Đây là đoạn 9 của chuẩn mực chung - chuẩn mực kế toán Việt nam.
Trọng yếu
09. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
(nói có sách, mách có chứng mà
)
Nào, cùng "mổ xẻ" một chút cái tính trọng yếu này nào.
dragonking nói:
Mình thì có một thắc mắc thế này mà mãi không tìm thấy câu trả lời. Như thế nào thì được xem là trọng yếu, thế nào là không trọng yếu?
Báo cáo tài chính (BCTC) của 1 doanh nghiệp (DN) là để dành cho người đọc (không phải chỉ cho cq Thuế.... ) và người đọc cần đọc thông tin trên báo cáo tài chính để có thể đưa ra quyết định kinh tế nào đó. Người đọc BCTC có thể là Sếp, là nhân viên của DN, là khách hàng, là nhà cung cấp, là người đầu tư, là cổ đông, là ngân hàng v.v... là bất cứ ai mà có 1 lợi ích kinh tế bất kỳ nào đó liên quan đến DN đó.
BCTC là để cung cấp thông tin chủ yếu về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của DN và thông tin trên BCTC cần đảm bảo tính trọng yếu.
Tính trọng yếu của 1 thông tin trên BCTC được "đo" bằng cách:
Nó là Trọng yếu nếu THIẾU hoặc THIẾU CHÍNH XÁC việc trình bày Nó mà ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng. ---> khá trừu tượng đây.
Thực ra về mặt khái niệm thì nó trừu tượng như vậy, còn khi xem xét thì xem xét bằng cách; nếu THIẾU - bỏ hẳn - cái thông tin đó, hay THIẾU CHÍNH XÁC - làm sai - cái thông tin đó thì ảnh hưởng gì đến người sử dụng BCTC.
Vấn đề thứ hai là:
dragonking nói:
Có chỉ tiêu định lượng cụ thể nào không hay tuỳ theo từng doanh nghiệp quy định?
Chỉ tiêu định lượng cụ thể thì không đâu quy định cụ thể cả. Tuy nhiên trong chuyên môn về kiểm toán thì có đưa ra một số chỉ tiêu như là; 15% hay 10% của lợi nhuận sau thuế, 5% tổng giá trị tài sản, hay 1% tổng giá trị doanh thu.... v.v... Tuy nhiên những con số này không phải là có tính pháp lý hay trong thông tư hướng dẫn gì đâu.... Chỉ là quy định nội bộ vậy.
Tính trọng yếu được xem xét trên cả độ lớn và tính chất, cả định lượng và định tính. Chẳng hạn việc ghi chép sai hoặc làm sai - chỉ chiếm 1 số lượng nhỏ thôi - không đủ chỉ tiêu % nào đó của việc xem xét tính trọng yếu, nó sẽ không được coi là trọng yếu nếu chỉ là vô tình làm vậy, nhưng nó sẽ là trọng yếu nếu những người liên quan cố tình làm ra như vậy. - đó là do xét về mặt định tính mà.
Rồi ví dụ như một trường hợp làm sai, làm mất 1 tỷ đồng, nhưng doanh số của DN là khoảng vài ngàn tỷ. Nếu xét theo tỷ trọng thì 1 tỷ sai kia không trọng yếu. Nhưng nếu xét theo độ lớn của 1 tỷ đồng thì hoàn toàn có thể coi là trọng yếu và cái người làm sai 1 tỷ kia có thể phải hầu tòa rùi.
Tính trọng yếu là 1 nguyên tắc hay, và nó xuyên suốt trong mọi thông tin cũng như việc trình bày của các thông tin trên BCTC.
Nào, Các bạn cùng nhau...... soi xét tiếp đi nào.