Hỏi về trích khấu hao TSCĐ

  • Thread starter Anhchuot
  • Ngày gửi
A

Anhchuot

Lên thớt...
23/7/03
362
6
18
Hanoi
www.
Toi la mot nhan vien ke toan cho mot cong ty TNHH - Van tai hanh khach du lịch toi muon tim hieu ve van de trich khau hao cua TSCD thi toi tim hieu the nao tren WEBKETOAN va toi muon gui bai viet cu the thi chuong trinh co giai dap giup khong?

La sinh vien moi ra truong toi rat muon biet thu tuc de co duoc mot bao cao tai trinh, tinh hinh thuc hien lai-lo cua cong ty cung nhu tinh hinh thuc hien nghia vu voi Nha nuoc Cong ty cua toi hien tai nop thue theo phuong phap khau tru nen moi van de ve thue toi rat muon biet.

Toi cu the gui loi thac mac den chuong trinh: Nhu sau Trong nam 2002 Cong ty toi mua 2 chiec o to VIOT duoc su dang ky cua Cong ty cho thue tai chinh, nhung den nam 2003 kha nang dap ung tai chinh cua cong ty dn luc du toi muon chuyen 2 chiec xe do thanh TSCD cua cong ty thu tuc the nao. Phan Hoa don cho thue tai chinh cua nhung thang cho doi chuyen doi co duoc khau tru tiep vao nam 2004 khong ? Rat mong su giup do cua chuong trinh?

:error Mong các bạn chuyển font chữ tiếng việt có dấu
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

boihoangvt

Cao cấp
24/5/03
326
1
0
Công ty cho thuê tài chính phải xuất hóa đơn bán 02 chiếc xe này cho công ty của bạn ( theo giá trị còn lại ), sau đó DN bạn đăng ký chuyển sở hữu xe.
Hóa đơn cho thuê tài chính của những tháng chờ chuyển đổi ( trước thời gian bên bán xuất hóa đơn bán ) vẫn được khấu trừ.
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
Bạn có thể tham khảo 02 Thông tư sau

A. Thông tư 49/1999/TT-BTC:

1- Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm các Công ty cho thuê tài chính và các doanh nghiệp cho thuê tài chính thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là bên cho thuê tài chính) và các doanh nghiệp đi thuê tài chính theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về cho thuê tài chính, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
2- Tài sản thuê tài chính là tài sản mà bên cho thuê tài chính dùng vào dịch vụ cho thuê tài chính. Tài sản này được hình thành từ việc nhập khẩu hoặc mua trong nước. Đối với tài sản nhập khẩu, bên cho thuê tài chính là đối tượng nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu. Đối với tài sản mua trong nước, bên cho thuê tài chính gián tiếp nộp thuế GTGT thông qua việc thanh toán tài sản mua. Dịch vụ cho thuê tài chính theo quy định của Pháp luật là dịch vụ tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê với bên đi thuê. Doanh thu cho thuê tài chính không thuộc diện chịu thuế GTGT bao gồm tiền thu cho thuê tài chính, phí cam kết sử dụng vốn, giá trị mua lại (trường hợp bên thuê mua lại tài sản thuê vào cuối kỳ hạn thuê theo giá danh nghĩa).
3- Thuế GTGT của tài sản thuê tài chính do bên cho thuê tài chính đã nộp sẽ được bên đi thuê trả dần trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính.
4-Thông tư này không áp dụng đối với dịch vụ cho thuê tài sản thông thường.

II- Quy định cụ thể

Đối với bên cho thuê:
a/ Bên cho thuê tài chính là đối tượng không chịu thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính, nhưng tài sản mua vào hoặc nhập khẩu dùng để cho thuê đã nộp thuế GTGT thì sẽ được bên đi thuê trả dần cho bên cho thuê, bên cho thuê phải thực hiện đầy đủ các quy định sau:

- Tài sản bên cho thuê tài chính khi mua để cho thuê phải có hoá đơn GTGT, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Trong hợp đồng cho thuê tài chính phải quy định rõ tiền thuê, thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán, thời hạn thuê, chu kỳ thanh toán.
Đối với tài sản bên cho thuê nhập khẩu về để cho thuê tài chính mà tài sản này thuộc danh mục hàng hoá không chịu thuế GTGT hàng nhập thì bên cho thuê không phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu.
b/ Bên cho thuê tài chính khi thực hiện dịch vụ cho thuê tài chính được sử dụng chứng từ sau:
- Bên cho thuê tài chính xuất hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính. Hoá đơn phải đảm bảo các nội dung theo mẫu đính kèm quy định tại Thông tư này và phải đăng ký sử dụng sau khi có văn bản chấp thuận của Tổng cục thuế. Việc xuất hoá đơn thực hiện theo thời gian trả tiền quy định trong hợp đồng (có thể theo tháng; hoặc quý), song để đơn giản thủ tục viết hoá đơn các bên cho thuê được phép tập hợp viết hoá đơn 2 lần trong một năm tài chính (vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm hoặc vào thời điểm chuyển quyền sở hữu)
- Khi lập hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính, bên cho thuê phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên hoá đơn. Riêng cột thuế GTGT (kỳ này) được xác định theo nguyên tắc phân bổ đều số thuế GTGT đã nộp của tài sản cho thuê tương ứng với thời gian thuê.
Ví dụ: Công ty cho thuê tài chính A có tài sản cho xí nghiệp X thuê, trong hoá đơn GTGT có ghi số thuế là 360 triệu đồng. Giả định:
+ Thời hạn cho thuê theo hợp đồng: 3 năm. Từ 1/2/1999 đến 1/2/2002.
+ Chu kỳ thanh toán: ngày 01 hàng tháng
Theo ví dụ này thuế GTGT được tính từng tháng là: 360.000.000đ : 36 tháng = 10.000.000 đ . Công ty cho thuê tài chính A viết hoá đơn cho X.N X ghi số thuế GTGT như sau:
Kỳ 1: Vào tháng 6 năm thứ nhất sẽ khấu trừ số thuế 5 tháng (từ tháng 2 đến tháng 6) là: 10.000.000 đ x 5 = 50.000.000 đ
Kỳ 2: Tháng 12 năm thứ nhất (1999): 10.000.000 đ x 6 = 60.000.000 đ
Kỳ 3: Tháng 06 năm thứ hai: 10.000.000 đ x 6 = 60.000.000 đ
Kỳ 4: Tháng 12 năm thứ hai (2000): 10.000.000 đ x 6 = 60.000.000 đ
Kỳ 5: Tháng 06 năm thứ ba: 10.000.000 đ x 6 = 60.000.000 đ
Kỳ 6: Tháng 12 năm thứ ba (2001): 10.000.000 đ x 6 = 60.000.000 đ
Kỳ 7: Tháng 01 năm 2002: 10.000.000 đ x 1 = 10.000.000 đ
Cộng luỹ kế ( 36 tháng ) 360.000.000 đ
- Khi xuất hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Tài sản cho thuê khi mua phải có hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT và phải phân bổ đều theo quy định nêu trên.
+ Tổng số thuế GTGT ghi trong hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính của bên cho thuê phải khớp với số tiền ghi trên hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khi công ty cho thuê mua tài sản.

+ Trường hợp khi mua tài sản không có thuế GTGT, hoặc không có hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật thì không được phản ánh thuế GTGT vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính.
Đối với bên đi thuê:
Bên đi thuê ngoài việc trả tiền thuê còn phải trả tiền thuế GTGT mà bên cho thuê đã thanh toán với người cung cấp tài sản. Căn cứ hoá đơn bên cho thuê xuất, bên đi thuê thực hiện hạch toán phần thuế GTGT đã trả cho bên cho thuê vào tài khoản khấu trừ thuế.
3) Quy định về quản lý hoá đơn
a- Bên cho thuê chịu trách nhiệm quản lý hoá đơn GTGT khi mua tài sản mà những tài sản này dùng vào việc cho thuê. Trường hợp bên cho thuê trực tiếp nhập khẩu hàng hoá thì bên cho thuê phải quản lý biên lai nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có). Các chứng từ này sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp đi thuê tài chính sau khi khấu trừ hết số thuế GTGT và chuyển quyền sở hữu cho người đi thuê khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính.
b- Trường hợp bên thuê không thực hiện hợp đồng dẫn đến việc bên cho thuê phải thu hồi tài sản: bên cho thuê phải gửi thông báo cho bên đi thuê trong đó xác định rõ số thuế GTGT đã được trả, số thuế GTGT còn lại chưa trả. Thông báo này được lập thành 03 bản: 1 bản gửi bên đi thuê, 2 bản lưu bên cho thuê. Trường hợp tiếp tục cho thuê tài chính tài sản này thì bên cho thuê giữ lại 1 bản còn chuyển cho bên đi thuê 1 bản. Trong hợp đồng thuê mới, số thuế GTGT còn lại do người đi thuê trước chưa trả hết sẽ được bên đi thuê sau trả tiếp và được hạch toán vào tài khoản khấu trừ thuế. Phương pháp phát hành hoá đơn tương tự như quy định tại điểm b, mục II.1 Thông tư này.
- Trường hợp bên cho thuê tài chính không cho bên thứ 3 thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính mà bán tài sản thì phải nộp thuế GTGT và xuất hoá đơn GTGT theo quy định của Pháp luật.
c- Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần gía trị tài sản, sau đó mua lại tài sản thì bên cho thuê quản lý hoá đơn mua tài sản cho thuê đến khi làm thủ tục bán tài sản. Số thuế GTGT còn lại ( Số thuế trên hoá đơn trừ (-) số thuế đã trả ) sẽ được khấu trừ tiếp phần thuế GTGT giống như trường hợp mua trực tiếp TSCĐ có thuế GTGT đầu vào.
Chứng từ để được khấu trừ thuế GTGT đối với doanh nghiệp đi thuê khi mua lại tài sản gồm: Hoá đơn GTGT mua tài sản (mua trong nước) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT (nhập khẩu) của bên cho thuê tài chính chuyển giao, Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính tại thời điểm bên mua mua lại tài sản. Số thuế GTGT được khấu trừ tiếp khi bên thuê mua lại tài sản theo phương thức cho thuê tài chính bằng (=) Thuế GTGT trên hoá đơn bên cho thuê chuyển giao trừ (-) thuế GTGT đã nộp trên hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính (mục 3, cột Luỹ kế)
d- Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính bên cho thuê và bên đi thuê cùng bỏ vốn mua máy móc thiết bị, sau đó bên cho thuê chỉ thu tiền thuê (vốn và lãi) tương ứng với phần vốn bỏ ra thì hoá đơn mua tài sản cho thuê được bên cho thuê quản lý cho đến khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê . Số thuế GTGT tương ứng với phần vốn mà bên đi thuê bỏ ra sẽ được tính vào hoá đơn thu tiền lần thứ nhất khi bên cho thuê cấp.
e- Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính đã thực hiện xong và số thuế GTGT đã được bên đi thuê trả hết, hai bên thoả thuận thuê tiếp thì việc xuất hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính sẽ không phản ánh thuế GTGT.
4) Xử lý vi phạm:
Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức cho thuê tài chính để gây thất thu cho Ngân sách nhà nước. Mọi hành vi vi phạm các quy định tại thông tư này đều được xử lý theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, các văn bản pháp quy hiện hành.

B. Thông tư 107/1999/TT-BTC


1. Đối với đơn vị đi thuê tài chính (có tài sản cố định thuê tài chính) về dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, khi nhận tài sản cố định thuê tài chính và hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính của bên cho thuê, kế toán ghi:
+ Khi nhận tài sản cố định thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị tài sản cố định thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 342 - Nợ dài hạn.
+ Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính và số thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, tính xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ theo chế độ thuế quy định để xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khầu trừ.
2. Đối với đơn vị có TSCĐ thuê tài chính về dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc không chịu thuế GTGT, khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị tài sản cố định thuê tài chính theo giá đã có thuế GTGT (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ), ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Có TK 342 - Nợ dài hạn.
3. Căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính từng kỳ, kế toán xác định số tiền phải trả kỳ này cho bên cho thuê tài chính, trên cơ sở đó tính và xác định số lãi thuê phải trả kỳ này, công nợ dài hạn đã đến hạn trả, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Tổng số tiền thuê phải trả kỳ này trừ (-) lãi thuê phải trả)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Lãi thuê phải trả kỳ này).
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Tổng số tiền thuê phải trả kỳ này).
+ Khi trả tiền thuê TSCĐ cho bên cho thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả
Có TK 111, 112, ...
4. Phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 342 - Nợ dài hạn.
Có TK 111, 112.
5. Cuối kỳ, kế toán tính trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642, ...
Có TK 2142 - Hoa mòn TSCĐ đi thuê.
6. Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính cho bên cho thuê, kế toán phản ánh giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.
7. Trường hợp hợp đồng thuê tài chính quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán phản ánh giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Đồng thời ghi chuyển giá trị hao mòn:
Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ đi thuê
Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.
8. Trường hợp phải chi tiền thêm để mua lại TSCĐ thì đồng thời với việc ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp (bằng hai bút toán trên), kế toán còn phải phản ánh giá trị tăng thêm của TSCĐ mua lại. Căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính (lần cuối cùng) và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 111, 112, ...
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
Từ năm 2004 sẽ thực hiện theo TT105/2003/TT-BTC ngày 04/11/03:
Tôi xin trích luôn phần hướng dẫn chuẩn mực đi thuê để mọi người tham khảo luôn:
A- Phân loại thuê tài sản

1.1- Phân loại thuê tài sản phải căn cứ vào bản chất các điều khoản trong hợp đồng và phải thực hiện ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Sau thời điểm khởi đầu thuê tài sản nếu có thay đổi các điều khoản của hợp đồng (trừ gia hạn hợp đồng) thì các điều khoản mới này được áp dụng cho suốt thời hạn hợp đồng. Nhưng thay đổi về ước tính (thay đổi ước tính thời gian sử dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại của tài sản thuê) hoặc thay đổi khả năng thanh toán của bên thuê thì không làm thay đổi sự phân loại thuê tài sản đối với ghi sổ kế toán.

1.2- Phân loại thuê tài sản được căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê cho bên thuê. Thuê tài sản bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động.

1.2.1- Thuê tài chính:

- Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

- Các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính :

a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.

b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.

c) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.

d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.

e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

- Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau:

a) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;

b) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

c) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

1.2.2- Thuê hoạt động:

- Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.

- Thuê tài sản là quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạt động vì quyền sử dụng đất thường có thời gian sử dụng kinh tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.

B. Hướng dẫn kế toán thuê tài sản là thuê tài chính

1- Ghi nhận tài sản thuê tài chính đối với bên thuê

1.1. Tại thời điểm nhận tài sản thuê, bên thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định hoặc tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê.

Trường hợp trong hợp đồng thuê tài chính đã ghi rõ số nợ gốc phải trả bằng giá trị hợp lý tài sản thuê thì tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính được ghi theo cùng giá trị này.
Giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu ghi nhận giá trị TSCĐ thuê tài chính là giá chưa có thuế GTGT (Kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp).

1.2. Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của tài sản thuê.

1.3. Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính (số tiền lãi thuê tài chính) và khoản phải trả nợ gốc từng kỳ. Số tiền lãi thuê tài chính phải trả được hạch toán vào chi phí tài chính trong suốt thời hạn thuê. Số tiền lãi thuê tài chính ghi nhận vào chi phí tài chính từng kỳ được xác định bằng số dư nợ gốc còn lại nhân (x) với tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định.

Trường hợp số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại thì số tiền lãi thuê tài chính phải trả bao gồm cả số lãi tính trên số thuế GTGT mà bên thuê chưa trả cho bên cho thuê.

1.4. Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê.

Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê.

1.5. Trường hợp lãi thuê tài chính đủ điều kiện được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang thì thực hiện theo quy định tại phần IV Thông tư này.

2- Kế toán TSCĐ thuê tài chính

2.1- Tài khoản kế toán

Kế toán TSCĐ thuê tài chính sử dụng TK 212 - Tài sản cố định thuê tài chính.

Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp.

Hạch toán TK 212- TSCĐ thuê tài chính cần tôn trọng các quy định sau:

1. Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính. Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp.

Nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (Kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp).

2. Không phản ánh vào tài khoản này giá trị của các TSCĐ đi thuê hoạt động.

3. Tài khoản 212 được mở chi tiết để theo dõi từng loại, từng TSCĐ đi thuê.

4. Việc ghi nhận nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 06 "Thuê tài sản". Sau thời điểm đó, kế toán TSCĐ thuê tài chính trên TK 212 được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 03 "TSCĐ hữu hình".

5. Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính được hạch toán như sau:

- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào bên Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332);

- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào chi phí SXKD trong kỳ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của
Tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính

Bên Nợ:

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.

Bên Có:

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.

Số dư bên Nợ:

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.

2.2- Phương pháp kế toán các hoạt động kinh tế liên quan đến thuê tài sản là thuê tài chính

a - Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký kết hợp đồng..., ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112...

b - Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính, ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 342- Nợ dài hạn (Số tiền thuê trả trước - nếu có)
Nợ TK 244- Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có các TK 111, 112...

c - Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê.

c.1- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:
Nợ TK 212- TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ gốc phải trả kỳ này)
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).

c.2- Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142 - Chi phí trả trước, hoặc
Có các TK 111, 112 (Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).

c.3 - Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342- Nợ dài hạn
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.

c.4- Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

c.4.1- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế:

- Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)
Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112.

- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.

c.4.2- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp trực tiếp:

- Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)
Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)
Nợ TK 623, TK 627, TK 641, TK 642 (Số thuế GTGT trả kỳ này)
Có các TK 111, 112.

- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT phải trả vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê)
Nợ TK 623, TK 627, TK 641, TK 642 (Số thuế GTGT)
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.

d - Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:

d.1. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính)
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ phải trả kỳ này có cả
thuế GTGT)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ phải trả kỳ này cộng (+) Số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê).

d.2- Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142 - Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112 (Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính).

d.3- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342- Nợ dài hạn
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.

d.4- Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

d.4.1- Khi chi tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc phải trả kỳ này có cả thuế GTGT)
Có các TK 111, 112 ...
d.4.2 - Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kỳ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332), hoặc
Nợ các TK 627, 641, 642 (Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ)
Có TK 138 - Phải thu khác.

d.4.3- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số lãi thuê tài chính phải trả kỳ này vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Tiền lãi thuê phải trả kỳ này).

- Căn cứ hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ hoặc tính vào chi phí trong kỳ giống như trường hợp chi tiền trả nợ khi nhận được hoá đơn (như bút toán d.4.2).

đ - Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112...

e - Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 241 ...
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính (2142).

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao TSCĐ.

g- Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142)
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.

h- Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp:

- Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.

- Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có các TK 111, 112.

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.
C. Hướng dẫn kế toán thuê tài sản là thuê hoạt động

1- Ghi nhận thuê tài sản là thuê hoạt động đối với doanh nghiệp thuê

Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài sản đi thuê trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê (Trả tiền thuê từng kỳ hay trả trước, trả sau).

2- Kế toán TSCĐ thuê hoạt động

2.1. Khi xác định chi phí tiền thuê tài sản là thuê hoạt động phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán, hoặc
Có các TK 111, 112,...

2.2. Trường hợp doanh nghiệp phải trả trước tiền thuê tài sản là thuê hoạt động cho nhiều kỳ.

a. Khi xuất tiền trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Số trả cho kỳ này)
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112...

b. Định kỳ, phân bổ tiền thuê tài sản là thuê hoạt động đã trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 142 - Chi phí trả trước, hoặc
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

D. Hướng dẫn kế toán cho thuê tài sản là cho thuê hoạt động

1- Ghi nhận TSCĐ cho thuê hoạt động

1.1- Cho thuê hoạt động là bên cho thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản cho thuê. Bên cho thuê vẫn ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp cho thuê.

1.2- Doanh thu cho thuê tài sản từ cho thuê hoạt động phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê mà không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.

1.3- Chi phí cho thuê hoạt động trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản cho thuê hoạt động và số chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận ngay hoặc phân bổ dần cho suốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu.
1.4- Khấu hao tài sản cố định cho thuê hoạt động theo quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình hoặc Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình phù hợp với chính sách khấu hao của doanh nghiệp.

2- Kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động

2.1- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (Được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ)
Nợ TK 142- Chi phí trả trước, hoặc
Nợ TK 242- Chi phí trả trước dài hạn
Có các TK 111, 112, 331,...

2.2- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.

a- Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ:

- Khi phát hành hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tiền cho thuê chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.

- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

b- Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ.

- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.

- Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)
Có các TK 111, 112 (Tổng số tiền trả lại).

2.3- Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.


a- Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ.

- Khi phát hành hoá đơn dịch vụ cho thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán).

- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

b- Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ.

- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động cho nhiều năm, ghi:
Nợ các TK 111, 112... (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận trước).

- Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.

- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 111, 112,... (Tổng số tiền trả lại).

2.4- Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ (Hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động).

Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao TSCĐ.

2.5- Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động (nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 142- Chi phí trả trước
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn.

Đ. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính

1. Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính

Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán. Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi nhận ngay là một khoản lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện hoặc chi phí trả trước dài hạn và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản. Trong giao dịch bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

2- Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính

2.1. Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ.

a. Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131(Tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập khác (Theo giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).

b. Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ thực hiện theo bút toán 2.2.c và 2.2.d - Phần B "Kế toán thuê tài sản là thuê tài chính".

c. Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.

Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ- Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán.

d. Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp thời gian thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642,...

2.2. Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ.
a. Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).

Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Tính bằng giá bán TSCĐ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).

b. Các bút toán ghi nhận tài sản, nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ và tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính thực hiện theo bút toán 2.2.c, 2.2.d và 2.2.g - Phần B "Kế toán thuê tài sản là thuê tài chính".

c. Định kỳ, kết chuyển số chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

E. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động

1- Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động

1.1- Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hoặc lãi phải được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ phát sinh;

1.2- Nếu giá bán được thoả thuận thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, trừ trường hợp khoản lỗ được bù đắp bằng khoản tiền thuê trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường, thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng;

1.3- Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ mà phải được phân bổ dần trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng;

1.4- Đối với thuê hoạt động, nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh.

2- Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn"

Bổ sung thêm nội dung bên Nợ TK 242:

- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động.

Bổ sung thêm nội dung bên Có TK 242:

- Phân bổ số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong suốt thời hạn thuê lại tài sản.

3 - Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động

3.1. Khi bán TSCĐ và thuê lại, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, kế toán phản ánh giao dịch bán theo các trường hợp sau:

a- Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hay lãi phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, căn cứ vào hoá đơn chứng từ:

- Phản ánh số thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).

Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số đã hao mòn - Nếu có)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).

b- Nếu giá bán được thoả thuận ở mức thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay, kế toán ghi sổ các bút toán như ở điểm 3.1(a).

Trường hợp giá bán và thuê lại TSCĐ thấp hơn giá trị hợp lý nhưng mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong thời gian thuê tài sản, ghi:

- Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, phản ánh thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Tính bằng giá bán của TSCĐ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá trị còn lại của TSCĐ lớn hơn giá bán)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

- Trong các kỳ tiếp theo phân bổ số lỗ về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

c - Nếu giá bán và thuê lại tài sản cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ mà được phân bổ dần trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng còn số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại được ghi nhận ngay là một khoản lãi hay lỗ trong kỳ.

c.1- Căn cứ vào hoá đơn GTGT bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 711 - Thu nhập khác (Tính bằng giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).

Đồng thời, ghi giảm giá trị TSCĐ bán và thuê lại:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

c.2 - Định kỳ, phân bổ số lãi về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642.

3.2. Định kỳ, xác định tiền thuê TSCĐ phải trả, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.
 
L

Le Thanh Ha

Guest
13/12/03
87
0
0
Đà Nẵng
Truy cập trang
:f_o
Các bạn ơi đơn vị tôi có 1 khoản phải trả người bán nhưng đã lâu roi đơn vị bán không đòi nữa vì họ ở nước ngoài .Xếp tôi quyết định xử lý .Tôi định hạch toán như thế này không biết có dúng không :
Nợ 721 (thu nhập bất thường)
có 331 (chi tiết khách hàng)
các bạn tư vấn cho tôi qui trình để xử lý bút toán này nhé . :thank
 
L

Lê Minh Khôi

Guest
Có bác nào biết chỉ giùm em với. Doanh nghiệp có lĩnh vực sản xuất kinh doanh là : du lịch, cho thuê xe ô tô. .. cho em biết quy định về xăng xe đối với mỗi loại ô tô ?
Địa chỉ Email của em : ngocluutru@yahoo.com
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA