Nhận Biết lỗi máy tính qua tiếng kêu của máy

  • Thread starter huynhsang
  • Ngày gửi
huynhsang

huynhsang

Trung cấp
13/4/08
105
1
0
Quỷ Môn Quan
Đã bao giờ bạn chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính? Nó chính là thông báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy. Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test). Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp. Nếu giải mã được những tiếng bíp này thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính. Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chíp xử lý đảm nhiệm nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví dụ, nếu chíp điều khiển bàn phím bị lỗi thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.
Bài này, tôi chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI. Rất tiếc, Award BIOS hiện nay có rất nhiều phiên bản và do nhà sản xuất bo mạch chủ hỗ trợ, do đó chúng bị thay đổi nhiều trước khi được tung ra thị trường. Vì vậy, Award BIOS không được đề cập tới trong bài này.
(POST là quá trình kiểm tra nội bộ máy được tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính. Là một bộ phận của BIOS, chương trình POST kiểm tra bộ vi xử lý đầu tiên, bằng cách cho nó chạy thử một vài thao tác đơn giản. Sau đó POST đọc bộ nhớ CMOS RAM, trong đó lưu trữ thông tin về dung lượng bộ nhớ và kiểu loại các ổ đĩa dùng trong máy của bạn. Tiếp theo, POST ghi vào rồi đọc ra một số mẫu dữ liệu khác nhau đối với từng byte bộ nhớ (bạn có thể nhìn thấy các byte được đếm trên màn hình). Cuối cùng, POST tiến hành thông tin với từng thiết bị; bạn sẽ nhìn thấy các đèn báo ở bàn phím và ổ đĩa nhấp nháy và máy in được reset chẳng hạn. BIOS sẽ tiếp tục kiểm thử các phần cứng rồi xét qua ổ đĩa A đối với DOS; nếu ổ đĩa A không tìm thấy, nó chuyển qua xem xét ổ đĩa C).:mrstraetz

Mô Tả Mã Lỗi Chẩn Đoán Post Của Bios Ami
1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, đó là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chíp trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.

2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.

5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.

6 tiếng bíp ngắn: Chíp trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.

8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chíp nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.

9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.

10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.

11 tiếng bíp ngắn: Chíp bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.
1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác
1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.

Bios Phoenix
Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loạt được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

Mô Tả Mã Lỗi Chẩn Đoán Post Của Bios Phoenix
1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-4: BIOS cần phải thay.
1-2-1: Chíp đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-2: Xem lại RAM.
2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vấn đề.
3-1-_: Một trong những chíp gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.
3-2-4: Chíp kiểm tra bàn phím bị hỏng.
3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình oặc thử với card khác.
3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
4-2-1: Một chíp trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
4-2-3: Tương tự như 4-2-2.
4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-2: Xem 4-3-1.
4-3-3: Xem 4-3-1.
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.
4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
1-1-2: Mainboard có vấn đề.
1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard
:mrstraetz
 
  • Haha
Reactions: SA_DQ
Khóa học Quản trị dòng tiền
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,076
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Theo tui, nếu nó kêu 1 tiếng bíp hoặc không kêu gì cả (có loại main không có loa trên main và thợ lắp máy không gắn dây loa trên case) và máy khởi động bình thường thì mọi chuyện "có thể" tốt đẹp.

Nếu nó khởi động được nhưng có nhiều tiếp bíp khác thường hoặc không khởi động được thì bạn đừng chẩn đoán làm gì cho mệt, alo cho dịch vụ đi :015:
 
FBI

FBI

*[Đẹp trai nhất web]*
2/7/08
274
5
18
Biết làm gì
Mấy lỗi này chủ yếu là do Ram và Main.

Sao ko đọc và thử để đỡ tốn vài chục K
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,076
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Sao ko đọc và thử để đỡ tốn vài chục K
Đa số kế toán là nữ, mà nữ thì ít ai thích nghịch đến máy móc.

Nếu là nam cũng vậy thôi à, cùng lắm thì tháo những gì tháo được ra chùi chùi rồi lắp vào, không được nữa thì cũng chịu. Cho dù chẩn đoán ra bệnh là do hỏng cái gì thì cũng phải gọi thợ mà. Mình chỉ có thể lau bụi mà thôi :015:
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,076
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Kinh nghiệm của tui là:

- Nếu bật lên mà màn hình đen thui không chút biểu hiện gì <--- Card hình lỏng, khe cắm card hình bẩn hoặc card hình lên đường rồi. Nếu card hình onboard thì coi như thay cái main. Nếu card hình onboard có hỗ trợ cổng vga thì mua card hình khác gắn vô và đóng cổng onboard lại.

- Nếu bật lên mà nó kêu bít bíp bíp ............. thiệt dài thì ram lỏng hoặc ram có vấn đề.

- Nếu bật lên mà nó kêu theo chu kỳ bíp... bíp bíp - bíp... bíp bíp lặp đi lặp lại thì là các card gắn trên PCI bị lỏng hoặc có vấn đề, đa số main hiện nay onboard đủ thứ nên hiếm khi dùng đến card PCI nên ít máy bị bệnh này lắm.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Thế mỗi lần máy tính chạy 1 phần mềm nào đó nặng nặng thì máy nó rú lên, nếu để rú lâu quá thì máy tắt phụt đi. Vậy lỗi đó là lỗi phần gì và sửa chữa thế nào?

Mình phỏng đoán là do quạt, khi máy chạy nặng thì CPU nóng --> quạt hoạt động nhưng ko đủ mát dẫn tới treo máy. Ko biết phỏng đoán đó có đúng ko.
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,076
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Thế mỗi lần máy tính chạy 1 phần mềm nào đó nặng nặng thì máy nó rú lên, nếu để rú lâu quá thì máy tắt phụt đi. Vậy lỗi đó là lỗi phần gì và sửa chữa thế nào?
Máy phát tiếng kêu liên tục kéo dài thông thường là do CPU quá nóng. Máy tắt đột ngột (và thường tự khởi động lại) thường thì do RAM.

Mình phỏng đoán là do quạt, khi máy chạy nặng thì CPU nóng --> quạt hoạt động nhưng ko đủ mát dẫn tới treo máy. Ko biết phỏng đoán đó có đúng ko.
Kiểm tra hệ thống tản nhiệt CPU: làm vệ sinh cục tản nhiệt, kiểm tra lớp silicon dẫn nhiệt trên mặt CPU, kiểm tra quạt CPU.

CPU nóng thì loa trên main réo tiếng dài (réo hay không là do set trong CMOS), để lâu dẫn đến treo máy nếu quá nóng. Anh muốn thử xem có đúng là do phần mềm quá nặng làm CPU nóng hay không thì có thể thử bằng cách là anh rút hẳn dây cấp nguồn cho quạt CPU ra khỏi main, khởi động windows và chạy các ứng dụng thông thường (đừng chạy pm kia) xem bao lâu thì nó réo và có réo như vâỵ không. Chú ý trong CMOS có thể đang set chế độ báo động khi quạt không chạy.

Cũng hơi khó vì dòng CPU hiện nay ít tốn năng lượng hơn nên ít nóng, nhiều khi windows không đủ làm nóng CPU đến mức main báo động.

Nếu "chơi ngon" thì anh thử bằng case loại "xịn" chuyên dành cho dân chơi ép xung (OL) có bộ làm mát CPU bằng nước (như xe hơi) :036:

Mà phần mềm nào "ghê" như vậy thì làm sao mà dùng, phải đổi phần mềm mới đúng :wall:
 
Sửa lần cuối:
huynhsang

huynhsang

Trung cấp
13/4/08
105
1
0
Quỷ Môn Quan
- Nếu là quạt CPU thì không vấn đề gì ,khi CPU nóng quá ,nó sẽ phát cảm biến để điều khiển cho quạt tăng tốc độ làm cho CPU được mát hơn ,khi bình thường thì nó lại thôi .quạt hệ thống nếu có đồng hồ điện tử và cảm biến thì cũng thế nhé .còn không phải thì bạn tra RP7 vào là ok .
- Cái này gọi là Qfan nếu dùng main asus, nó có chế độ optimal trong bios hoặc trong chương trình kèm theo đĩa nó sẽ điều tiết thông minh cho tốc độ của quạt chip, khi phải xử lý nhiều công việc CPU nóng và quạt sẽ chạy nhanhn hơn, khi bình thường thì nó sẽ chỉ giữ tốc độ quạt khoảng 1900-2200 vòng/phút, khi cao điểm nó lên 3800 vòng đấy là minh dùng quạt Asus còn dùng cho quạt intel thì không như thế, vì không áp dụng được tính năng đó cho quạt intel trên main asus, chắc do quạt tray
 
B

binhkt123

Cao cấp
16/5/09
282
0
16
Huế
Đã bao giờ bạn chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính? Nó chính là thông báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy. Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test). Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp. Nếu giải mã được những tiếng bíp này thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính. Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chíp xử lý đảm nhiệm nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví dụ, nếu chíp điều khiển bàn phím bị lỗi thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.
Bài này, tôi chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI. Rất tiếc, Award BIOS hiện nay có rất nhiều phiên bản và do nhà sản xuất bo mạch chủ hỗ trợ, do đó chúng bị thay đổi nhiều trước khi được tung ra thị trường. Vì vậy, Award BIOS không được đề cập tới trong bài này.
(POST là quá trình kiểm tra nội bộ máy được tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính. Là một bộ phận của BIOS, chương trình POST kiểm tra bộ vi xử lý đầu tiên, bằng cách cho nó chạy thử một vài thao tác đơn giản. Sau đó POST đọc bộ nhớ CMOS RAM, trong đó lưu trữ thông tin về dung lượng bộ nhớ và kiểu loại các ổ đĩa dùng trong máy của bạn. Tiếp theo, POST ghi vào rồi đọc ra một số mẫu dữ liệu khác nhau đối với từng byte bộ nhớ (bạn có thể nhìn thấy các byte được đếm trên màn hình). Cuối cùng, POST tiến hành thông tin với từng thiết bị; bạn sẽ nhìn thấy các đèn báo ở bàn phím và ổ đĩa nhấp nháy và máy in được reset chẳng hạn. BIOS sẽ tiếp tục kiểm thử các phần cứng rồi xét qua ổ đĩa A đối với DOS; nếu ổ đĩa A không tìm thấy, nó chuyển qua xem xét ổ đĩa C).:mrstraetz

Mô Tả Mã Lỗi Chẩn Đoán Post Của Bios Ami
1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, đó là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chíp trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.

2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.

5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.

6 tiếng bíp ngắn: Chíp trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.

8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chíp nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.

9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.

10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.

11 tiếng bíp ngắn: Chíp bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.
1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác
1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.

Bios Phoenix
Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loạt được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

Mô Tả Mã Lỗi Chẩn Đoán Post Của Bios Phoenix
1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-4: BIOS cần phải thay.
1-2-1: Chíp đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-2: Xem lại RAM.
2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vấn đề.
3-1-_: Một trong những chíp gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.
3-2-4: Chíp kiểm tra bàn phím bị hỏng.
3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình oặc thử với card khác.
3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
4-2-1: Một chíp trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
4-2-3: Tương tự như 4-2-2.
4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-2: Xem 4-3-1.
4-3-3: Xem 4-3-1.
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.
4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
1-1-2: Mainboard có vấn đề.
1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard
:mrstraetz

Đó là những vấn đề thường gặp thôi chứ nhiêu khi ram lỗi bật máy lên chả thấy có tiếng bip nào luôn
 
Hảibp

Hảibp

Sơ cấp
22/5/20
2
0
1
35
Tôi nghĩ bạn cần đi học thêm khóa sữa chữa máy tính đi rồi hãy về làm việc bạn ạ. bạn nên biết khi con ram của bạn bị lỗi mà gắn vào bật máy lên nó ko kêu thì chỉ có 2 trường hợp . là máy bạn ko thể vào dc win màn hình cứ nằm đen xì + cái lap hay pc của bạn quá nát ( nát đến độ ko có cả mấy cái loa mini trên vỏ case ) :) :)
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Đó là những vấn đề thường gặp thôi chứ nhiêu khi ram lỗi bật máy lên chả thấy có tiếng bip nào luôn

bạn này thật "giỏi" tin học, khi bị hư một hệ thống nào trong máy tính thì máy tính sẽ tự động phát tín hiệu là tiếng kêu bip
còn không có tín hiệu nào chắc là hư nguồn luôn quá
 
Hảibp

Hảibp

Sơ cấp
22/5/20
2
0
1
35
Tôi nghĩ bạn cần đi học thêm khóa sữa chữa máy tính đi rồi hãy về làm việc bạn ạ. bạn nên biết khi con ram của bạn bị lỗi mà gắn vào bật máy lên nó ko kêu thì chỉ có 2 trường hợp . là máy bạn ko thể vào dc win màn hình cứ nằm đen xì + cái lap hay pc của bạn quá nát ( nát đến độ ko có cả mấy cái loa mini trên vỏ case ) :) :)
 
V

vemientay

Guest
12/6/15
11
0
1
34
Ủa,có lúc em tắt laptop có tiếng ru ngủ không biết lap e bệnh gì rồi . huhu
 
T

thienbinhtan

Guest
Laptop mình thì khi tải office 10 về, thì cứ kêu cạch cạch như đang mở chương trình gì đó. Cứ khoảng 1 tiếng lại kêu, không biết bị gì nữa, huhu... giúp mình với.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA