Tỷ giá hạch toán

  • Thread starter Nguyen Thi Thanh Huyen
  • Ngày gửi
T

Tina

Guest
10/11/03
62
0
0
40
Nha Trang
Truy cập trang
Sáng nay em đã hỏi cô kế toán về chênh lệch tỷ giá này ấy ạ . Cách trả lời cũng như lần trước thôi . Em có hỏi là khi xuất ngoại tệ (TK có gốc ngoại tệ khi phát sinh giảm )thì xuất theo phương pháp nào ? LIFO, FIFO hay bi`nh quân ? Hic.... khi hỏi đến đây thì em được xem là " có vấn đề" . Cô kế toán đã lấy ví dụ cho em như sau :
- Ngày 01/04/04: Cty xuất khẩu 1 lô hàng trị giá 1.000 USD . Tỷ giá tại thời điểm ghi nhận doanh thu là 15.500VND/USD . Tỷ giá hạch toán năm của doanh nghiệp : 16.000VNĐ/USD
Kế toán định khoản :
Nợ TK 131: 1.000*16.000=16.000.000
Có TK 511: 1.000*15.500=15.500.000
Có TK 431: 500.000
- Ngày 30/04/04 : Khách hàng trả nợ . Tỷ giá thực tế : 15.600VNĐ/USD
Nợ TK 112.2: 1.000*16.000=16.000.000
Có TK 131:16.000.000
Cùng ngày đó, bán ngoại tệ lại cho ngân hàng
Nợ TK 112.1: 1.000*15.600=15.600.000
Nợ TK 431: 400.000
Có TK 112.2: 16.000.000

Em thấy ,với cách làm như trên thì ở công ty em thực tập hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán đúng không ạ ?

Em trích nguyên văn 1 đoạn trong báo cáo kiểm toán _ phần thuyết minh BCTC như sau :
Hạch toán ngoại tệ:
" Sổ sách kế toán của công ty được phản ánh bằng VNĐ . Các đồng tiền khác VNĐ được coi là ngoại tệ . Các nghiệp vụ ghi nhận công nợ có gốc ngoại tệ , các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hạch toán năm . Các nghiệp vụ ghi nhận hàng tồn kho , tài sản , doanh thu , chi phí có gốc ngoại tệ đươc quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ . Mọi khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính được hạch toán vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính .

Tại ngày lập bảng CĐKT , tiền và công nợ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá mua vào của ngân hàng ngoại thương - chi nhánh NT . Chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại các khỏan công nợ dài hạn được hạch toán vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính . Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại khoản mục tiền và công nợ ngắn hạn được trình bày trên bảng CĐKT trong mục vốn chủ sở hữu ."


Em không hiểu lắm về những gì đã đọc được . Anh chị có thể giải thích giúp em vì sao lại như vậy ko ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

Michelle

Trung cấp
22/5/04
68
0
8
Em có thể nêu tên sách mà em đã đọc không? Anh thấy giống như QĐ 1141 TC/QĐ/CĐKT. Em nên tham khảo TT 105/2003/TT/BTC sẽ nói rất rõ về vấn đề này.

Còn với cách làm như trên thì ở công ty em thực tập, thì đúng họ hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán (cách này còn rất phổ biến).

Phương pháp tính tỷ giá hạch toán có nói rõ trong thông tư TT 105/2003/TT/BTC. Trong trường hợp này em không "có vấn đề" chút nào cả! Có chăng...TT 105/2003/TT/BTC có vấn đề mà thôi!
 
Sửa lần cuối:
T

Tina

Guest
10/11/03
62
0
0
40
Nha Trang
Truy cập trang
Khi DN dùng tỷ giá hạch toán thì khi xuất ngoại tệ có quan tâm đến giá xuất hay không ? (LIFO, FIFO, bình quân )

Hạch toán ngoại tệ mà em trích dẫn ở trên không phải từ trong sách đâu ạ . Từ báo cáo kiểm toán do mấy bác kiểm toán ở cty mà em thực tập lập ấy ạ . Trong đó em thắc mắc không biết vì sao" Chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại các khỏan công nợ dài hạn được hạch toán vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính " còn "Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại khoản mục tiền và công nợ ngắn hạn được trình bày trên bảng CĐKT phần Chênh lệch tỷ giá trong mục vốn chủ sở hữu ." ? Sao không hạch toán vào doanh thu hay chi phí tài chính luôn ?
 
F

Face_to_destiny

Trung cấp
26/9/04
113
0
0
42
In the end...
Chắc em biết là đến đầu năm doanh nghiệp sẽ đánh giá lại các khoản ngoại tệ và công nợ ngắn hạn ấy theo tỷ giá hạch toán, vì thế nếu đưa vào lãi lỗ thì đến năm sau vẫn phải đánh giá lại. Tất nhiên có nhiều doanh nghiệp vẫn đưa khoản đó vào lãi lỗ, cả 2 cách làm đó đều không sai. Và thực tế, theo tôi biết thì các doanh nghiệp "thích" đưa vào chi phí hoặc lợi nhuận TC hơn vì đỡ mất công.
Với DN sử dụng tỷ giá hạch toán, người ta không dùng giá xuất theo các phương pháp như em thắc mắc mà khi xuất người ta sử dụng tỷ giá thực tế trong ngày để ghi nhận.
 
H

hoangdanthanh

Guest
Tina nói:
Em trích nguyên văn 1 đoạn trong báo cáo kiểm toán _ phần thuyết minh BCTC như sau :
Hạch toán ngoại tệ:
" Sổ sách kế toán của công ty được phản ánh bằng VNĐ . Các đồng tiền khác VNĐ được coi là ngoại tệ . Các nghiệp vụ ghi nhận công nợ có gốc ngoại tệ , các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hạch toán năm . Các nghiệp vụ ghi nhận hàng tồn kho , tài sản , doanh thu , chi phí có gốc ngoại tệ đươc quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ . Mọi khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính được hạch toán vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính .

Tại ngày lập bảng CĐKT , tiền và công nợ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá mua vào của ngân hàng ngoại thương - chi nhánh NT . Chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại các khỏan công nợ dài hạn được hạch toán vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính . Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại khoản mục tiền và công nợ ngắn hạn được trình bày trên bảng CĐKT trong mục vốn chủ sở hữu ."


Em không hiểu lắm về những gì đã đọc được . Anh chị có thể giải thích giúp em vì sao lại như vậy ko ?


Đây thực ra là 1 bảng nhận xét về tình hình hạch tóan, kế tóan của doanh nghiệp đó thôi, tất cả đều dựa trên các chuẩn mực kế tóan . Nhưng có thiếu một ý nữa: doanh nghiệp không được phân chia cổ tức từ khỏan thu nhập do đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.

Và trong thực tế các DN bắt buộc phải hạch tóan như vậy. Chúc em vui nhé. :0frown:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA