Phân bổ chi phí công ty mẹ ở nước ngoài cho Công ty con ở Việt Nam

  • Thread starter Forgetmenot
  • Ngày gửi
F

Forgetmenot

Guest
22/8/06
7
0
0
HCM
Mình muốn chia xẻ & trao đổi với các bạn vấn đè này nhé.
Trong thông tư 130 Thuế TNDN , phần 2 chi không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế :

2.25. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo công thức sau:

Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế

=Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế
--------------------------------
Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế
x
Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.

Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được thành lập.
Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ.

_Ở đây là cơ sở thường trú, vậy bên mình là Nhà thầu phụ nước ngoài tại Việt Nam được xem là cơ sở thường trú tại Việt Nam của Công ty mẹ ở Nhật. Vậy phần chi phí quản lý phân bổ từ Công ty mẹ cho Nhà thầu phụ tại Việt Nam thì chứng từ chứng minh cho phần chi phí này thì chỉ cần đưa ra báo cáo tài chính của Công ty mẹ có thể hiện khoản phân bổ này là thuế chấp nhận đúng không? Và phần phân bổ trong định mức là bao nhiêu thì phần ngoài định mức không được tính.

Thông tư 60 thì khi hợp đồng chấm dứt thì phải thực hiện quyết toán trong vòng 45 ngày.
Nếu nhà thầu nước ngoài thực hiện theo 134 thuế nhà thầu, thì thuế TNDN sẽ thực hiện theo thông tư 130 thuế TNDN. Nhưng ở Nhật năm tài Chính là vào tháng 3, vậy thì làm sao mà có được báo cáo tài chính đã được kiểm toán để chứng minh chi phí phân bổ được. Khi quyết toán nhà thầu trước khi có báo cáo tài chính của Công ty mẹ (ở Nhật).
Vậy lúc đó sẽ căn cứ vào chứng từ nào để coi là chứng từ hợp lý, hợp lệ & hợp pháp.
Vậy có bạn nào trong trường hợp giống mình hoặc có biết gì về vấn đề này thì cho mình biết nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,124
113
HCM
www.famaconsulting.vn
_Ở đây là cơ sở thường trú, vậy bên mình là Nhà thầu phụ nước ngoài tại Việt Nam được xem là cơ sở thường trú tại Việt Nam của Công ty mẹ ở Nhật. Vậy phần chi phí quản lý phân bổ từ Công ty mẹ cho Nhà thầu phụ tại Việt Nam thì chứng từ chứng minh cho phần chi phí này thì chỉ cần đưa ra báo cáo tài chính của Công ty mẹ có thể hiện khoản phân bổ này là thuế chấp nhận đúng không? Và phần phân bổ trong định mức là bao nhiêu thì phần ngoài định mức không được tính.
Định nghĩa cơ sở thường trú:
1.4. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.


Trong thông tư đã yêu cầu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xác định doanh thu và chi phí của công ty mẹ. Nếu cty mẹ của Forget có báo cáo kiểm toán của big Four thì càng okie rồi.

Phần phân bổ thì tính theo công thức đã nêu (VD là A); phần không được tính thì lấy phần phân bổ của cty mẹ trừ với phần được tính (A). Nếu dương thì loại bớt phần dương này ra, còn âm thì vô tư.

Thông tư 60 thì khi hợp đồng chấm dứt thì phải thực hiện quyết toán trong vòng 45 ngày.
Nếu nhà thầu nước ngoài thực hiện theo 134 thuế nhà thầu, thì thuế TNDN sẽ thực hiện theo thông tư 130 thuế TNDN. Nhưng ở Nhật năm tài Chính là vào tháng 3, vậy thì làm sao mà có được báo cáo tài chính đã được kiểm toán để chứng minh chi phí phân bổ được. Khi quyết toán nhà thầu trước khi có báo cáo tài chính của Công ty mẹ (ở Nhật).
Vậy lúc đó sẽ căn cứ vào chứng từ nào để coi là chứng từ hợp lý, hợp lệ & hợp pháp.
Mặc dù bên Forget tính theo dạng nhà thầu nhưng chắc là có đăng ký thuế giống như công ty bình thường, mình nghĩ là thời hạn quyết toán thuế sẽ giống như các công ty Việt Nam khác.
Theo mình thì tạm thời cứ lấy số theo báo cáo tài chính của công ty mẹ, sau này nếu có báo cáo kiểm toán sẽ điều chỉnh và nôp thuế bổ sung nếu có. Mình nghĩ là kế toán Nhật cũng sẽ ước lương được số có khả năng bóc tách, muốn chắc ăn thì lấy theo số min, sau này điều chỉnh lại cho các số thuế nộp theo quý (nếu mình đã nộp quyết toán dư)
 
F

Forgetmenot

Guest
22/8/06
7
0
0
HCM
Định nghĩa cơ sở thường trú:

Mặc dù bên Forget tính theo dạng nhà thầu nhưng chắc là có đăng ký thuế giống như công ty bình thường, mình nghĩ là thời hạn quyết toán thuế sẽ giống như các công ty Việt Nam khác.
Theo mình thì tạm thời cứ lấy số theo báo cáo tài chính của công ty mẹ, sau này nếu có báo cáo kiểm toán sẽ điều chỉnh và nôp thuế bổ sung nếu có. Mình nghĩ là kế toán Nhật cũng sẽ ước lương được số có khả năng bóc tách, muốn chắc ăn thì lấy theo số min, sau này điều chỉnh lại cho các số thuế nộp theo quý (nếu mình đã nộp quyết toán dư)

Em cám ơn anh Virgin nhiều nhiều.
Bên em tuy đăng ký theo chế độ kế toán Việt Nam nhưng vẫn phải thực hiện theo Thuế nhà thầu về thời hạn quyết toán.
Em hiểu giải pháp anh đưa ra.
Tuy nhiên khó cho bên em vấn đề như thế này nhé.
Khi hợp đồng xây dựng kết thúc, giả sử là 30/8/2009. Thì trong vòng 45 ngày sẽ nộp quyết toán thuế là 15/10/2009 & bên thuế sẽ xuống kiểm tra quyết toán & đóng mã số thuế của văn phòng điều hành nhà thầu lại.
Tháng 3/2010 báo cáo tài chính Công ty mẹ mới có & khoảng tháng 5/2010 mới được kiểm toán xong.
Như vậy thuế sẽ không cho mình nợ lại báo cáo kiểm toán đâu.
Như thế là chi phí phân bổ trong định mức từ Công ty mẹ sẽ không được chấp nhận đúng không.

Nhân đây, em cũng muốn trao đổi thêm vấn đề này nữa.

Một số hợp đồng mua hàng bên em được thanh toán từ Công ty mẹ. Như vậy sẽ phải làm hợp đồng 3 bên đúng không, hay vẫn làm hợp đồng mua bán với nhà cung cấp bình thường còn Văn phòng điều hành nhà thầu sẽ ký với Công ty mẹ một văn bản thỏa thuận là Công ty mẹ sẽ giúp thanh toán một số hợp đồng nhỉ.
Khi thanh toán hợp đồng mua hàng, một số hàng nhập nước ngoài sẽ do Công ty mẹ ở Nhật thanh toán trực tiếp, khi đó chi phí mua hàng của lô hàng này có được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán không?
Trong trường hợp hợp đồng thầu có quy định: Các loại thuế nhập khẩu & thuế khác liên quan đến lô hàng nhập khẩu do chủ đầu tư thanh toán; người nhận hàng là chủ đầu tư. Nhà thầu là người mua & thanh toán tiền hàng.
Do đó, trong chứng từ nhập khẩu hàng: tên nhà thầu chỉ thể hiện trên hóa đơn thương mại ; còn các chứng từ khác (tờ khai hải quan, vận đơn,…) đứng tên người nhận hàng là chủ đầu tư.
Vậy chỉ có chứng từ hóa đơn thương mại có được xem là chứng từ hợp lý để tính vào chi phí hợp lý cho lô hàng nhập này không?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,124
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Bên em tuy đăng ký theo chế độ kế toán Việt Nam nhưng vẫn phải thực hiện theo Thuế nhà thầu về thời hạn quyết toán.
Trong thông tư 134 có ghi
II. NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ, NỘP THUẾ TNDN TRÊN CƠ SỞ KÊ KHAI DOANH THU, CHI PHÍ ĐỂ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ TNDN
1. Đối tượng và điều kiện áp dụng
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục II Phần B Thông tư này nếu đáp ứng các điều kiện:
(i) Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
(ii) Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;
(iii) Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam.
Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế về việc Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập tính thuế TNDN trong phạm vi 20 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng.
2. Thuế giá trị gia tăng
Thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thực hiện theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo quy định thì sẽ thực hiện theo Luật thuế TNDN = > thời hạn quyết toán giống như cty Việt Nam ?

Theo mình hiểu thì cơ sở kinh doanh thường trú quyết toán thuế có thời hạn giống các công ty Việt Nam (do đó mới yêu cầu có báo cáo kiểm toán của cty mẹ, nếu quyết toán từng hợp đồng thì làm sao có báo cáo kiểm toán để tính doanh thu công ty mẹ).

Thuế nhà thầu do bên Việt Nam nộp mới tính theo từng hợp đồng.
 
Sửa lần cuối:
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,124
113
HCM
www.famaconsulting.vn
hix...01 topic theo 01 chủ đề thôi, Forget mà nhân đây thì nhân hoài không hết.

Một số hợp đồng mua hàng bên em được thanh toán từ Công ty mẹ. Như vậy sẽ phải làm hợp đồng 3 bên đúng không, hay vẫn làm hợp đồng mua bán với nhà cung cấp bình thường còn Văn phòng điều hành nhà thầu sẽ ký với Công ty mẹ một văn bản thỏa thuận là Công ty mẹ sẽ giúp thanh toán một số hợp đồng nhỉ.
Khi thanh toán hợp đồng mua hàng, một số hàng nhập nước ngoài sẽ do Công ty mẹ ở Nhật thanh toán trực tiếp, khi đó chi phí mua hàng của lô hàng này có được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán không?

Chỉ cần là hợp đồng 02 bên. Khi thanh toán phát sinh việc công ty mẹ trả tiền thì mình làm phụ lục hợp đồng. Chứng từ có đủ hóa đơn, Packing list, vận đơn, tờ khai hải quan...thì chẳng có gì phải lo cả.

Trong trường hợp hợp đồng thầu có quy định: Các loại thuế nhập khẩu & thuế khác liên quan đến lô hàng nhập khẩu do chủ đầu tư thanh toán; người nhận hàng là chủ đầu tư. Nhà thầu là người mua & thanh toán tiền hàng.
Do đó, trong chứng từ nhập khẩu hàng: tên nhà thầu chỉ thể hiện trên hóa đơn thương mại ; còn các chứng từ khác (tờ khai hải quan, vận đơn,…) đứng tên người nhận hàng là chủ đầu tư.
Vậy chỉ có chứng từ hóa đơn thương mại có được xem là chứng từ hợp lý để tính vào chi phí hợp lý cho lô hàng nhập này không?

Cái này phải hỏi lại các bác hay nhập khẩu. :wall:
 
F

Forgetmenot

Guest
22/8/06
7
0
0
HCM
Em cám ơn anh nhiều nhé.
Thông tư ra như vậy nhưng không tính các trường hợp đặc thù nên mới chồng chéo nhau đấy ạ. Nói là làm theo luật thuế TNDN nhưng đến khi Quyết toán thuế vẫn nói fải là 45 ngày khi hợp đồng chấm dứt đấy ạ. Hii, em đã hỏi thuế & được trả lời là chờ hướng dẫn nên phải chờ thôi ạ.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,124
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Mình có hỏi lại vụ quyết toán thuế nhà thầu với 01 bác làm ở Phòng hỗ trợ tuyên truyền, bá ấy cũng confirm là:
nếu cơ sở thường trú có đăng ký MST và đăng ký, khai báo thuế, hạch toán chứng trừ đầu vào-ra đầy đủ như công ty VN thì thời hạn quyết toán thuế sẽ giống như công ty Việt Nam.
Thông tư đã quy định thì mình cố gắng cãi theo chứ nghe theo các bác cán bộ thuế thì có nước chết.
 
F

Forgetmenot

Guest
22/8/06
7
0
0
HCM
Tại cuộc họp Đối thoại Doanh nghiệp lần thứ 65 tổ chức tại Tp.HCM.
Cục thuế Tp HCM đã trả lời cho câu hỏi chi phí phân bổ của Công ty mẹ cho Văn phòng điều hành nhà thầu là không được tính vào chi phí. Đồng thời khi chuyển trả số tiền mà Cty mẹ phân bổ này VPĐH còn phải nộp thuế nhà thầu.
Chỉ có Chi nhánh mới được tính vào chi phí.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,124
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Tại cuộc họp Đối thoại Doanh nghiệp lần thứ 65 tổ chức tại Tp.HCM.
Cục thuế Tp HCM đã trả lời cho câu hỏi chi phí phân bổ của Công ty mẹ cho Văn phòng điều hành nhà thầu là không được tính vào chi phí. Đồng thời khi chuyển trả số tiền mà Cty mẹ phân bổ này VPĐH còn phải nộp thuế nhà thầu.
Chỉ có Chi nhánh mới được tính vào chi phí.

Vậy là sao nhỉ ? Thông tư quy định là cơ sở thường trú và văn phòng điều hành một loại cơ sở thường trú. :wall:

Thôi chịu khó làm văn bản gởi Cục thuế. Nếu thấy trả lời không đúng tinh thần thông tư thì kẹp văn bản trả lời gởi tiếp lên Tổng cục thuế.

Biết đâu em được thưởng cái mề đay Bắc đẩu bội tinh cho vụ này. :drummer:

Định nghĩa cơ sở thường trú:
1.4. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
 
D

ddnguyen

Trung cấp
2/12/07
125
0
18
39
Hà Nội
Anh Chị có thể cho em hỏi với trường hợp là văn phòng đại diện của 1 công ty nước ngoài tại việt nam thì chi phí quản lý có được phân bổ theo tiêu thức như trên không anh Chị nhỉ?

Theo em nghĩ là ko, vì bản thân vPDD ko phải là 1 pháp nhân, nó ko trực tiếp tạo ra doanh thu.

Nếu có anh chị cho em xin văn bản giải thích nhé! Thanks anh chị nhiều
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA