I.- Giới thiệu Văn bản pháp luật hiện hành :
- Luật Lao Động đã được sửa đổi bổ sung
[*]Luật 35/2002/QH10 ngày 02-04-2002 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động
[*]Luật 74/2006/QH11 ngày 29-11-2006 - Sửa đổi, bổ sung Chương XIV của Bộ luật lao động về Giải quyết tranh chấp lao động
[*]Luật 84/2007/QH11 ngày 02-04-2007-Sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động
- Luật BHXH năm 2006
- LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ (Luật số: 25/2008/QH12 - Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008.)
- Công văn số 112/VPCP-KGVX về việc Điều lệ Bảo hiểm y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế (Ngày hiệu lực 06/01/2009)
- Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế (Còn hiệu lực)
Tóm tắt nội dung :
Ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế - Theo Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ: kể từ ngày 01/7/2005, tất cả lao động là người Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả người lao động trong các hợp tác xã, các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân, các doanh nghiệp nông, lâm, diêm nghiệp... đều là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Các doanh nghiệp có từ 1 lao động trở lên cũng phải tham gia BHYT bắt buộc (thay vì từ 10 lao động trở lên như trước đây)...
Người tham gia bảo hiểm được thanh toán các chi phí mà trước đây không có, đó là: các chi phí điều trị do tai nạn giao thông Chi phí điều trị do tai nạn giao thông. (việc thanh toán sẽ tính đến nguyên nhân gây tai nạn), thanh toán cho các thủ thuật và phẫu thuật (hỗ trợ chi trả cho các dịch vụ kỹ thuật cao như chẩn đoán hình ảnh, can thiệp tim mạch... Những ca bệnh cần biệt dược đắt tiền hay điều trị kinh niên như chạy thận, ghép gan... cũng sẽ được hỗ trợ trong giới hạn quy định), thanh toán chi phí vận chuyển chuyển tuyến điều trị với một số đối tượng (áp dụng cho một số đối tượng như người nghèo, người có công với cách mạng, người công tác ở vùng sâu vùng xa...)...
Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm sẽ được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh (trừ các dịch vụ kỹ thuật cao), thay vì phải thanh toán 20% tổng chi phí điều trị như trước...
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc cũng được mở rộng. Đó là toàn bộ người nghèo theo quyết định 139 của Chính phủ. Nhóm đối tượng mới nữa là toàn bộ thân nhân của sĩ quan quân đội, thân nhân sĩ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, các đối tượng là cựu chiến binh các thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Những trường hợp khó khăn, kiếm sống tự do sẽ tham gia loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện. chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ có nhiều phương thức thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm và tạo thế chủ động cho các cơ sở khám chữa bệnh. Một trong các hình thức mới là thanh toán theo chẩn đoán, nghĩa là sẽ có mức bảo hiểm cho từng nhóm bệnh...
- THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 01/2009/TTLT-BQP-BYT-BTC VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ TIÊU CHUẨN VẬT CHẤT VỀ Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU; THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI THÂN NHÂN NGƯỜI ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU DO BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ Y TẾ - BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH ĐỂ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 135/2007/TTLT-BQP-BYT-BTC NGÀY 05/9/2007 CỦA BỘ QUỐC PHÒNG, BỘ Y TẾ, BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 153/2006/NĐ-CP NGÀY 22/12/2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ TIÊU CHUẨN VẬT CHẤT VỀ Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU; THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI THÂN NHÂN NGƯỜI ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU
- Thông tư liên tịch 02/2009/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (Ngày hiệu lực 13/02/2009)
- Thông tư liên tịch 135/2007/TTLT-BQP-BYT-BTC của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 153/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh và tiêu chuẩn vật chất về y tế đối với người đang làm công tác cơ yếu; thực hiện Bảo hiểm y tế bắt buộc đối với thân nhân người đang làm công tác cơ yếu
- Nghị định 153/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh và tiêu chuẩn vật chất y tế đối với người đang làm công tác cơ yếu, thực hiện Bảo hiểm y tế bắt buộc đối với thân nhân người đang làm công tác cơ yếu
- Công văn số 112/VPCP-KGVX về việc Điều lệ Bảo hiểm y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế (Ngày hiệu lực 06/01/2009)
- Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04- 04-1998 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Hiệu lực : Chưa xác định)
- Nghị định số 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.(Hiệu lực : Chưa xác định)
- Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (Còn hiệu lực)
- Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam (Còn hiệu lực)
- Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động và phụ lục đính kèm
- NGHỊ ĐỊNH Số : 204/2004/NĐ-CP – Ngày 14 tháng 12 năm 2004 của CHÍNH PHỦ Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,viên chức và lực lượng vũ trang (Văn bản này còn hiệu lực)
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP (File : Nghidinh204)
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP -bảng lương và phụ cấp (File : 204_nghidinh204bangluongvaphucap – được tổng hợp lại bằng Excel)
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP -đối tượng áp dụng bảng lương 2 (File : 208_nghidinh204doituongapdungbang2 - Tổng hợp lại bằng Word)
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP -đối tượng áp dụng bảng lương 3 (File : 209_nghidinh204doituongapdungbang3 – được tổng hợp lại bằng Word)
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP (File : Nghidinh204)
- Nghị định của chính phủ Số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004"Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước" (Văn bản này hiệu lực : Chưa xác định)
- Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương.
Tóm tắt nội dung
* Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương - Ngày 05/12/2007, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và 14/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương.
Theo đó, khoảng cách giữa các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%...
Tùy trình độ và tính chất của công việc mà mức lương cũng được tính khác nhau. Lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Với lao động làm việc trong nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường…
Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định phải đăng ký cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trước khi công bố áp dụng.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang, bảng lương. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã có thang, bảng lương thì trong thời hạn 3 tháng, tính từ 01/01/2008, phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang, bảng lương…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
- Luật - Nghị định - thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân. - Chi tiết tại đây Các văn bản và các vấn đề liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân
- Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động áp dụng từ 01/01/2009. - Có giá trị đến 31/12/2009
- Nghị định 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam áp dụng từ 01/01/2009 - Có giá trị đến 31/12/2009
- Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong các công ty nhà nước - File: dạng Word đã nén lại - và file dạng pdf cũng đã nén lại
- Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp[
- Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 - Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTC-22/01/2009 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn việc trích nộp Kinh phí công đoàn đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh
- Công văn số: 215/HD-BHXH ngày 05/02/2009 của BẢO HIỂM XÃ HỘI TP HỒ CHÍ MINH V/v hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ BHXH – BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.(Thanh quyết toán 2% giữ lại đơn vị - người sử dụng lao động giữ lại 2% tiền lương, tiền công đóng BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội.)
- Hết hiệu lực từ 01/05/2010
- đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ
- Thông tư số: 17 /2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2009 của BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động
- Nghị định 62/2009 NĐ - CP ngày 27/07/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế
- NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 76/2009/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 09 NĂM 2009 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 204/2004/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
- Nghị định của chính phủ Số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- Thông tư 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16/10/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
- Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động - Có hiệu lực từ 01/01/2010
- Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam - Có hiệu lực từ 01/01/2010
- Thông tư số: 35/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với Công Ty Nhà Nước và Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. - Hiệu lực : 01/01/2010
- Thông tư số: 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên Hiệp Hợp tác xã, Tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động – Hiệu lực : 01/01/2010
- Thông tư 113/2009/TT-BQP ngày 07/12/2009 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam
- Công văn 3621/BHXH-THU ngày 07/12/2009 của BHXH TP. HCM về việc hướng dẫn tỷ lệ đóng BHXH,BHYT,BHTN, mức lương tối thiểu vùng
- Công văn 4799/LĐTBXH-LĐTL ngày 18/12/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về mức lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- Công văn 1540/BHXH-PT ngày 25/12/2009 của BHXH TP. Hà Nội về việc mức đóng BHXH,BHYT,BHTN năm 2010
- Ngày 25/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 28/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung. Theo đó, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2010 sẽ là 730.000 đồng/tháng, tăng 80.000 đồng/tháng so với hiện nay - Nghị định này có hiệu lực từ 10/05/2010 hoặc tại đây
Nghị định 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2010 Qui định mức lương tối thiểu chung bằng Word
Các qui định nêu tại Nghị định 28/2010/NĐ-CP này đều tính hưởng từ ngày 01/05/2010
Bãi bỏ Nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu chung
- Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25/03/2010 V/v điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc - Nghị định này có hiệu lực từ 10/05/2010 hoặc tại đây
Sửa lần cuối: