoàn công nhân vệ sinh đi quanh các khu dân cư để thu thập các loại gia cầm rồi đem đi thiêu rồi chôn. Loa phát thanh ra rả đầu làng thúc giục khẩn thiết. Các anh chị của Mangola đều mang các con gà của họ đi nộp mạng.
Mangola thương con Tobe của mình quá (em gọi nó như vậy). Em cất nó trong một cái giỏ đệm lớn rồi mang vào khu đất trống sau nhà thờ giấu. Em treo giỏ đệm lên một cành cây. Dường như Tobe cũng thấu hiểu hoàn cảnh bi đát của giống nòi và bản thân mình nên cũng không còn cất giọng gáy vào mỗi bình minh như trước. Và nó cũng không dám lộ diện cho con người thấy, chỉ nhảy ra khỏi giỏ đệm vào khi trời tối, loanh quanh chút xíu cho bớt cuồng chân rồi lại chui vào.
Lúc này trên mặt địa cầu không còn một con gà nào ngoài Tobe. Nó cô đơn ghê gớm.
May mắn là loài virus V7K4 không hề chạm đến Tobe. Hằng ngày Mangola mang đến cho Tobe một ít hạt thóc và hạt bắp. Nó ngày càng lớn và trổ mã rất đẹp. Trổ mã là sao à? Chậc, trổ mã có nghĩa là giống như khi con trai mới lớn vậy, thân thể phát triển và đòi hỏi những nhu cầu thiết yếu và bí mật khác.
Nhưng chuyện Mangola và Tobe không qua được mắt vị giáo sĩ tóc đỏ kia. Đôi lần ông thấy Mangola lẻn ra ngoài trong giờ học nghi lễ phụng thượng. Lúc đó con cá nhà táng lại quẫy đuôi dữ dội. Ông gượng bước lại cửa sổ nhìn theo Mangola rón rén chạy khuất sau đám cây. Ông lẻn theo và phát hiện mọi chuyện.
Ngày nọ, Mangola làm lễ khai tâm. Ngồi sau tấm màn thánh mỏng ông nhận ra ngay con bé và truy hỏi Mangola có điều khúc mắc gì muốn tuyên xưng không. Biết không thể giữ mãi niềm bí mật, Mangola khai ra mình đã yêu thương Tobe như thế nào và cố gắng bảo vệ nó ra sao. Giáo sĩ ra lệnh cho Mangola phải làm một số việc công ích cho cộng đồng để chuộc lại những tội nói dối mẹ đi chơi game ở làng bên, và tội không giúp các chị rửa chén, lau nhà… Còn chuyện về Tobe thì chiều ngày mai Mangola phải đưa ông đến gặp nó rồi mới xử lý.
Chiều hôm sau Mangola đến đền thờ đưa giáo sĩ ra khu đất trống. Mangola chúm môi luýt chuýt gọi như mọi khi nhưng không thấy bóng dáng Tobe đâu cả. Cả hai hốt hoảng đổ xô đi tìm. Mangola lo vì thương Tobe. Giáo sĩ lại lo vì e rằng Tobe mang mầm bệnh dịch có nguy cơ gây hại đến mọi người. Ông vội vã trở về đền thờ thông báo cho toàn thể tín đồ sự việc và yêu cầu mọi người phải truy tìm cho ra Tobe trước khi trời tối. Những ánh đèn pin quét qua lại khắp các bụi rậm và đàn chó cũng được huy động vào cuộc. Nhưng không một ai thấy được Tobe ở đâu.
Một tiếng gáy cất lên từ trên cao. Tobe kia kìa! Nó đang đứng trên vai tượng thánh Karumte trên nóc nhà thờ. Dáng Tobe in vào nền trần gian đang tối dần.
Mọi người quần tụ lại quanh sân la to, rồi gióng chuông inh ỏi mong rằng Tobe hoảng sợ sẽ bay xuống. Nhưng không, Tobe vẫn đứng yên. Một người ra ý kiến dùng đá ném, mọi người cùng nhặt đá, mặc cho Mangola van khóc và vị giáo sĩ ngăn cản. Một cơn cuồng rồ, giận dữ và hoảng loạn ào qua tâm trí mọi người. Mi là gà, mi mang mầm nguy hại, mi phải bị giết! Từng loạt đá được ném lên, nhưng kỳ dị thay không một viên nào chạm đến Tobe. Có người lấy súng ra bắn, nhưng vẫn không trúng. Bóng gà vẫn linh ảo nhòa hiện.
 
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
Giáo sĩ tóc đỏ cất tiếng hỏi có ai tình nguyện trèo lên bắt Tobe không. Mọi người im lặng né tránh, người này nhìn người kia. Ông nổi giận cởi phăng chiếc áo nghi lễ, cầm cuộn thừng bắt đầu trèo lên. Gió hú qua vai lồng lộng. Ông run. Bên dưới mọi người nín thở rì rầm cầu nguyện.
Bỗng nhà thơ Hoongotu cất giọng. Đúng vậy, lúc đó Hoongotu nổi hứng cất giọng khàn khàn quái gỡ của gã đọc thơ. Mọi người ngưng thở dạt ra. Thơ là từng vệt âm thanh sền sệt không ngớt chảy ra từ miệng Hoongotu, bám lên da mọi người nhám rít.
Khi đó chỉ còn một sải tay nữa thì vị giáo sĩ sẽ chạm được vào Tobe. Một vệt thơ vụt ngang qua mang tai ông rát bỏng. Vệt thứ hai bám ngay vào dưới mũi. Ông ngạt thở. Con cá trong đầu quẫy mạnh. Thượng đế tối cao Karumty lòng lành ơi, ông buông tay!

***

Ừ câu chuyện chấm dứt ở đây. Em muốn biết số phận của mọi người à, em tham lam quá!
 
anhoanh

anhoanh

Guest
25/3/04
105
1
0
45
Đà Nẵng
Dĩ nhiên vị giáo sĩ tóc đỏ sẽ không trầy sướt chút nào, Thượng đế đâu để tôi tớ Người đau đớn hoạn nạn, Người đã đưa tay đón đỡ ông. Ông tiếp tục chăn dắt tín đồ ở Nameless Village cho đến cuối đời. Về sau, con cá nhà táng trong đầu không còn quẫy cựa làm ông té lên té xuống nữa. Không rõ do nó đã già đi hay do con người bớt tội lỗi. Ngôi đền được xây cất nguy nga dát vàng dát bạc nhiều hơn trước như em vừa thấy đó, cho xứng với ngôi đền trong lòng mỗi người.
Mangola lớn lên và yêu Hoongotu. Họ cưới nhau và có nhiều con.
Một đêm, Hoongotu đã xả miên man cho đến cạn sạch nguồn thơ của đời mình. Khác với mọi khi, thơ không chỉ dâng lên đến mũi thì ngưng, mà lần này còn tràn vào chính hai tai và hai mắt gã nữa. Có là thánh Karumte thì cũng phải cạch cho đến già! Gã không thơ thẩn gì nữa, đi buôn, trở nên giàu có và nổi tiếng. Tuy thế, để tưởng thưởng cho lòng can đảm vô hạn dành cho thi ca, gã đoạt huân chương hạng ba ngành thơ của xứ sở và được ghi tên đĩnh đạc vào văn học sử. Mai đi thăm viện bảo tàng em có thể thấy gã nằm trên chiếc áo quan màu hoàng thổ, là một trong những xác ướp thi sĩ, cái xác bệch bạc bèo nhèo mà miệng được dán kín băng keo. Lý do vì sao lại dán miệng à? Ui chào, người đời sau lo xa về vấn đề vệ sinh môi trường sinh thái ấy thôi!
Còn Tobe, em thấy nó vẫn đứng đó, bất động. Không ai biết rằng tim nó còn đập hay không. Và không phải ai cũng có thể nhìn thấy nó. Có người thấy, có người không. Có người thấy lúc này, nhưng lại không thấy vào lúc khác. Không ai có thể chạm được vào nó. Riêng mình, trong các giấc mơ anh thường nghe tiếng nó gáy, một tiếng gáy tươi rói dõng dạc khác hẳn với thứ tiếng gáy nhân tạo xoàng xĩnh vô hồn trong máy ghi âm. Anh tin vào một rạng đông nào đó nó lại gáy. Tobe bất tử trong hoài niệm những rạng đông đã mất, không như sự bất tử giả tạo của các con người mang tham vọng bất tử, nhưng Tobe bất tử, như Thượng đế.

The end
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA