Trao đổi cùng Anh Ketoangiachat về CM10: Ảnh hưởng của vệc thay đổi tỷ giá hối đoái

  • Thread starter Roadbrowser
  • Ngày gửi
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
45
Far from Thanh Hóa City.
Anh ketoangiachat có đưa ra hướng dẫn thực hiện kế toán chuẩn mực "ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái". Tuy nhiên em xin có ý kiến như sau và rất mong được anh chỉ bảo thêm.
Theo như anh nói thì "Tỷ giá ghi sổ kế toán tại công ty: thống nhất dùng tỷ giá bình quân liên ngân hàng Do Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày đầu mỗi tháng trên Bản tin thị trường Bộ Thương Mại để làm tỷ giá ghi sổ kế toán trong tháng đó". Theo như em hiểu thì đây có thể được coi là tỷ giá hạch toán và tỷ giá này được anh xem là tỷ giá ghi sổ và được dùng để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tê.
Em xin so sánh giữa TT105 và hướng dẫn của anh trên một số điểm như sau:
* Theo TT105: Đối với tài khoản thuộc loại DT, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí SX, chi phí khác và bên nợ các TK vốn bằng tiền, bên Có của các TK nợ phải trả, bên Nợ của các TK nợ phải thu ... có phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ sẽ được hạch toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bq liên NH tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Đối với bên Có của các TK vốn bằng tiền, bên nợ của các TK nợ phải trả hoặc bên Có của các TK nợ phải thu khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ sẽ được ghi nhận theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá bq gia quyền; nhập trứơc, xuất trước...)
*Theo như hướng dẫn của anh mục III.1,III.2 khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc vay, nhận nợ thì các TK151,152,153,211,213,241,627,642,133 và bên Có của các TK311,315,336,341,342... được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ. Mục III.3 khi thanh toán nợ phải trả sẽ ghi Có TK111(1112),112(1122)... theo tỷ giá ngày giao dịch.
Ở đây em thấy mâu thuẫn trong việc sử dụng tỷ giá ghi sổ và tỷ giá tại ngày giao dịch và nếu như sử dụng tỷ giá ghi sổ theo như hướng dẫn của anh thì tỷ giá thực tế trong các giao dịch không liên quan đến TK111, 112 (cụ thể là TK 151, 152,153,211,213,241,627,641,642,111,311,315,336,34 1,342...) lại không được đề cập đến. Anh có thể giải thích rõ hơn về cách làm của anh được không ạ.
Xin cảm ơn anh rất nhiều.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
To Roadbrowser:
Bạn nghiên cứu kỹ lại hướng dẫn của mình nhé. Điều đang lưu ý ở đây theo chuẩn mực là tốt nhất nên theo dõi thực tế tỷ giá cho mọi giao dịch. Tuy nhiên, để đơn giá hoá thì một số nghiệp vụ nên ghi theo tỷ giá trung bình (tức là tỷ giá ghi sổ). Do vậy hướng dẫn của Lã o gia không có gì mâu thuẫn lắm đâu.
Vì thời gian này Lão gia đi công tác xa nên không có nhiều thời gian đóng góp ý kiến với wkt giải thích thêm cho bạn về vdề này.
Lạo gia sẽ tranh thủ để giải thích kỹ hơn cho bạn
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Các bạn có thể lý giải tại sao và khi nào thì sử dụng tỷ giá ghi sổ, khi nào thì sử dụng tỷ giá thực tế được không? Mình rất thắc mắc.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Chọn cách nào là do doanh nghiệp thôi bác. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp ít phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thì họ hay chọn hình thức tỷ giá hạch toán còn các doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ có ngoại tệ thì lại hay dùng tỷ giá thực tế. Cách thức hạch toán thì chắc là bác nắm rồi chứ ?
 
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
47
Miền đất hứa
www.erpvna.com
Thực ra có ba loại tỷ giá chính đó là:

- Corporate: Corporate Exchange Rate
- Spot: Spot Exchange Rate
- User: User Specified Rate

Corporate tương tư tỷ giá hạch toán, còn user là tỷ giá thực tế. Tỷ giá Spot dùng là tỷ giá dùng cho mô hình tổng công ty trong một ngày thì sài chung một tỷ giá cho toàn cty. VCB có dịch vụ fax bảng tỷ giá hàng ngày cho DN hình như là 1K/tờ thì phải. Các ERP package lớn hỗ trợ đầy đủ các loại tỷ giá này và multi currency. TỚ thấy nếu sài chương trình thì mấy vấn đề này k lớn lắm và quản lý đa tệ nửa.
 
K

ketoancon

Giang hồ quy ẩn
30/7/04
94
8
0
HCM
tranvanhung nói:
Chọn cách nào là do doanh nghiệp thôi bác. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp ít phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thì họ hay chọn hình thức tỷ giá hạch toán còn các doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ có ngoại tệ thì lại hay dùng tỷ giá thực tế. Cách thức hạch toán thì chắc là bác nắm rồi chứ ?

Nếu doanh nghiệp ít phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ thì sử dụng tỷ giá thực tế cho rồi! Nếu có phát sinh nhiều quá, để đỡ rắc rối thì mới sử dụng tỷ giá trung bình( nói như bác Ketoangiachat là tỷ giá ghi sổ). Chuẩn mực 10 cũng chỉ cho phép sử dụng tỷ giá trung bình tuần hay tháng trong trường hợp tỷ giá ít biến động thôi.
 
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
45
Far from Thanh Hóa City.
HyperVN nói:
Các bạn có thể lý giải tại sao và khi nào thì sử dụng tỷ giá ghi sổ, khi nào thì sử dụng tỷ giá thực tế được không? Mình rất thắc mắc.
Theo mình thì tư duy thế này: tưởng tượng USD như là một loại hàng tồn kho, khi bạn tăng hàng tồn kho (cũng tương đương với việc bạn nhận được USD hoặc tăng nợ phải thu, tăng nợ phải trả) bạn phải ghi nhận theo giá mua thực tế (tương đương với việc bạn dùng tỷ giá thực tế). Khi giảm hàng tồn kho (cũng tương đương với việc bạn thanh toán bằng USD hoặc giảm nợ phải thu, giảm nợ phải trả) bạn phải tính giá trị hàng tồn kho theo Average, LIFO hoặc FIFO... (tương đương với việc bạn dùng tỷ giá ghi sổ).
 
M

muontennguoi

Trung cấp
19/1/08
84
0
6
24
sg
Theo như em hiểu thì đây có thể được coi là tỷ giá hạch toán và tỷ giá này được anh xem là tỷ giá ghi sổ và được dùng để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tê.
.


Bạn nói đúng. Còn anh ketoangiagan dùng từ thiếu chính xác.

Gọi là tỷ giá ghi sổ vì trước đó đã ghi. Tức là khi phát sinh giảm thì ghi tỷ giá bằng với lúc đã ghi tăng trước đó.

Tỷ giá ghi sổ là tỷ giá quá khứ. Nó có thể là tỷ giá thực tế mà cũng có thể là tỷ giá hạch tóan (tại thời điểm ghi phát sinh tăng).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA