Những thông tin và đánh giá về kiểm toán nội bộ tại Việt Nam tôi nghĩ bạn có thể tìm đọc thêm ở các tạp chí chuyên nghành để có 1 bức tranh tổng quát hơn. Theo kinh nghiệm làm việc của tôi, có hai điểm chính quan hệ mật thiết với nhau, làm cho phần lớn KSNB ở VN yếu là: tính độc lập của bộ phận KTNB trong cơ cấu DN và trình độ của KTV nội bộ nói chung.
Có rất nhiều DN, lập ra bộ phận KTNB chỉ cho có, cho đủ, mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của nó may ra chỉ rõ ràng trên giấy tờ, còn thực tế thì rất mờ nhạt. Chẳng hạn, DN lập ra KTNB, nhưng lãnh đạo chủ yếu lại chỉ tin và dựa vào kiểm toán độc lập bên ngoài, hoặc không cấp đủ quyền hạn cho bộ phận KTNB có thể làm việc tốt.
Tính độc lập của bộ phận KTNB cũng là một vấn đề đáng bàn, chuyện nể nhau, quan hệ "người cùng một nhà" là một căn bệnh cố hữu của các DNNN, thay đổi nó không phải dễ dàng. Tôi đã từng chứng kiến, có những đoàn KTNB xuống đơn vị làm việc theo kế hoạch 4 ngày thì 3 ngày là đi tham quan và ăn nhậu, 1 ngày cuối cùng làm qua quýt rồi ra về.
Chưa có một kết quả khảo sát chính thức trình độ của các kiểm toán viên nội bộ trong các DNNN, nhưng nếu có chắc kết quả số người được đào tạo về kiểm toán sẽ rất khiêm tốn. Các DN khi thành lập bộ phận KTNB thường chọn những người ngay tại DN và cho rằng họ có kinh nghiệm cộng hiểu biết về DN, điều này là đúng nhưng chưa đủ khi mà các KTVNB có thể được select từ phòng ban khác nhau như hành chính tổng hợp, kinh doanh, tài vụ, vật tư...etc. Họ cần phải được đào tạo bài bản về kiến thức và phương pháp làm việc của một kiểm toán viên thực thụ. Nếu nhìn ra các công ty nước ngoài, đặc biệt là ở các tập đoàn lớn, kiểm toán nội bộ của họ soi sét các quy trình và thủ tục còn khủng khiếp hơn kiểm toán độc lập bên ngoài rất nhiều.
Thời gian trước đọc báo thấy VNPT xảy ra khá nhiều chuyện tiêu cực, trong khi đó quy mô bộ phận KTNB của VNPT khá "hoành tráng", Tổng công ty Dầu khí cũng có thể coi là một ví dụ tương tự...