Cách hạch toán của HảiÂu là theo sách nào vậy ? Có thể bật mí không ?
OK, điều mà
ktnb phát hiện ra và đặt câu hỏi chính là điều mà mình mong đợi đấy!
Tại sao ư? Bởi rất ngẫu nhiên mà 2 năm trước mình gặp một cô bạn rất chi là nhiều lý sự trong một lớp bồi dưỡng Kế toán trưởng, bọn mình cũng đã tranh luận về nhiều đề tài, trong đó có vấn đề này. Tất cả những gì bọn mình tranh luận thường mình đều ghi vào một quyển nháp đến nay vẫn giữ. Thú thực khi đó mình chưa hiểu nhiều lắm về cách hạch toán tổng hợp, còn cô bạn này thì đang là kế toán tổng hợp tại 1 công ty may(nay là Kế toán trưởng cứng rồi). Công ty may này thường xuyên có các Hợp đồng được ký kết và sau đó khách hàng đặt cọc ngay (Thường khoảng 10 đến 15% giá trị HĐ thôi). Cũng do tò mò mà mình thấy cô bé này không đưa vào có 131 mà ghi vào 3387, mình thấy lạ vì khi đó mình mới chỉ thường xuyên sử dụng 131 thôi mà chưa nghe nói đến cái khoản 3387 này (thực tế cuốn sách về TK kế toán mình có ngày đó chỉ thấy liệt kê từ 3381 đến 3384 và thêm 3388 nữa, không thấy có 3385, 3386, 3387), thế là mình phản đối và ...hầu như tất cả những gì mà mình đưa ra ở các bài trước là lý lẽ của cô bé ấy đấy, và đương nhiên khi đó mình giơ tay hàng liền...dù chưa tâm phục khẩu phục.
Sau khi chia tay kết thúc lớp học được khoảng 2 tháng , chính cô bạn đó gọi điện cho mình hẹn đến cơ quan , và tại đó, cô bé đưa cho mình quyển sách dày cộp với giá bìa khi ấy là 105.000 đ, tiêu đề "Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán, bài tập và lập báo cáo tài chính DN" do NXB Thống kê phát hành tháng 1/1999. Và cô bé nói : Nếu chỗ anh có nhận tiền ứng trước, không nên làm như em nhé, em không bảo là sai nhưng mà không chuẩn đâu! Và cô bé dở đến trang 115, phần nói về bên CÓ của TK 131, dòng thứ 2 từ dưới lên có ghi rõ :
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng. Vậy là rõ rồi, làm sao phải "Lý sự" nhiều nữa !
Thú thực khi gửi các bài viết trước, mình luôn mong có ý kiến "phản biện" để thắt nút lại, vì thế mình đã cố ý nhấn mạnh rằng :
Các trường hợp ghi có cho 131 chỉ nên sử dụng khi ta đã có động tác giao hàng
Thực ra sách không dạy như thế!
Tóm lại, làm kế toán là "nói có sách, mách có chứng" mọi nghi ngờ phải cần được xem lại.
Và khi tranh luận ta lên nâng lên đặt xuống vấn đề, không chỉ công nhận điều đúng mà phải phát hiện sai ở chỗ nào, bởi lẽ khi tìm được cái sai thì ta không bị sai nữa !
Còn điều mà
anhvu hỏi :
Mình chỉ đang muốn hỏi sự khác biệt thôi.
Vậy thì tài khoản 131, cái chỉ tiêu người bán trả trước trên bảng cân đối có ý nghĩa như thế nào vậy ?
thì tại trang 116 sách đã dẫn trên có nói rõ rằng :
"Tài khoản này(131) có số dư bên CÓ. Số dư bên có phản ánh số tiền nhận trước hoặc số thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng THEO CHI TIẾT TỪNG ĐỐI TƯỢNG. Khi lập Bảng cân đối KT, phải lấy số dư CHI TIẾT CỦA TỪNG ĐỐI TƯỢNG của TK này để ghi vào bên TÀI SẢN hay bên NGUỒN VỐN " Như vậy khi 131 dư có bạn phải ghi vào bên Nguồn vốn, chi tiết "Người mua trả trước" Mã 314. Tức là đồng nghĩa với việc bạn đã ghi nhận một khoản nợ ngắn hạn (tức tuy là khách hàng trả tiền cho bạn, nhưng vì bạn chưa giao hàng cho nên thực tế là bạn đang nợ người ta mà !)